Trang chủ --> Tin cộng đồng --> Tẩm quất người mù: Cám dỗ trong nghề
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Tẩm quất người mù: Cám dỗ trong nghề

Nhiều người khiếm thị lên thành phố hành nghề tẩm quất kiếm sống. Nhờ vậy, họ có được cuộc sống ổn định, có thể tự nuôi sống bản thân. Song trong cái nghề phù hợp hàng đầu này cũng ẩn chứa không ít rủi ro mà người mù có thể gặp phải.

Rủi ro tiềm ẩn

Bị mù từ nhỏ, Đỗ Minh Tuấn (Yên Mỹ, Hưng Yên) được bố mẹ đưa lên Hà Nội học trường Nguyễn Đình Chiểu. Tốt nghiệp cấp 3, sau một thời gian, Tuấn tham gia lớp học tẩm quất mát xa miễn phí dành cho người mù ở Trung Kính trong thời gian 3 tháng. Vì muốn dành thời gian tham gia các hoạt động thiện nguyện chăm sóc các bệnh nhân có H ở bệnh viện Đống Đa Hà Nội nên Tuấn không vào làm cố định ở một trung tâm nào cả. Anh hành nghề tẩm quất tự do, khi nào có khách gọi sẽ đến tận nhà phục vụ.

DSC03532

Đỗ Minh Tuấn

Chia sẻ về nghề nghiệp, Tuấn cho biết: “Tôi làm nghề này cũng được khá lâu. Chủ yếu phục vụ khách quen thôi”. Thời gian mới bắt đầu công việc, Tuấn cũng gặp không ít khó khăn. Vì hoạt động tự do nên dù mắt tối vẫn phải tìm đến tận nhà khách để phục vụ. Nhiều khách hài lòng, tốt bụng còn thưởng thêm cho Tuấn chút tiền thù lao. “Nhưng cũng không ít khách hàng giở trò, phục vụ xong còn lớn tiếng quát mắng và đánh đập”, anh nói tiếp.

Những người bạn của Tuấn cùng làm trong nghề cũng không tránh khỏi những rủi ro như vậy. Nhiều khách uống rượu vào, đòi người khiếm thị tẩm quất. Khi làm xong lại quay sang đánh đập, lớn tiếng đuổi về và không hề thanh toán tiền công, dù chỉ một đồng tiền lẻ. Tẩm quất mất khoảng một tiếng đồng hồ, tay chân đã mỏi lại thêm đau ê ẩm vì những vết bầm tím trên người.

Khi tẩm quất, có những động tác phải nâng cả thân người của khách lên cao hoặc xoay người lại. Với những khách to béo, khá là vất vả để có thể thực hiện được điều này. Có những lần vì tẩm quất đúng bài bản cho khách mà người làm bị trẹo cả tay.

Với Hội người mù Việt Nam, tẩm quất là một trong những nghề mũi nhọn được các trung tâm đầu tư và chú trọng dạy nghề. Mỗi cơ sở tầm quất người mù thực sự sẽ được miễn thuế, tạo điều kiện trong thủ tục kinh doanh. Chính vì thế, nhiều cơ sở tẩm quất đã mượn danh người mù để kinh doanh trục lợi, làm ăn trá hình phi pháp, ảnh hưởng đến hình ảnh làm ăn chân chính của những người khiếm thị khác. Nhân viên tại các cơ sở này không ít lần bị quỵt lương, hoặc có khi phải thôi việc mà không rõ lí do là gì.

Ám ảnh trong nghề

Không chỉ bị các cơ sở trá hình lợi dụng khiếm khuyết của mình để kinh doanh, nhiều người mù hành nghề tẩm quất còn phải hoảng hồn vì những pha ngoài dự kiến trong nghề nghiệp. Khách đến sử dụng dịch vụ, đáng lẽ ra chỉ để tăng cường sức khỏe, thì nhiều người còn nảy sinh nhu cầu được thỏa mãn một cách không lành mạnh.

Duy Định, nhân viên tẩm quất mát xa ở Hai Bà Trưng vẫn không hết vẻ bàng hoàng khi nghĩ lại về những sự cố mình gặp phải: “Nhiều khách đến lúc đầu mình cũng tẩm quất bình thường thôi. Sau thấy khách vui vẻ hỏi chuyện hoàn cảnh gia đình, nên cũng cởi mở chia sẻ. Cuối cùng họ lộ rõ bản chất, dụ dỗ mình để thỏa mãn nhu cầu của họ. Mình kiên quyết phản đối và làm căng lên thì họ mới dừng.”

Nhiều người gặp phải trường hợp tệ hơn, khi khách dụ tiền không được quay sang dọa nạt. Những nữ thanh niên khiếm thị làm nghề tẩm quất lại càng gặp khó, hay bị khách quấy rối và dụ dỗ mọi đường.

Nghề nào cũng có mặt trái và khó khăn riêng, nhưng nghề tẩm quất đối với những người mù lại khó thêm một chút nữa. Nếu sáng mắt, họ có thể đoán trước và phản ứng kịp thời lại với những khách có hành động bất thường. Nhưng vì không thể nhìn thấy nên phản ứng cũng chậm. Những người khiếm thị làm nghề này mà bản lĩnh không cao, sẽ dễ bị cám dỗ và sa ngã trong cuộc sống.

“Nghề không xấu, nhưng nhân cách và suy nghĩ lệch lạc làm ảnh hưởng đến nghề. Chỉ cần làm ăn chân chính và kiếm sống bằng chính sức lao động của mình thì đã có được một cuộc đời ý nghĩa” – Đỗ Minh Tuấn chia sẻ”

Lương Lý

  

Lượt xem : 19701 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo