Trang chủ --> Tin cộng đồng --> Sức mạnh của mặt trời
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Sức mạnh của mặt trời

“Loài chim biết bay trong khi loài người lại không biết - Như vậy so với loài chim, loài người khiếm khuyết ở điểm này. Hầu hết mọi người đều nhìn thấy, chúng tôi thì lại không - như vậy so với họ, chúng tôi là người khuyết tật. Nếu suy nghĩ theo cách đó, mọi sinh vật đều có khuyết tật của mình. Song, điều đó thật sự chẳng có ý nghĩa gì nếu chúng ta đều quyết tâm nỗ lực cho những điều mình mong muốn”

Gặp Nyima Wangdue trong một buổi diễn thuyết, tôi thực sự ấn tượng với những câu nói của anh: “Loài chim biết bay trong khi loài người lại không biết - Như vậy so với loài chim, loài người khiếm khuyết ở điểm này. Hầu hết mọi người đều nhìn thấy, chúng tôi thì lại không - như vậy so với họ, chúng tôi là người khuyết tật. Nếu suy nghĩ theo cách đó, mọi sinh vật đều có khuyết tật của mình. Song, điều đó thật sự chẳng có ý nghĩa gì nếu chúng ta đều quyết tâm nỗ lực cho những điều mình mong muốn”. Thật vậy, khuyết tật đã không thể ngăn cản ý chí, niềm lạc quan và những bước tiến của anh trên chặng đường phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội.

          Nyima Wangdue sinh năm 1988 tại một thị trấn thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Khi mới chỉ 3 tháng tuổi, Nyima đã bị mất đi nguồn ánh sáng của đôi mắt. Sau đó, bố qua đời mẹ Nyima đã lấy một người chồng khác, để lại em và người chị gái sống với bà. Mặc dù bà rất yêu thương hai chị em, song những quan niệm lạc hậu về người khuyết tật vẫn còn đè nặng trong tâm trí của những người dân nơi đây họ cho rằng: những người bị khuyết tật là do hậu quả của những điều tội lỗi từ kiếp trước. Bởi vậy, Nyima đã trải qua những ngày thơ ấu thật buồn tủi, khó khăn.

Năm Nyima  13 tuổi, mẹ cậu bé đã trở về và đưa cậu đi chữa bệnh ở Lahasa, thủ phủ khu tự trị Tây Tạng nhưng tất cả đều vô hiệu. Tuy không tìm lại được ánh sáng của đôi mắt nhưng Nyima may mắn được gặp một bác sĩ người Mĩ và ông đã giới thiệu em đến trung tâm mang tên “Chữ Braille không biên giới” (Braille Without Border). Đây là Trung tâm dành cho người mù đầu tiên ở Tây Tạng do Sabriye Tenberken -  một cô gái khiếm thị người Đức giàu nghị lực và Paul Kronenberg - một người nhân hậu đến từ Hà Lan xây dựng. Ngoài việc dạy các môn học bình thường như: Toán, Văn, Tiếng Tây Tạng, Trung Quốc, Tiếng Anh…, Trung tâm còn dạy các môn hướng nghiệp như Massage, dệt, nấu ăn… Từ đây, cuộc đời của Nyima đã có sự đổi thay. Cậu đã tạo dựng được niềm tin, nghị lực phi thường và luôn cần mẫn trong học tập cũng như các công việc khác. Nyima luôn dành kết quả xuất sắc, được những người quản lí, thầy cô, bạn bè yêu mến. Bởi vậy, Nyima đã được lựa chọn cử sang Ấn Độ tham gia khóa đào tạo về Kĩ năng lãnh đạo – một phần tiếp theo của dự án Chữ Braille không biên giới. Kết thúc khóa học trở về, Nyima đã được bổ nhiệm là người quản lí Trung tâm ở Tây Tạng. Trong quá trình công tác, Nyima còn được tham gia nhiều khóa học và chương trình hội nghị, hội thảo ở nước ngoài. Nhờ vậy, dù còn trẻ, anh đã có vốn kiến thức rộng và nhiều kinh nghiệm trong công việc của mình.

Nyima là một người khiếm thị mạnh mẽ và tràn đầy lạc quan. Anh nói: “Nếu có cơ hội để tôi nhìn thấy lại ánh sáng, tôi nghĩ rằng không cần thiết vì như vậy, tôi sẽ phải thay đổi tất cả mọi thứ” trong cuộc sống. Điều quan trọng là tôi không cần ánh sáng của đôi mắt để có cách nhìn đúng đắn về thế giới và giá trị của bản thân. Không có gì là không thể, dù cho chúng tôi là người khuyết tật”. Nyima có cách riêng để đánh giá và cảm nhận cái đẹp. “Khi mọi người đọc tiểu thuyết, mọi người sẽ hình dung cảnh vật qua từng từ ngữ. Tôi cũng sử dụng trí tưởng tượng của mình để hình dung về mọi người, dĩ nhiên là không chỉ dựa vào giọng nói của họ mà là tất cả những suy nghĩ của tôi về người đó. Khi tôi cho rằng một cô gái là đẹp thì cô ấy sẽ đẹp một cách toàn diện theo cách nghĩ của tôi.”

          Nyima thích đi diễn thuyết ở nhiều nơi để bày tỏ ý kiến của mình với các đối tượng khác nhau. Anh đã khiến mọi người hiểu rõ hơn khả năng và nhu cầu của những người khiếm thị. Theo anh, người khiếm thị không muốn được đối xử chỉ bằng sự thông cảm, lòng thương hại và sự bảo bọc quá mức  mà mong muốn được đối xử bình đẳng như những người bình thường. Chính người bà đã nuôi nấng Nyima trong những ngày thơ ấu đã dạy anh rằng: Tình yêu thương và sự đối xử công bằng dành cho tất cả mọi người sẽ tránh được sự hiểu lầm và khiến mọi người luôn xích lại gần nhau. Nyima đã đem tình yêu thương dành cho các em khiếm thị và nỗ lực hết mình để các em có được cơ hội bình đẳng, hòa nhập. Đến nay, hàng trăm học viên tốt nghiệp từ Trung tâm đã trở thành người quản lí, nhân viên của các cơ sở massage, cửa hiệu, nhà hàng… và đã có một người thành lập trường mẫu giáo ở thành phố Nhật Khách Tắc. Những kết quả đó là nguồn động viên rất lớn đối với Nyima.

          Theo tiếng Tây Tạng, Nyima nghĩa là “mặt trời” còn Wangdeu nghĩa là “sức mạnh”. Giờ đây, Nyima cũng đang ngày ngày góp phần tạo nên ánh sáng để thắp lên niềm tin, nghị lực cho các em khiếm thị và những người đồng tật khác như cái tên đầy ý nghĩa của anh.   

Hà Anh

  

  Hoàng Kim (Theo HNM)

Lượt xem : 18627 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo