Không được miệt thị, xúc phạm người lao động
– Phải nghiêm cấm việc miệt thị, xúc phạm danh dự
người lao động – ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) nhấn mạnh khi thảo luận tại tổ
về dự thảo luật Việc làm chiều 8/6.
“Luật đã quy định về việc xâm phạm thân thể, sức
khỏe người lao động, nhưng đây là lĩnh vực khác, không trùng với việc miệt thị,
xúc phạm”, bà Khánh nói.
ĐB Trần Dương Tuấn (Bến Tre) kiến nghị cấm cả việc
phân biệt đối xử về việc làm với người khuyết tật, người lao động có quá khứ
không hay như từng ở trung tâm cai nghiện, giáo dưỡng, ở tù…
ĐB Trần Thị Quốc Khánh (phải). Ảnh:
Lê Anh Dũng
Một số ĐB tỏ ý không hài lòng với dự thảo luật Việc
làm. ĐB Chu Sơn Hà (Hà Nội) thấy việc chuẩn bị chưa chu đáo, phạm vi dự luật quá
rộng, nội hàm chưa đầy đủ. Trong khi đó, ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) cho
rằng “tinh thần chung của dự luật chưa có gì đổi mới”.
“Bộ luật Hình sự và luật Bảo vệ bà mẹ trẻ em đều quy
định dưới 16 tuổi là trẻ em, dự luật này lại nói người lao động là người từ đủ
15 tuổi trở lên, không thống nhất, vênh nhau như vậy thì theo luật nào?” là điểm
“có vấn đề” đầu tiên do ông Chu Sơn Hà chỉ ra.
Thứ hai là dự luật chỉ tập trung vào Nhà nước mà
chưa đề cập đúng mức đến các thành tố khác trong thị trường lao động và trong
trách nhiệm tạo việc làm. “Không chỉ nhà nước mà bộ phận lớn chính là các doanh
nghiệp và bản thân người lao động”, ông Ngô Đức Mạnh (Bình Thuận) nói.
ĐB Mạnh cũng chỉ ra dự luật chưa gắn với việc đào
tạo nghề và kiến thức, biểu hiện là tình trạng ngày càng nhiều sinh viên ra
trường không tìm được việc làm hiện nay.
ĐB Đỗ Ngọc Niễn (Bình Thuận) chỉ ra: “Nhiều gia đình
khó khăn vẫn cố vay mượn cho con đi học, thế mà học xong về không xin được việc
làm”. Chỉ ra tuy nguyên nhân chính là kinh tế khó khăn, doanh nghiệp phá sản
nhiều, nhưng cũng có phần do trường ĐH, CĐ mở ra nhiều mà tuyển sinh không phù
hợp với nhu cầu thị trường, ông Niễn đề nghị quy định trong luật cả trách nhiệm
của nhà trường.
Về đào tạo nghề, ĐB Trịnh Ngọc Thạch (Hà Nội) lưu ý
nên có chính sách ưu tiên cho khu vực nông thôn, đặc biệt vùng nông thôn đang đô
thị hóa, nơi nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội trong thanh niên do nạn thất nghiệp.
Dự luật cũng chưa gắn thị trường lao động trong nước
với thị trường lao động nước ngoài, ĐB Ngô Đức Mạnh tiếp tục chỉ ra. Về điểm này,
ĐB Trần Thị Quốc Khánh nói: “Luật cần hướng ngoại, có quy định hỗ trợ người lao
động đi làm việc ở nước ngoài”.
“Nhà nước không làm được nhưng nhiều tổ chức cá nhân
đang làm, có thể họ làm chui, nhưng họ đang giàu lên thực sự”, bà Khánh chỉ ra.
Để tránh tình trạng nhiều trung tâm giới thiệu việc
làm và xuất khẩu lao động có sai phạm, lừa đảo người lao động, ĐB Nguyễn Thúy
Hoàn (Thái Bình) kiến nghị luật quy định một cơ quan chuyên ngành quản lý thống
nhất vấn đề này, không để phân tán trách nhiệm như hiện nay.
ĐB Hoàn cũng cho rằng chính sách bảo hiểm thất
nghiệp hiện còn nhiều bất cập về quy trình, thủ tục, chính sách chỉ trả còn rườm
rà, đồng thời còn những kẽ hở mà không phải không có hiện tượng người lao động
lợi dụng chính sách.
Theo ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM), luật cần hướng đến
xây dựng môi trường lao động có chất lượng, chứ không dừng lại ở việc mãi “chạy
theo” các chính sách hỗ trợ người lao động.
T. Chung – C.Quyên – T.Lâm – Ảnh: Lê Anh Dũng
Ý kiến độc giả
Các tin liên quan
- Để người khiếm thị bớt khổ!
- Vòng chung khảo liên hoan tin học dành cho người mù lần thứ nhất
- Nghề Tẩm quất người mù – Cơ sở pháp lý và cơ hội hòa nhập
- Hội người mù TP Hà Nội Khai mạc hội thảo “Dịch Vụ Tẩm Quất người mù - Thực trạng và giải pháp”
- NỘI DUNG THI LIÊN HOAN TIN HỌC DÀNH CHO NGƯỜI MÙ TOÀN QUỐC
- Thư mời tham dự hội thảo Dịch vụ Tẩm Quất người mù thực trạng và giải pháp
- HỘI NGƯỜI MÙ TỈNH BẾN TRE VỚI CÔNG TÁC DẠY NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
- HỘI NGƯỜI MÙ TỈNH BÌNH THUẬN VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY CHỮ, DẠY NGHỀ VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO HỘI VIÊN
- HỘI NGƯỜI MÙ TỈNH HẢI DƯƠNG VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC DẠY NGHỀ VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI MÙ
- HỘI NGƯỜI MÙ TP HỒ CHÍ MINH VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ CHO NGƯỜI MÙ VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TIỀN HOÀ NHẬP CHO THIẾU NIÊN MÙ
Ảnh & vi deo sự kiện
tin tức mới
-
Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
-
Doanh nhân khiếm thị tâm huyết / Chàng trai khiếm thị thành lập doanh nghiệp hỗ trợ nghề
-
Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
-
Giáo trình dạy học DDS – Điện sinh học
-
Ưu thế nổi bật của công nghệ DDS – Điện sinh học trong chữa bệnh và làm đẹp
tin tức xem nhiều
-
Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
-
Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
-
Dịch vụ đăng quảng cáo đặt Banner giá rẻ - Hiệu quả bất ngờ
-
Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
Ủng hộ từ thiện

Bình luận