Trang chủ --> Gia đình --> Thời điểm giáo dục con trẻ tốt nhất (P 2)
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Thời điểm giáo dục con trẻ tốt nhất (P 2)

(Hoàng Kim) - Khi trẻ phân vân không biết làm như thế nào

 

            Trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày, đứa trẻ nào cũng đều gặp phải tình huống phải phân vân, không biết giải quyết thế nào, những lúc như thế này trẻ rất mong nhận được sự lý giải và giúp đỡ của người lớn để tìm ra đáp án của vấn đề. Đây chính là thời điểm để người mẹ giúp con giải quyết rắc rối.

            Một hôm, Khánh (lớp trưởng) từ trường về nhà với tâm trạng rất buồn phiền, cậu giam mình trong phòng, ngồi trước bàn học, luôn tay viết mấy chữ: “Thế này là thế nào”.

            Mẹ Khánh biết chuyện, không hỏi cậu mà kể cho cậu nghe việc hiểu nhầm giữa mình và đồng nghiệp. Khánh nghe xong ngạc nhiên hỏi mẹ: “Mẹ cũng gặp phải việc như thế à?”

            Tất nhiên rồi, sống trong tập thể, chuyện người khác hiểu nhầm mình hoặc bản thân mình hiểu nhầm người khác là bình thường”.

            “Vậy mẹ giải quyết vấn đề này thế nào?” – Khánh hỏi trong tâm trạng chờ đợi.

Trước tiên mẹ phải xác nhận việc làm của mình đúng hay không, nếu đúng thì sẽ tìm một cơ hội thích hợp để giải bày với đối phương, giải thích rõ cho họ hiểu; còn nếu sai thì phải tìm cơ hội để xin lỗi đối phương”

            Nghe xong, Khánh như hiểu ra, gật gật đầu, vui vẻ nói với mẹ: “Mẹ, cảm ơn mẹ, con biết phải làm thế nào rồi”.

            Khi trẻ cảm thấy phân vân về việc gì đó, người mẹ cần kịp thời nắm bắt tâm lý của trẻ để giúp trẻ những lý giải cần thiết, đây là cách dạy dỗ trẻ tốt nhất. Lúc này cho dù người mẹ có kể chuyện thực hay giảng giải đọc lí thì trẻ đều rất dễ tiếp thu. 

 Hình minh họa

Khi trẻ đạt thành tích

 

            Trong cuộc sống, có nhiều dịp trẻ đạt được thành tích tốt khiến tinh thần trở nên phấn chấn, tự tin hơn bình thường. Người mẹ hãy nắm bắt lấy cơ hội này để khẳng định, khích lệ, đặt ra cho trẻ một mục tiêu và yêu cầu mới, dẫn dắt trẻ tiếp tục phấn đấu, biến nhiệt tình nhất thời thành động lực lâu dài.

            Tuy nhiên, người mẹ cũng không nên xem nhẹ việc vì đạt được thành tích của trẻ mà trở nên tự mãn. “Kiêu ngạo là kẻ thù lớn nhất của thành công”, các bà mẹ tuyệt đối không được bỏ qua điều này. Nhiều đứa trẻ thường có thành tích học tập không ổn định cũng bởi do sự tự cao, tự mãn. Vì vậy, đồng thời với việc biểu dương trẻ, hãy cho trẻ hiểu được rằng: “Khiêm tốn giúp con người tiến bộ, kiêu ngạo làm cho con người bị tụt hậu”.

            Ngoài ra, khi trẻ làm việc tốt, các bà mẹ cần khẳng định và biểu dương trẻ ngay. Trẻ làm việc tốt thường là do vô thức, các bà mẹ phải hướng sự vô thức đó thành có ý thức, từng bước bồi dưỡng phẩm chất đạo đức tốt ở trẻ.

 

Khi trẻ mắc lỗi

 

Tự cổ chí kim, chúng ta có thể thấy, có rất nhiều bậc danh sĩ mắc lỗi lầm nhưng phương pháp xử trí của cha mẹ vào lúc đó đã có thể động sâu sắc tới họ, khích lệ họ trưởng thành. Ví dụ như câu chuyện Lênin làm vỡ bình hoa, thân mẫu đã dạy người phải làm một người trung thực.

            Wasington chặt đổ cây anh đào, cha dạy ông phải làm người sống có trách nhiệm.

            Thực tế đã chứng minh: “Quá trình trưởng thành của trẻ bao giờ gồm cả quá trình phạm sai lầm và sửa sai, mà khi trẻ phạm sai lầm là thời điểm thích hợp nhất để giáo dục. Bởi vì, qua việc mắc sai lầm trẻ mới được giảng giải một cách sâu sắc những đạo lý của cuộc sống.

            Vì vậy khi trẻ phạm sai lầm, điều lo ngại nhất không phải chính những khuyết điểm mà là việc trẻ không dám đối mặt với những sai lầm đó. Những lúc này, các bà mẹ hãy phân tích sai lầm cho trẻ, dạy trẻ học cách đối mặt với sự thật để cuối cùng đạt được mục đích sửa chữa sai lầm.

 

Khi trẻ được làm một người khách

 

            Lượng lớn không lễ phép, đã nhiều lần mẹ dạy cậu phải lễ phép với người lớn, nhưng cậu không chịu tiếp thu.

            Một lần, mẹ cậu đi dự tiệc cưới một người đồng nghiệp trong cơ quan Tan tiệc, bỗng cậu rất vui vẻ vẫy tay chào mọi người: “Tạm biệt cô chú”. Ai cũng khen cậu bé thật lễ phép, thậm chí còn nhắc con mình phải học theo bạn Lượng. Về nhà mẹ lượng đã rất khen ngợi Lượng và còn thưởng cho cậu một tập truyện tranh.

            Lượng kinh ngạc hỏi mẹ “Mẹ, tại sao truyện này con đã muốn mua từ lâu mà không được, sao bây giờ mẹ lại mua cho con?”.

            “Bởi vì hôm nay con rất lễ phép nên được thưởng. Các cô chú đã thưởng cho con bằng lời khen còn mẹ thưởng con bằng quà tặng”.

            “Cảm ơn mẹ!”. – Lượng hoan hô.

            “Lễ phép không những làm người khác vui lòng mà bản thân mình cũng nhận được một thứ gì đó, sau này con có muốn làm một đứa trẻ lễ phép không?”.

            Lượng nghe mẹ hỏi vậy liền gật đầu tỏ vẻ đồng ý.

            Nhiều đứa trẻ tỏ ra rất nghịch ngợm, ngỗ ngược khi được đưa đi chơi khiến người lớn phải mất mặc. Lúc này nếu mẹ mắng con ngay trước mặt mọi người thì không những trẻ sẽ không nghe mà thậm chí còn cố ý khóc to lên khiến người lớn rất khó xử. Vì vậy, muốn trẻ lễ phép, biết nghe lời, các bà mẹ nên có những dặn dò cần thiết những biểu hiện của trẻ. Lúc này cho dù là biểu dương hay trừng phạt đều gây ấn tượng sâu sắc cho trẻ.

 

Khi tiếp khách

 

            Bà mẹ tiếp khách là thời điểm tốt nhất để trẻ học lễ nghi tiếp khách và nhận quà.

            Mẹ phát hiện ra rằng cô con gái tám tuổi khi nhận quà từ người khác không hề biết nói lời cảm ơn: “Trang, con đã quên phải nói lời gì rồi?” – Mẹ nhắc. Trang vẫn chưa ý thức được mình nên nói gì, lúc đó mẹ cô bé đã lỡ lời: “Cảm ơn anh đã tặng quà cho cháu, tôi thay mặt cháu cảm ơn anh”.

            Trang nghe mẹ nói vậy, biết mình chưa lễ phép nên bẽn lẽn nói: “Cháu cảm ơn chú”, tiếp đó được mẹ ra hiệu, cô bé nói tiếp: “Chú ơi, chú có khát không, để cháu đi lấy cho chú một cốc nước lạnh nhé” – Nói xong cô bé nhanh nhẹn đi pha nước.

 

Khi trẻ có hứng thú với một việc nào đó

 

            Ngày thường các bà mẹ nên quan sát kỹ hành vi của con trẻ, khi phát hiện thấy trẻ có hứng thú với một việc gì cần kịp thời ủng hộ, động viên, khích lệ trẻ đúng lúc. Làm như vậy có thể kịp thời khơi dậy trí tuệ của trẻ, đồng thời dẫn dắt trẻ hướng đến thành công theo sự hứng thú.

 

Khi ăn cơm

 

            Rất nhiều bà mẹ do quá bận rộn nên không có thời gian chăm sóc con cái, chính vì thế bữa cơm là thời cơ tốt nhất để dạy dỗ con. Có đến bữa ăn là cha mẹ liền hỏi han nào là học hành, kết quả thi rồi nói đến những khuyết điểm của trẻ…thường làm trẻ nhăn nhó, khóc lóc khiến không khí bữa ăn trở nên vô cùng căng thẳng.

            Một nhà tâm lý học trẻ thơ đã chỉ ra rằng: “Giáo dục trong bữa ăn” thường gây áp lực tâm lí, khiến tâm trạng trẻ bị sa sút, tăng khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Tuy nhiên như vậy không có nghĩa là trong bữa ăn tuyệt đối không được giáo dục trẻ. Thực ra các bà mẹ có thể dạy trẻ bằng cách giúp trẻ nhận ra những món ăn ngon trên bàn, nói cho trẻ biết những món ăn này khi sống thì như thế nào, nấu chín thì như thế nào, đồng thời cho trẻ ghi nhớ tên của từng món ăn. Vừa ăn, vừa học con sẽ ăn ngon miệng hơn.

            Bàn ăn tuy nhỏ nhưng ý nghĩa chứa đựng trong đó lại rất lớn. Nếu các bậc cha mẹ tạo được bầu không khí ăn uống vui vẻ, thoải mái là đã xây được nhịp cầu kết nối giữa cha mẹ với con cái. Trong không khí vui vẻ, con trẻ có cơ hội để phát biểu những “Cao kiến và nói ra những suy nghĩ của mình, như vậy vừa có lợi cho việc phát triển khả năng biểu đạt ngôn ngữ, vừa giúp cha mẹ hiểu được thế giới nội tâm của con trẻ đồng thời kích thích tâm lý ăn uống vui vẻ.

 

Khi thầy cô giáo đến thăm nhà

 

            Đa số trẻ con đều sợ thầy cô giáo đến nhà và càng sợ hơn khi kể với thầy cô giáo về những việc làm của mình khi ở nhà. Vì vậy, các bà mẹ cần hiểu được tâm lý này ở trẻ, khi thầy cô giáo của con đến nhà hãy kể về những ưu điểm, đồng thời nói theo kiểu hi vọng…để gián tiếp thông báo cho thầy cô hiểu được những khuyết điểm của con mình.

 

Những thời điểm thích hợp trong cuộc sống hàng ngày

 

            Trong cuộc sống, có rất nhiều cơ hội để người mẹ tiến hành giáo dục trẻ như: Khi trẻ thần tượng một ai đó, khi trẻ gặp thất bại, khi trẻ thành công…Các mà mẹ nên nắm bắt những thời cơ này để tiến hành giáo dục trẻ, con trẻ trưởng thành rất nhanh.

            Dạy con quan trọng ở thời điểm, cơ hội. Để làm được điều này, các bà mẹ cần phải dụng tâm phát hiện, kiên trì chờ đợi, tự tạo ra thời cơ bằng trái tim khoan dung…Chỉ cần nắm đúng thời điểm, đúng phương pháp giáo dục thì không đứa trẻ nào khiến các bà mẹ phải thất vọng.

 

Nguồn: Hoàng Kim 

Lượt xem : 25304 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo