Trang chủ --> Xoa bóp --> GIÁC HƠI TRỊ BỆNH LẠC CHẨM (TỔN THƯƠNG CÁC TỔ CHỨC MỀM Ở VÙNG CỔ)
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

GIÁC HƠI TRỊ BỆNH LẠC CHẨM (TỔN THƯƠNG CÁC TỔ CHỨC MỀM Ở VÙNG CỔ)

 

(Thế giới matxa) - Thông thường các chứng đau cứng ở các cơ vùng cổ do các nguyên nhân như lao động quá sức, do chấn thương, thụ hàn dẫn đến, đều được gọi chung là “lạc chẩm”. Thông thường do nguyên nhân tư thế ngủ không đúng ở vùng đầu. Do vậy mới có tên gọi là “lạc chẩm”. Nhưng trên lâm sàng đa số người bệnh, hoàn toàn không phải đều phát sinh sau khi ngủ.

chấn thương, thụ hàn, thận hư đều có thể dẫn đến đau cứng cổ. Trường hợp nhẹ thì hai ba ngày sẽ khỏi, nặng thì cơn đau sẽ kéo dài, hoạt động có khó khăn rõ rệt, mấy tuần không khỏi, gây ảnh hưởng đến công việc, học hành và sinh hoạt hàng ngày.

           Biểu hiện lâm sàng

          Thường thấy đau ở vùng cổ và chung quanh bả vai, lưng trên, đau một bên. Ngoài ra còn đau ở các cơ do lao động quá sức mà lực căng tăng cao (thường thấy ở cơ xéo, cơ đầu ngực, các cơ hình quả trám); Gập duỗi quay cổ bị hạn chế, nghiêm trọng hơn là cổ không thể hoạt động. Có thể kèm theo các chứng đau đầu, căng đầu, mất ngủ, tình cảm phiền não.

          Phân biệt thành các chứng:

          - Chứng ngoại thương: Do lao động quá sức, tổn thương dẫn đến, bệnh phát gấp gáp, vùng cổ đau nhức, không thể hoạt động, đau một bên vai, lực căng của các cơ quan đó tăng lên.

          - Chứng phong hàn: Do bị lạnh hay ra mồ hôi trúng gió, triệu chứng có thể thấy là đau ở vùng cổ, vai và lưng, các cơ tại chỗ tê cứng, sợ lạnh, hoạt động của xương cổ bị hạn chế.

          - Chứng thận hư: Bình thường thể chất hư nhược, bệnh phát tương đối chậm, triệu chứng có thể thấy là cổ vai đau nhức, hoạt động bất lợi, kèm theo các triệu chứng khác như đau đầu, ù tai, đau lưng mỏi gối.

           *Trị liệu

          1. Phương pháp lưu quán

          - Bắt huyệt: Huyệt A thị, huyệt đại trùy, kiên trung du, kiên ngoại du.

          - Phối huyệt: Kiên tỉnh, phong trì, phong phủ.

          - Thao tác: Đặt người bệnh ngồi ngay ngắn, để lộ hoàn toàn vùng cổ và vai, dùng lọ giác hơi thủy tinh, lọ phụ áp (hay lọ giác hơi bằng điện) đặt lên các huyệt trên, giữ lọ khoảng 10 đến 15 phút, cho đến khi nào vùng da xuất hiện ứ huyệt thì thôi; Cách một ngày trị liệu 1 lần, 3 lần là một liệu trình.

          2. Phương pháp tẩu quán

          Đặt người bệnh ngồi ngay ngắn, để lộ hoàn toàn vùng cổ và vai, thoa lên vị trí đau ở cổ và vai một lớp dầu bôi trơn với liều lượng thích hợp, lựa chọn lọ giác hơi có kích cỡ hợp lý, dùng phương pháp nhá lửa đặt lọ lên các huyệt vị đau, sau đó men theo đường vận hành của các cơ đẩy lọ giác hơi đi tới đi lui trên vùng cổ, cho đến khi nào vùng da tại chỗ đau xuất hiện ứ huyết thì thôi.

          2. Phương pháp dược quán

          Tập hợp đủ các nguyên liệu: Ma hoàng, phòng phong, đu đủ, xuyên tiêu, tần giao, xuyên sơn giáp, nhũ hương, một dược, đơn quy mỗi loại 30 gam. Sau đó dùng khăn vải bọc lại, cho vào trong nồi, cho thêm 3.000 ml nước, sắc khoảng 30 phút rồi cho thuốc sắc lại. Cho lọ giác hơi bằng trúc vào trong nồi, nung khoảng từ 3 đến 5 phút, dùng nhiếp gắp lọ ra, vẩy sạch thuốc. Sau đó, ngay lập tức dùng khăn khô nắm miệng lọ lại, lau sạch nước thuốc bám ở miệng lọ, đợi nhiệt độ ở miệng lọ giảm xuống, để tránh cho người bệnh bị thương bỏng, đồng thời giữ cho nhiệt độ bên trong lọ không bị thoát đi. Sau đó lập tức đặt lọ lên các huyệt vị đã chọn trước (huyệt a thị), nhẹ nhàng đè lên khoảng 1 phút, cho đến khi lọ trúc hoàn toàn hít vào da. Giữ lọ khoảng từ 10 đến 20 phút, cho đến khi vùng da xuất hiện ứ huyệt thì thôi. Mỗi ngày (hay cách 1 ngày) trị liệu một lần.

         * Phụ chú

          - Dùng phương pháp giác hơi để chữa trị bệnh lạc chẩm có hiệu quả khá tốt, đối với người bệnh ở thời kỳ cấp tính. Thường thì sau từ 1 đến 3 lần giác hơi là sẽ khỏi.

          - Có thể phối hợp với các liệu pháp như châm cứu, massage, để đạt được hiệu quả trị liệu cao hơn.

          - Nên giữ ấm vùng cổ và tránh bị lạnh

          - Nếu cứ bệnh đi bệnh lại nhiều lần, thì cần phải đi chụp hình xương cổ, để có được chẩn đoán chính xác nhất.

 

Nguồn: Thế giới matxa

Lượt xem : 18606 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo