Trang chủ --> Tin cộng đồng --> Dạy nghề cho người mù: Cách làm hay của Hải Phòng
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Dạy nghề cho người mù: Cách làm hay của Hải Phòng

Chủ tịch Hội người mù thành phố Hải Phòng Bùi Quang Tâm cho biết: Thuận lợi của thành phố chính là có trường chuyên biệt dạy văn hóa cho các em trong độ tuổi đi học. Do đó, việc đào tạo, dạy nghề của Hội tập trung cho đối tượng không trong độ tuổi đi học. Thời gian trước, kinh phí có hạn nên công việc này còn nhiều hạn chế. Song những năm trở lại đây hoạt động này diễn ra thường xuyên, đem lại cơ hội nghề cho người khuyết tật mắt.

Người mù ở Hải Phòng có thu nhập từ nghề làm tăm tre

Được sự giúp đỡ của T.Ư hội và UBND TP Hải Phòng, trong 5 năm qua, hội người mù TP Hải Phòng đã tổ chức được 9 lớp học nghề trong đó có 3 lớp học nghề xoa bóp, 3 lớp học tin học, 1 lớp trồng nấm và 2 lớp dạy nghề theo đề án 1956 với các nghề trồng hoa và mây tre đan.

Nắm bắt cơ chế thị trường, nhận thấy nghề xoa bóp bấm huyệt đang phát triển mạnh ở Hải Phòng, nên Hội đã mạnh dạn mở lớp cho hội viên đi học, ăn ở tại trung tâm. Do đó, hiện nay trong toàn hội có 28 cơ sở xoa bóp bấm huyệt do các cấp hội và hội viên thành lập, thu hút 189 người mù trong và ngoài hội tới làm việc với mức thu nhập trung bình 2.500.000 đồng/người/tháng. Doanh thu của các cơ sở xoa bóp bấm huyệt năm 2012 đạt gần 5 tỉ đồng. Riêng cơ sở của Thành hội mỗi tháng phục vụ khoảng 4.000 lượt khách đến xoa bóp chữa bệnh.

Dạy nghề, tạo công ăn việc làm ổn định cho người mù là mục tiêu quan trọng của Hội người mù Hải Phòng. Nhất là thời gian qua, thông qua ngân hàng chính sách, được vay vốn, nhiều hội viên mù được đi học nghề, vươn lên làm giàu ngay tại quê hương mình.

Chị Vũ Thị Hướng, huyện An Lão chia sẻ: “Tôi sinh ra đã kém may mắn. Cả 4 chị em trong gia đình đều bị mù, cuộc sống rất khó khăn. May mắn năm 2000, tôi được các cô chú trong Hội động viên tham gia sinh hoạt hội, tôi đã xóa được mặc cảm, sống hòa mình cùng cộng đồng, được tham gia tổ đóng gói tăm tre cùng với các hội viên khác. Nhưng thu nhập cũng chỉ đỡ đần phần nào cho gia đình.

Năm 2007, tôi được tham gia lớp học xoa bóp, bấm huyệt của Thành hội. Sau 4 tháng, học xong nhưng khi đó muốn mở cơ sở tại gia đình vẫn còn nhiều mặc cảm. Bởi người phụ nữ chỉ biết chạm đến cơ thể chồng, nay làm nghề này sợ bị bà con làng xóm dị nghị, nên thời gian đầu tôi rất lo. Nhưng được sự động viên của gia đình, người thân, với số vốn vay từ Hội là 10 triệu đồng, gia đình đã mở cơ sở xoa bóp, bấm huyệt, rồi tự truyền dạy nghề cho các chị em”. Cơ sở của chị đến nay đã tạo việc làm thường xuyên cho hội viên, có mức thu nhập 2 - 3 triệu/tháng. Ngày cao điểm có gần 20 khách tới cơ sở của chị để chữa bệnh.

Hoạt động của các cơ sở sản xuất tập trung trong những năm qua cũng được các cấp hội quan tâm, đã tạo điều kiện và môi trường làm việc cho nhiều hội viên trong những lúc nông nhàn với các nghề như: Làm hương, đan lát, làm chổi và đóng gói tăm... lao động tại các cơ sở tổ nhóm sản xuất tập trung nói trên đã có mức thu nhập trung bình khoảng 1.100.000 đồng/người/tháng.

Vì thế, đã xuất hiện nhiều cá nhân điển hình biết cách tổ chức sản xuất tạo việc làm cho bản thân và người thân trong gia đình như bà Vũ Thị Bính (huyện An Dương), bà Phạm Thị Hường (huyện Tiên Lãng), ông Phạm Hữu Bằng (quận Kiến An) và đặc biệt trường hợp ông Phạm Quang Thực (huyện Vĩnh Bảo) đã tổ chức được cơ sở xoa bóp bấm huyệt, tạo việc làm thường xuyên cho 5 người mù với mức thu nhập tương đối ổn định.

 

- Hàng năm, số hội viên trong độ tuổi lao động của toàn hội là 33,5%.

- Hội người mù thành phố đang quản lý 1 tỷ 410 triệu đồng triển khai cho 225 hội viên vay.

Việt Hoa 

 

Hoàng Kim (theo Báo Giáo dục và Thời đại online)
 

Lượt xem : 34286 Người đăng :

Bình luận

le van hoàng

Tôi khong phải người khiếm thị nhưng muốn tạo lập một cơ sở tẩm quất mát sa của Hội người mù thì có được không? và phải làm như thế nào?

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo