Trang chủ --> Gương sáng --> Tạo việc làm cho những người cùng cảnh ngộ
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Tạo việc làm cho những người cùng cảnh ngộ

Cạnh chân cầu Đình Trung (phía phường Mỹ Phú, thành phố Cao Lãnh) có cơ sở xoa bóp, massage người khiếm thị Thu Vân do vợ chồng anh Huỳnh Đông Xuân và chị Đặng Thị Vân làm chủ, đây là mái nhà chung cho gần 10 người khiếm thị mưu sinh.


Chị Đặng Thị Vân cùng con gái (bìa trái) và các nhân viên của cơ sở

Sinh năm 1972 ở xã Mỹ Ngãi, thành phố Cao Lãnh, chị Đặng Thị Vân có đôi mắt như người bình thường, tuy nhiên khi đến năm 3 tuổi, sau cơn bạo bệnh, chị Vân trở nên mù lòa. Bằng ý chí và nghị lực, chị Vân vẫn cố gắng tự lập và lao động kiếm thêm thu nhập bằng nghề đan thảm, đan lưới...

Năm 2006, nghe kể về nghề massage cho thu nhập ổn định, nên dù đi lại khó khăn nhưng chị Đặng Thị Vân vẫn quyết tâm đến Trường Trung học Y tế Đồng Nai học nghề xoa bóp, massage. Ròng rã 6 tháng học nghề, chị Vân ra trường và sau đó tham gia làm nhân viên cho cơ sở xoa bóp, massage do Hội Người mù thành phố Cao Lãnh tổ chức cho đến khi cơ sở này ngừng hoạt động vào đầu năm 2011.

Không thể để tay nghề mai một và không thể nhìn các bạn cùng cảnh ngộ bị thất nghiệp, chị Vân quyết định bàn bạc với chồng là anh Huỳnh Đông Xuân (cũng là người khiếm thị) gom góp vốn dành dụm được tìm địa điểm mở cơ sở xoa bóp, massage cho khách. Sau bao nỗ lực của vợ chồng chị, đến tháng 9/2011 cơ sở xoa bóp, massage người khiếm thị mang tên Thu Vân ra đời. Ngoài tạo việc làm cho vợ chồng chị, cơ sở còn tạo việc làm cho 5 lao động khác (gồm 4 người khiếm thị và 1 người bình thường).

Lúc đầu, do chưa có nhiều người biết nên cơ sở của vợ chồng chị Vân chưa có nhiều khách, nhưng bằng sự nhiệt tình và thái độ phục vụ khách ân cần, chu đáo, cơ sở xoa bóp, massage của chị Vân ngày càng thu hút khách hàng. Hiện trung bình mỗi ngày cơ sở xoa bóp, massage Thu Vân thu hút 15 khách hàng, có ngày gần 30 khách hàng đến xoa bóp, massage. Với lượng khách hàng như trên, trung bình mỗi lao động tại cơ sở có thu nhập từ 1,5 - 2 triệu đồng/tháng. So với những người bình thường thì mức thu nhập đó chẳng đáng là bao nhưng đối với người khiếm thị đó là mức thu nhập chấp nhận được.

Huỳnh Trọng Hữu (25 tuổi), người khiếm thị ngụ xã Mỹ Tân, thành phố Cao Lãnh đang làm việc tại cơ sở xoa bóp, massage Thu Vân cho biết: “Em làm việc từ khi cơ sở thành lập đến nay, chị Vân đối đãi rất tốt với mọi người nên ai cũng an tâm làm việc. Ở đây được bao cơm nên cuối tháng em cũng dành dụm được chút đỉnh tiền để phụ giúp gia đình”.

Những người khiếm thị làm việc tại cơ sở Thu Vân xem cơ sở là mái nhà ấm áp, đầy nghĩa tình. Chị Trần Thanh Hà (44 tuổi) ở xã Mỹ Trà, thành phố Cao Lãnh tâm sự: “Trước kia tôi làm ở Sài Gòn thu nhập cao hơn nhưng không vui và tình nghĩa như ở đây. Ở đây mọi người đối xử với nhau rất tốt”.

Phục vụ tận tình, chu đáo và tạo cảm giác thoải mái tinh thần cho khách hàng nên cơ sở xoa bóp, massage Thu Vân thu hút rất nhiều người. Anh Việt ở TP.Cao Lãnh cho biết: “Tôi thường đến cơ sở của chị Vân xoa bóp, massage. Ở đây nhân viên phục vụ rất chu đáo, mọi người ai cũng vui vẻ nên tôi rất thích”.

Chị Nguyễn Thị Tuyết Nhung - Chủ tịch Hội Người mù thành phố Cao Lãnh nhận xét: “Cơ sở của anh Xuân - chị Vân đã tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều anh chị em khiếm thị. Tôi mong cơ sở sẽ phát triển để có nhiều người khiếm thị có việc làm”.

Phú Thuận 

 

Hoàng Kim (theo báo Đồng Tháp)

Lượt xem : 24611 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo