Trang chủ --> Tin cộng đồng --> HTX tăm tre tình thương: tấm lòng với người khuyết tật
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

HTX tăm tre tình thương: tấm lòng với người khuyết tật

Dưới mái nhà xưởng nghèo nàn, trang thiết bị thô sơ, hình ảnh mọi người làm việc bình thản bên những túi tăm tre nhỏ bé, người mù thì làm công việc cho tăm vào túi nilon, người mắt sáng thì dán tem.
 

 

Khu nhà xưởng tuy nhỏ nhưng tiếng tăm vẫn lan rộng đến được với những người cơ nhỡ và khuyết tật. Hiện nay, những người đã được nhận vào làm ở HTX Tình Thương đều đã có việc làm đều đặn, thu thập bình quân ở mức khá, từ 800.000 đến 1.300.000.

Mái ấm tình thương

Là những người đầu tiên thành lập HTX Tình Thương, Ông Bùi Minh Thậm (Chủ tịch Hội người mù), ông Hà Hữu Vỵ (Chủ nhiệm HTX), ông Lê Hồng Mạnh (Trưởng phòng kinh doanh HTX) và những người tâm huyết khác luôn cố gắng hết mình, tìm hướng đi mới, tạo điều kiện, cơ hội để những người khó khăn tìm đến có việc làm ổn định, có thu nhập đủ sống. Được sự tạo điều kiện của Hội, của HTX ông Lê Hồng Mạnh đã cùng phòng kinh doanh mạnh dạn đứng ra ký kết hợp đồng vay vốn của ngân hàng. Mong mỏi của anh và Ban lãnh đạo HTX là mong những người mù, những người khuyết tật có thể tự nuôi sống bản thân mình để giảm bớt gánh nặng cho  xã hội, bớt đi những mặc cảm.

Dưới mái nhà xưởng nghèo nàn, trang thiết bị thô sơ, hình ảnh mọi người làm việc bình thản bên những túi tăm tre nhỏ bé, người mù thì làm công việc cho tăm vào túi nilon, người mắt sáng thì dán tem. Khu nhà xưởng tuy nhỏ nhưng tiếng tăm vẫn lan rộng đến được với những người cơ nhỡ và khuyết tật. Hiện nay, những người đã được nhận vào làm ở HTX Tình Thương đều đã có việc làm đều đặn, thu thập bình quân ở mức khá, từ 800.000 đến 1.300.000. Trong số những mảnh đời kém may mắm đó phải kể đến chị Kim Dung sinh năm 1976 là Chi hội trưởng phường Ngô Quyền, bị mù bẩm sinh do ảnh hưởng chất độc màu da cam, cuộc sống của chị đã từng là một chuỗi ngày u ám khi bên cạnh là sự thờ ơ và kỳ thị của xã hội. Nhưng khi biết có HTX tăm tre Tình Thương (32 Trần Hưng Đạo, phường Ngô Quyền, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) đã giúp đỡ và tạo việc làm cho những người khuyết tật, có hoàn cảnh như chị nên chị đã tìm đến. Giờ đây, chị đã là một nhân viên chính thức của HTX.  “Giờ tôi có thể tự nuôi sống bản thân”  -  chị Kim Dung tâm sự. Chị kể, chị cũng như mọi người ở đây luôn coi HTX chính là ngôi nhà thứ hai của mình.

 

 

Giống như chị Kim Dung, đã có rất nhiều người bị mù, câm, điếc, dị tật chân tay hay những thương binh, bệnh binh, những người có hoàn cảnh khó khăn ... đã tìm đến và được nhận vào làm việc tại HTX Tình Thương. HTX  là cơ sở chuyên làm tăm tre để bán cho người tiêu dùng và cung cấp cho các nhà hàng trên cả nước. Công việc đơn giản, rất phù hợp với những người không có tay nghề hay bị khuyết tật. 

Tình thương bị lợi dụng.

Bằng ý chí, nghị lực của mình, những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh khó khăn vẫn miệt mài bên những gói tăm tre, với họ, đấy, là công việc, là cuộc sống, là niềm hi vọng làm điều gì đó có ích cho bản thân, cho gia đình, cho xã hội. Từng giây phút làm việc, họ quên đi những khổ đau, những mất mát của cuộc đời. Và hơn hết, dù cuộc đời không cho họ được may mắn như bao người khác nhưng trong họ luôn chứa đựng lòng tự trọng, họ sống và làm việc bằng chính sức lực của mình, bằng chính khả năng của mình. Mỗi bó tăm mà họ làm ra đều là thành quả lao động chân chính.

 

 

Vậy mà, lợi dụng việc làm đầy ý nghĩa của HTX Tình Thương, gần đây nhiều người, nhiều cơ sở đã sản xuất tăm tre và mượn danh của HTX Tình Thương để đi chèo kéo khách hàng tại các địa điểm công cộng, gây ấn tượng không tốt của nhiều người về HTX. Những người bán còn tự xưng là người của HTX Tình Thương và trưng những bức ảnh thương tâm của nạn nhân chất độc da cam để thuyết trình về nỗi bất hạnh của những nạn nhân và kêu gọi lòng hảo tâm, mỗi gói tăm được bán với giá 5.000 thậm chí 20.000 tùy vào lòng hảo tâm của “Quý khách” trong khi đó giá bán một gói tăm ở đây chỉ có 3.000đồng... Trao đổi với chúng tôi, ông Hà Hữu Vỵ, chủ nhiệm HTX tăm tre Tình Thương cho biết: “Để bảo đảm đầu ra, HTX chúng tôi có cử một số người đi bán tăm nhưng chúng tôi yêu cầu phải có xác nhận của địa phương, không được bán ở bến tàu, bến xe, cổng bệnh viện, nơi công cộng, không được chèo kéo và bắt ép khách hàng mua tăm cao hơn giá quy định”. Hiện tại, đã có trên 25 cơ sở sản xuất tăm tre giả. Những sản phẩm tăm đó đều có chất lượng không tốt nhưng lại in nhãn mác là HTX Tình Thương. Điều đó đã làm ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu của HTX tăm tre Tình Thương, ảnh hưởng đến hình ảnh của người khuyết tật dẫn đến sản phẩm thật không thể tiêu thụ được, đời sống của xã viên càng khó khăn.

Ông Mạnh cũng chia sẻ: “Thật đáng buồn vì xã hội vẫn còn những người lợi dụng hoàn cảnh đáng thương của người khác, lợi dụng danh nghĩa của HTX Tình Thương để rao bán và hưởng lợi cá nhân. Những gói tăm sản xuất tại HTX Tình Thương tuy nhỏ bé, nó không chỉ là những sản phẩm đơn thuần, không chỉ là miếng cơm, manh áo mà còn là lòng tự trọng của người lao động chân chính. Họ đã quá thiệt thòi rồi, đừng lấy mất đi tất cả của họ.”

PV

 

 

 
 
 Hoàng kim (theo Báo Gia Đình Việt Nam)  
Lượt xem : 25771 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo