Trang chủ --> Tin cộng đồng --> Bàn "chuyện ấy" của teen khiếm thính
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Bàn "chuyện ấy" của teen khiếm thính

Lần đầu tiên tại Việt Nam, 160 học sinh khiếm thính trường THCS Xã Đàn (Hà Nội) dùng ngôn ngữ cử chỉ để thảo luận về tình dục, sức khỏe sinh sản.

Đây là kết quả của dự án giáo dục sức khỏe sinh sản và tình dục bằng ngôn ngữ cử chỉ - dự án được giải thưởng Ngân hàng Thế giới toàn cầu năm 2007. Dự án nhằm vào đối tượng học sinh khuyết tật tuổi vị thành niên, được thí điểm đầu tiên tại trường THCS Xã Đàn từ tháng 4/2007 đến tháng 3/2009. Trường Xã Đàn có 400 học sinh, trong đó có tới 60 học sinh khiếm thính, 35 giáo viên có khả năng sử dụng ngôn ngữ khiếm thính. Theo khảo sát ban đầu, không ít học sinh khiếm thính tuổi vị thành niên bị hàng xóm, người lạ sờ mó, lạm dụng tình dục nhưng không thể chia sẻ với bố mẹ, thầy cô. Đề án nhằm giúp các em biết về sức khỏe tình dục, tự tin nói về tình dục và bảo vệ bản thân khi bị xâm hại. Nguyễn Trà My, 15 tuổi, học sinh trường THCS Xã Đàn dùng tay diễn giải được 500 từ liên quan chuyện tình dục, sức khỏe giới tính, cảm xúc yêu đương… một cách tự tin. Trà My dùng ngón trỏ và ngón cái bàn tay chấm lên mặt nhiều lần, những người bạn đồng cảnh hiểu My nói về chuyện dậy thì. Còn nếu cần đến que thử thai thì bàn tay phải nắm lại, ngón trỏ và ngón cái duỗi thẳng để trước ngực rồi hạ xuống dưới. Khi đã yêu và muốn hôn ai đó thì thể hiện hai bàn tay chụm lại, các đầu ngón tay chạm vào nhau để trước ngực… Trà My sinh ra trong gia đình có bố mẹ và anh trai đều khỏe mạnh. Chỉ Trà My bị khiếm thính. Trong cuộc sống thường ngày, muốn chia sẻ điều bình dị nhất với bố, mẹ cũng đã khó khăn, chia sẻ chuyện liên quan sức khỏe sinh sản càng khó hơn. Kỷ niệm đáng nhớ nhất đối với My là năm 13 tuổi, lần đầu em có kinh nguyệt. Sợ hãi chui vào phòng ngồi khóc thì mẹ My cũng chỉ cố gắng diễn giải: “Con gái lớn, chuyện đó là bình thường”. Sau đó, em cũng chẳng dám chia sẻ với ai hay hỏi mẹ thêm về chuyện đó, vì không biết dùng cử chỉ nào để diễn đạt cho mẹ hiểu - Trà My diễn giải. Nguyễn Tuấn Huy (17 tuổi) học lớp 8, trường THCS Xã Đàn bày tỏ về khá sinh động. Thầy Đỗ Minh Tiến - giáo viên trường THCS Xã Đàn, người trực tiếp đưa dự án về với các em cho biết: Khó khăn lớn nhất với các em khiếm thính là tâm lý ngại ngùng, thậm chí từ chối tiếp nhận đề tài tình dục khi thầy cô đề cập. Vì thế, qua hai năm dự án về với trường bằng hình thức học trực tiếp trên lớp và ngoại khóa thông qua các trò chơi, 160 học sinh khiếm thính đã trau dồi thêm vốn ngôn ngữ cử chỉ về sức khỏe sinh sản, tình dục. Theo thầy Tiến, những giờ học về sức khỏe sinh sản của các em được thông qua trò chơi. Từng lớp là chia nhỏ ra các nhóm, sau đó dùng vật dụng nhỏ như tăm, bóng bay…yêu cầu học sinh phải chuyền bằng vai, bằng đầu thậm chí bằng môi nhằm tạo sự gần gũi. Những động chạm cơ thể đầu tiên khiến các em ngại ngùng nhất định rồi quen dần. Khi có độ thân thiết, thầy cô và cán bộ dự án nói về tình dục một cách cởi mở và được các em hưởng ứng. Vấn đề học sinh khiếm thính gặp phải là khi về nhà, bố mẹ, người nhà không biết nhiều về ngôn ngữ khiếm thính nên khó chia sẻ. Nắm bắt được điều đó, dự án này đã mời phụ huynh đến tập huấn, truyền đạt kinh nghiệm để chia sẻ với con. Nguyễn Trà My, Phạm Duy Thiện - những học sinh tham gia tích cực dự án đều khẳng định mình tự tin khi đề cập chuyện đó với bạn bè ở lớp cũng như bố mẹ ở nhà. Riêng Trà My còn chỉ cho anh trai năm nay 21 tuổi về ngôn ngữ tình dục để hai anh em có thể chia sẻ những điều không thể nói với mẹ. Đánh giá kết quả dự án, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hải Thượng - quản lý dự án cho biết: Trong quá trình thực hiện dự án đã tiến hành nghiên cứu về kiến thức, thái độ, hành vi của trẻ khiếm thính tại bảy tỉnh cho kết quả khác biệt so với trường THCS Xã Đàn. Lấy 289 học sinh khiếm thính từ sáu trường câm điếc trong đó có 147 nữ và 151 nam tiến hành phương pháp điền câu hỏi và thảo luận nhóm, cho kết quả: Có 30,5 phần trăm học sinh đồng ý quan hệ tình dục, thì trường Xã Đàn có tới 37,5 phần trăm nhưng chỉ có 68,8 phần trăm học sinh trong nhóm sáu trường có trách nhiệm đối với việc phòng tránh thai, trong khi trường Xã Đàn có tới 75 phần trăm biết cách phòng tránh thai. Có tới 35,5% phần trăm học sinh trường Xã Đàn sử dụng bao cao su đúng cách, nhóm sáu trường chỉ có 18,5 phần trăm biết sử dụng bao cao su đúng cách.

Theo Tienphong

Lượt xem : 11973 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo