Trang chủ --> Gương sáng --> Lê Trọng Tuấn – viên ngọc quý của cát biển Sầm Sơn
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Lê Trọng Tuấn – viên ngọc quý của cát biển Sầm Sơn

Với cách làm sáng tạo của mình, Tuấn không chỉ góp phần tháo gỡ khó khăn cho nghề tẩm quất của những người khiếm thị, mà nó còn thể hiện tính nhân văn cao đẹp của người Việt.  

 

 
"Họ tên: Lê Trọng Tuấn
- Sinh ngày 19-5-2987.
- 12 năm học tại Sầm Sơn luôn đạt học lực giỏi và đứng đầu lớp.
- Bằng khen của trung ương hội người mù Việt Nam, giấy khen của hội bảo trợ các cấp của tỉnh Thanh Hóa.
- Kết hôn với một cô gái sáng mắt ở thành phố Hồ Chí Minh năm 2011, có một con gái tên là Thúy vi 9 tháng tuổi.
- Chính thức làm chủ tịch  hội người mù Sầm Sơn nhiệm kì 2011-2016.
 


Mỗi năm hè đến, chia tay một lớp học sinh khiếm thị, lòng tôi lại trĩu nặng với những câu hỏi: Xa rời mái trường rồi, các em sẽ làm gì đây? Tương lai của các em sẽ ra sao khi mà đón chờ các em ở phía trước là một cuộc mưu sinh đầy khốc liệt và trong đó, cơ hội việc làm để các em có thể lựa chọn là không nhiều?...

Năm nay cũng vậy, mang theo những trăn trở về công việc và tương lai của lớp học sinh khiếm thị mới ra trường, tôi theo Hội người mù Hoàng Mai xuống Sầm Sơn, nghỉ lại tại nhà nghỉ Bình Hà vào mấy ngày đầu tháng sáu.

Ấn tượng đầu tiên khắc vào trí tưởng tôi không phải là cái khoáng đạt, mát mẻ của biển khơi, càng không phải sự náo nhiệt của khách thập phương mà là tấm biển tẩm quất của Hội người mù Sầm Sơn được đặt ở cổng nhà hàng. Sự hiện hữu của tấm biển này  không đơn thuần chỉ là một lời mời gọi mà tôi còn đọc được trong đó tất cả sự năng động sáng tạo của con người và một hướng giải hay cho bài toán việc làm của những người khiếm thị.

Lê Trọng Tuấn, chủ tịch hội người mù Sầm Sơn, cho biết: “Hiện nay, cơ sở tẩm quất của hội có 12 giường với 11 nhân viên và một người quản lí sẵn sàng vào cuộc khi có khách yêu cầu. Số nhân viên dự định sẽ lên tới 15 người vào vụ cao điểm (cuối tháng 6 và tháng 7). Và mỗi ngày có trung bình khoảng 70 khách đến tẩm quất massage tại cơ sở, mà một nửa trong số đó là khách do các nhà nghỉ, khách sạn giới thiệu.” 

Lê Trọng Tuấn – viên ngọc quý của cát biển Sầm Sơn

Cơ sở tảm quất của hội người mù sầm Sơn

Anh còn cho biết thêm: Để có được kết quả như ngày hôm nay, cơ sở tẩm quất của hội đã phải trải qua một chặng đường vô cùng gian khổ. Năm 2001, học tập các cơ sở bạn, Hội người mù Sầm Sơn cử 3 nhân viên đi học massage tại Trung tâm dạy nghề của tỉnh Thanh hóa. Đó là thời điểm người dân Sầm Sơn còn rất nghèo, các dịch vụ nghỉ mát còn chưa phát triển. Nghề tẩm quất còn quá mới mẻ chưa có ai tin. Nhiều lúc anh em phải đấm không công hoặc với giá rất rẻ 2000 đồng. Thậm chí là nhiều khi đấm cả tiếng, tiếng rưỡi đồng hồ cật lực chỉ để đổi một gói mì tôm. Vất vả vô cùng nhưng anh em vẫn nỗ lực để gây thương hiệu. 

Sau đó, trong hai năm (2002, 2003)  Hội người mù Sầm Sơn vẫn tiếp tục cử thêm 2 hội viên nữa đi học nghề, trong khi số nhân viên cũ vẫn vừa massage vừa làm thêm nghề tăm để kiếm sống. Đến lúc này, với năm nhân viên, cộng với việc phát hiện ra một quy luật đó là vào dịp hè khách du lịch sẽ đến Sầm Sơn nghỉ mát rất đông, hội bắt đầu làm tấm biển nho nhỏ treo tại cơ sở; đồng thời đưa nhân viên xuống tận bãi C để làm.

Lê Trọng Tuấn – viên ngọc quý của cát biển Sầm Sơn

Nhân viên hội đang tẩm quất mát xa cho khách

Thời gian đầu, do thiếu kinh nghiệm, không tìm được nơi đặt phản phù hợp (có người chỉ cho các anh đặt ở sát mép cát phía sau nhà hàng) nên khách du lịch tưởng nhầm đó là phản nghỉ ngơi của nhân viên nhà hàng. Vì vậy, trong 15 ngày liên tiếp, anh em không” đấm” được khách nào. Hội phải bỏ tiền túi để hỗ trợ tiền ăn cho anh em. Sau đó, phát hiện ra vấn đề, anh em mua mấy chục mét giây kéo từ trên quán xuống sát mép nước. Phản vừa trải xong chừng 30 phút thì khách kéo đến ầm ầm. Từ đây, nghề massage của hội bắt đầu có sự khởi sắc.

Không dừng lại ở đó, bắt chước cách làm của những người sáng mắt, anh Tuấn nghĩ cách liên kết với các nhà nghỉ, khách sạn để đưa nhân viên đến đó tẩm quất hoặc nhờ họ giới thiệu khách du lịch đến cơ sở của hội. Ban đầu, các anh nhờ những chỗ quen biết như nhà nghỉ Bình Hà giúp đỡ, sau đó mới dần dần mở rộng thêm ra các khách sạn, nhà hàng khác.

Lê Trọng Tuấn – viên ngọc quý của cát biển Sầm Sơn

Ban đầu, anh Tuấn nhờ những chủ nhà nghỉ quen biết để tạo thêm mối làm việc cho hội viên

Song, công việc này không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Không ít chủ nhà nghỉ, khách sạn mới hôm nay vui vẻ đồng ý cho các anh đặt tờ rơi, card-visit ở bàn lễ tân đó nhưng hôm sau đến thì các thứ ấy đã bị dọn sạch sẽ từ bao giờ. Không nản lòng, anh Tuấn áp dụng chiến thuật mưa dầm thấm lâu, kiên trì thuyết phục, thậm chí quà cáp cho những người quản lí và nhân viên lễ tân để họ lưu tâm và giới thiệu khách đến cho mình.

Kết quả đạt được đã không phụ công sức của anh em. Hiện nay, các anh đã có quan hệ mật thiết với khoảng 12 nhà nghỉ, khách sạn trên địa bàn thị xã Sầm Sơn. Các nhà nghỉ, khách sạn này thường xuyên giới thiệu khách đến massage tại cơ sở tẩm quất của hội hoặc yêu cầu nhân viên đến phục phụ tại phòng khách sạn của mình cho khách thập phương có nhu cầu với giá 100.000 đồng/tiếng.

Nhờ có tay nghề vững cộng với thái độ phục vụ nhiệt tình, cơ sở massage của anh Tuấn rất được khách du lịch tín nhiệm. Hễ có dịp quay lại Sầm Sơn là họ gọi ngay cho các anh yêu cầu cho nhân viên đến phục vụ ngay. Thậm chí có những vị khách trước khi rời Sầm Sơn còn tranh thủ đến cơ sở để được anh em xoa bóp.

Không những thế, một vài khách sạn có phòng massage riêng cũng chủ động liên kết với các anh,  nhờ cung cấp nguồn nhân viên đến làm cho họ. Hơn ai hết, họ hiểu rằng liên kết với các anh họ  sẽ có nguồn thợ có tay nghề và thái độ phục vụ cao; từ đó góp phần nâng cao hiệu quả các dịch vụ của mình.

Lê Trọng Tuấn – viên ngọc quý của cát biển Sầm Sơn

Bác Ngặp nhân viên cơ sở massage đang làm cho khách tại nhà nghỉ Bình Hà.

Khoảng 9 giờ 30 tối, khi câu chuyện giữa chúng tôi đang sôi nổi thì di động của anh Tuấn đổ chuông liên hồi. Thì ra là điện thoại của khách sạn Lam Sơn yêu cầu nhân viên massage đến phục vụ khách tại phòng. 

Cuộc điện thoại kéo dài trong 3, 4 phút, anh Tuấn thanh minh với chúng tôi: “Khổ lắm anh chị ạ! Khách hàng họ cứ hỏi đi hỏi lại xem có đúng là cơ sở massage của hội người mù không. Nếu đúng thì họ mới làm.” anh Tuấn còn vui vẻ cho biết: “Sầm Sơn có khoảng 200 – 300 nhà nghỉ, khách sạn. Trong thời gian tới, chúng tôi dự định đặt quan hệ thân thiết với một nửa trong số đó; đồng thời xây dựng thêm phòng massage tại trụ sở của hội,  thu hút khoảng 20 nhân viên vào làm tại đây. 

Lê Trọng Tuấn – viên ngọc quý của cát biển Sầm Sơn

Vợ chồng anh Trọng Tuấn chị Thúy Vy và cô con gái Thúy An.

Chia tay Sầm Sơn, chia tay Lê Trọng Tuấn tôi cứ mãi ấn tượng về chàng trai hào hoa, đầy năng động sáng tạo này. Thiết nghĩ, cách làm của anh cùng những chủ nhà nghỉ, khách sạn nơi đây không chỉ góp phần tháo gỡ khó khăn cho nghề tẩm quất của những người khiếm thị, mà cao hơn nữa, nó còn thể hiện tính nhân văn cao đẹp của người Việt Nam. Vả chăng, cách làm này cũng là một gợi ý hay cho các cấp chính quyền, các doanh nghiệp, doanh nhân ở những tỉnh thành khác, đặc biệt là những tỉnh thành có ưu thế về lĩnh vực du lịch, trong việc quan tâm, tạo việc làm cho người khuyết tật.

Bởi không chỉ mong chờ sự giúp đỡ của cộng đồng mà cái người khuyết tật nói chung, người khiếm thị nói riêng mong chờ hơn cả là sự cảm thông, tạo điều kiện để họ có thể bước đi bằng đôi chân của mình. Bài viết này cũng xin gửi đến tất cả cán bộ hội người mù, đặc biệt là những bạn bè  khiếm thị có cơ sở massage: Đừng chỉ thụ động chờ người khác đến với mình! Bởi nếu bạn thực sự hành động và năng động thì một ngày kia, công sức của bạn sẽ được xã hội đón nhận và thừa nhận. 

 

Hoàng Kim (theo Tiin

Lượt xem : 41361 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo