Trang chủ --> Gương sáng --> Sẻ chia với người khiếm thị
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Sẻ chia với người khiếm thị

 

       Vượt qua số phận nghiệt ngã khi bị mù bẩm sinh do ảnh hưởng chất độc da cam từ cha mẹ, Nguyễn Tấn Lợi hiện là chủ một cơ sở massage, giải quyết việc làm cho hàng chục người cùng cảnh ngộ.

 

Kỹ thuật viên khiếm thị làm việc ở cơ sở của anh Nguyễn Tấn Lợi.

Vượt lên nỗi bất hạnh

Tuổi thơ của Lợi là những ngày tháng lẻ loi, mặc cảm khi không được chơi đùa với các bạn cùng trang lứa, cũng không được đến trường. Thậm chí, với mọi hoạt động cá nhân, Lợi phải dựa vào người khác. Lợi từng nghĩ cuộc đời chỉ là những chuỗi ngày tối tăm, đau buồn. Ý nghĩ đó làm cậu chán nản, tự ti.

Đến năm 1993, Lợi quyết tâm rời gia đình ở làng quê Duy Vinh (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) để tìm đến Trường phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu (thành phố Đà Nẵng) học chữ braille. Những ngày tháng học ở trường, Lợi tranh thủ học thêm nghề massage với mong muốn khi ra trường sẽ có việc làm để tự nuôi sống bản thân.

Năm 2001, nghề massage của người khiếm thị chưa phổ biến ở Đà Nẵng. Song, Lợi liều rủ Nguyễn Hồng Thanh - một người bạn cùng trường - thuê mặt bằng ở số 120 Trần Cao Vân (quận Thanh Khê) để mở cơ sở massage. Trong những ngày đầu hoạt động, khách đến không nhiều, số tiền kiếm được chỉ đủ cho cả hai đắp đổi qua ngày. Song, Lợi và Thanh vẫn kiên trì và cháy bỏng những hy vọng…

Cảm mến ý chí, nghị lực của người thanh niên Nguyễn Tấn Lợi, cô bạn cùng cảnh ngộ Lê Thị Thanh Thủy (quê ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) đã đem lòng yêu thương anh. Đến năm 2004, hai người nên duyên vợ chồng. Ngày ngày, Lợi đi làm nghề massage, còn Thủy tham gia biểu diễn các chương trình văn hóa để kiếm thêm thu nhập. Cuộc sống tuy không dư dả, nhưng đầy ắp hạnh phúc trong căn nhà ở tổ 24, Chơn Tâm 2 (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu).

Sau khi tích góp, dành dụm được 15 triệu đồng, đầu năm 2007, vợ chồng Lợi mạnh dạn vay 7 triệu đồng của Hội Người mù thành phố Đà Nẵng để mở cơ sở massage riêng ở số 8 Nguyễn Thị Minh Khai (quận Hải Châu). Quyết định táo bạo này đã tạo nên bước rẽ, làm thay đổi cuộc sống của vợ chồng anh.

Sẻ chia

Cơ sở massage của Lợi hiện nổi tiếng ở Đà Nẵng, với lượng khách từ 600 - 700 người/tháng. Với đội ngũ 10 kỹ thuật viên làm việc hằng ngày, khách ở bất kỳ nơi đâu trên địa bàn thành phố yêu cầu cũng luôn được phục vụ tận tình, chu đáo với mức giá khá “mềm” 35.000 đồng/giờ. Nhờ làm việc uy tín, chu đáo nên lượng khách của cơ sở anh Lợi rất ổn định. Trừ tất cả chi phí tiền điện, nước, thuê mặt bằng..., mỗi kỹ thuật viên có mức thu nhập ổn định gần 2 triệu đồng/tháng.

Không dừng lại ở đó, vợ chồng anh Lợi - chị Thủy còn thành lập Công ty TNHH người khuyết tật Nhân ái. Hiện công ty có 4 trung tâm massage và một đội văn nghệ đi biểu diễn nghệ thuật quần chúng với gần 30 người, thu nhập của mỗi người khoảng 2 triệu đồng/tháng. Kỹ thuật viên Phạm Văn Nở vui mừng cho biết, so với những công việc trước đây anh từng làm qua như: quản lý Hội Người mù Sơn Trà, làm hàng thủ công mỹ nghệ… thì làm việc ở công ty anh Lợi có thu nhập cao hơn nhiều, tiền lương hằng tháng đủ để hai vợ chồng anh trang trải cuộc sống.

“Ông chủ” Nguyễn Tấn Lợi “bật mí”: Ngoài những khoản tiền phải trang trải cho cuộc sống, mỗi năm vợ chồng anh tích lũy được hơn 50 triệu đồng. “Đối với người khuyết tật, không dễ để có công việc ổn định và có thu nhập nuôi sống bản thân. Mình là người khiếm thị nên sau khi thành lập công ty, mình phải có trách nhiệm sẻ chia và giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ”, anh Lợi tâm sự.

Bài và ảnh: PHƯƠNG CHI

Theo Bao Danang
Lượt xem : 20462 Người đăng : admin

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo