Trang chủ --> Gương sáng --> Nghị lực đến trường của cô bé khiếm thị
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Nghị lực đến trường của cô bé khiếm thị

Đôi mắt sáng và rạng ngời, gặp em Nguyễn Thị Hoài, chẳng ai nghĩ cô bé có đôi mắt đẹp như thế lại khiếm thị. Điều nổi bật ở em chính là nghị lực vượt lên hoàn cảnh khó khăn để học tập đạt kết quả tốt khiến bạn bè, thầy cô khâm phục.

Ước mơ con chữ và nghị lực đến trường

Khi sinh ra, cô bé Nguyễn Thị Hoài (hiện học lớp 8A Trường THCS Thư Thọ, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) nhìn cuộc sống bằng thứ ánh sáng nhờ nhợ chẳng rõ hình, rõ dạng. Khi em lớn lên, thì cái ánh sáng để nhìn mọi vật càng xám xịt hơn… Khi Hoài 3 tuổi, bố mẹ em lọ mọ đi vay mượn với hy vọng đứa con không chịu cảnh tối tăm nhưng vô vọng. Bác sĩ kết luận em bị “hủy võng mạc bẩm sinh”, và từ đó người ta gọi em là cô bé mù.

Cô bé mù Nguyễn Thị Hoài lớn lên với sự mặc cảm tự ti, người bạn của em chính là 2 người anh trai thường động viên mỗi khi Hoài bị đám trẻ trong làng chọc ghẹo.

Trò chơi quen thuộc của Hoài là nghe 2 anh học bài rồi ghi nhớ và thỉnh thoảng nhẩm một mình. Rồi uớc mơ được đi học, được viết, được biết cứ lớn dần trong em. Lên 6 tuổi, Hoài được đi học chữ nổi Braille tại Hội Người mù Hà Tĩnh. Tại đây, Hoài nhanh chóng trở thành cô bé có thành tích học tập tốt trong lớp. Năm 2006, Hoài được chuyển về học lớp 2, hòa nhập cùng các bạn sáng mắt tại Trường tiểu học xã Kỳ Thư.

 

Chỉ mới 13 tuổi nhưng đầu ngón tay em đều chai để có những nét chữ này.

 

Chỉ mới 13 tuổi nhưng đầu ngón tay em đều chai để có những nét chữ này.

 

Thế nhưng con đường học tập hòa nhập như những bạn bè cùng trang lứa không dễ như ở môi trường cũ.

Chặng đường từ nhà đến trường gần 2km. Nhiều hôm mẹ chở Hoài đến trường, nhưng nhiều bữa mẹ bận, Hoài phải tự mò mẫm đến trường. Rồi cả những lời trêu ghẹo của bạn bè không ít lần khiến em gục đầu xuống bàn khóc nức nở. Lắm lúc, Hoài lọ mọ tìm được đường trốn về nhà khóc vì tự ti cho số phận của mình.

Những lúc ấy, anh trai lại kể cho Hoài nghe những câu chuyện về nghị lực cuộc sống, chính những điều ấy lại nguồn động viên em đến trường. “Dần rồi cũng quen chị ạ, giờ vẫn thấy buồn, nhưng em cũng cố gắng. Em chỉ muốn mình sẽ là  niềm tự hào của bố mẹ chứ không phải gánh nặng…”, Hoài tâm sự.

Học đã khó, những để theo kịp các bạn trong lớp càng khó hơn. Nhưng nét chữ của cô bé mù, không phải viết bằng mực trên nhưng tờ giấy trơn tru. Mà để viết, bàn tay của em phải tỳ mạnh đâm từng đầu mũi bút vào những trang giấy. Những buổi học đầu, nước mắt em rơi trên trang giấy vì không viết kịp các bạn. Điểm số của em chỉ dừng lại ở điểm 6, hay điểm 7.

“Viết chữ khó nhưng luyện mãi thành quen. Nhưng khó nhất là học các môn hình học và công nghệ do phải vẽ, mà em thì không thể do ký tự chữ nổi Braille còn hạn chế. Những lúc như thế em thấy mình bất lực và thêm tự ti về khiếm khuyết của bản thân” - Hoài chia sẻ.

 

Đôi mắt sáng ngời của cô bé khiếm thị.

 

Đôi mắt sáng và rạng ngời, gặp em Nguyễn Thị Hoài, chẳng ai nghĩ cô bé có đôi mắt đẹp như thế lại khiếm thị.

 

Rồi sự động viên của gia đình và thầy cô, Hoài không nản chí. Hàng đêm, em thức trắng lần mò từng con chữ để đọc bài, tìm hiểu các bài học trước. Khác với các bạn trong lớpkhi kểm tả hoặc thi học kỳ, Hoài làm ra giấy rồi lên đọc cho thầy cô chấm bài. Càng học, kết quả của em càng khiến thầy cô và bạn bè phải khâm phục. Thành quả cho sự nỗ lực của Hoài là kết quả học tập luôn đứng top 5 trong lớp. Nhiều năm liền em là học sinh giỏi và tấm gương cho nhiều bạn bè cùng trang lứa.

 

Cô em út của gia đình nghèo hiếu học

 

Hoài là con gái út, có 2 anh trai đang học đại học trong một gia đình thuộc hộ nghèo của xã Kỳ Thư. Cuộc sống của gia đình em trong chờ vào 2 sào ruộng và số tiền ít ỏi từ công việc bảo vệ của bố. Nhưng chỉ mới đầu năm, bố em bị sỏi thận phải cắt đi một phần thận để duy trì sự sống. Thương bố, thương mẹ, ba anh em Hoài lại bảo ban nhau học tập và cố gắng hơn nữa. Hàng ngày, cô học trò khiếm thị vẫn mải miết lần mò đến trường để viết tiếp ước mơ cho mình. Nghị lực của em không chỉ bạn bè cùng trang lứa mà thầy cô cũng rất khâm phục. Điều đặc biệt, hai anh trai của Hoài cũng từng là một tấm gương vẫn được thầy cô nhiều thế hệ nhắc đến. Đặc biệt anh trai cả là Nguyễn Văn Chung – sinh viên năm thứ 3 trường ĐH Khoa học Huế, cũng bị khiếm thị như em gái. Khi còn là học sinh, Chung đã từng là đạt giải nhìn môn Vật Lý trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Anh trai thứ hai hiện là sinh viên năm thứ 2 trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM. Hằng ngày, ngoài giờ học, các anh Hoài vẫn đi làm thêm để kiếm tiền trang trải cho chi phí học tập. Thành quả học tập của Hoài và các anh chính là món quà động viên cho bố mẹ.

 

Ước mơ của em là được trở thành bác sĩ tâm lý cho những người có hoàn cảnh bất hạnh như em.

 

Ước mơ của em là được trở thành bác sĩ tâm lý cho những người có hoàn cảnh bất hạnh như em.

 

Cô giáo Dương Thị Nhung (chủ nhiệm lớp 8A Trường THCS Thư Thọ) tự hào khi nói về cô học trò nhỏ: “Ở Hoài luôn có một tinh thần ham học hỏi và nỗ lực hết mình. Đặc biệt nhiều bộ môn Hoài học rất xuất sắc và có điểm số cao nhất nhì lớp như Sinh học và lịch sử. Những năm trước, do Phòng Giáo dục huyện chưa có điều kiện vật chất đầy đủ nên những học sinh khiếm thị không thể tham dự thi học sinh giỏi. Năm nay, nhiều thầy cô bộ môn Toán, Văn, Sử… đều đề xuất chọn Hoài tham dự kỳ thi học sinh giỏi huyện”.

Tâm sự về ước mơ của mình, Hoài chia sẻ mong muốn sau này sẽ theo học ngành Công tác xã hội hoặc ngành Tâm lý học để hỗ trợ, điều trị cho những đứa trẻ không may mắn như em. 

 

Theo:Dantri

 

 

Lượt xem : 79698 Người đăng : Hoàng Xuân Hạnh

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo