Trang chủ --> B: --> BĂNG LẬU
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

BĂNG LẬU

Phụ nữ lúc không hành kinh hoặc sau khi sinh mà máu ra ở âm đạo không theo quy tắc nào, gọi là Băng Lậu. Chứng băng lậu bao gồm hai chứng là ‘huyết băng’ và ‘kinh lậu’. Hai chứng này nguyên nhân giống nhau nhưng chứng trạng khác nhau:

+ Nhẹ gọi là Lậu (Kinh Lậu, Rong Kinh).

+ Nặng gọi là Băng (Băng Kinh, Kinh Băng).

Ngày xưa gọi là ‘Băng Trung ’, sau này gọi là ‘Lậu Hạ’, ‘Băng Trung Lậu Hạ’.

Sách ‘Tế Sinh Phương’ viết: “Bệnh băng lậu chỉ là một chứng, nhẹ thì gọi là Lậu hạ, nặng thì gọi là Băng trung”.

Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: “Đàn bà kinh nguyệt xuống không đúng kỳ ra lai rai không dứt gọi là lậu hạ, nếu tuôn xuống đột ngột gọi là băng trung’.

Vì thế, các sách y xưa cho rằng lậu là băng một cách dần dần, băng là lậu một cách mãnh liệt. Băng và lậu có quan hệ nhân quả mật thiết lẫn nhau, vì vậy từ xưa đến nay vẫn đều gọi chung là Băng Lậu chứ không tách ra.

Tương đương với chứng Tử cung xuất huyết do rối loạn buồng trứng hoặc viêm nhiễm bộ sinh dục ngoài... của YHHĐ.

Hiện nay còn gọi là Công Huyết.

Nguyên Nhân

Chủ yếu do mạch Xung và mạch Nhâm bị rối loạn không ức chế được kinh huyết dẫn đến các chứng Thận hư, Tỳ hư, huyết nhiệt và huyết ứ. Đa số do hư hàn, hư nhiệt, thấp nhiệt, huyết ứ, khí uất.

+ Do Thận Hư: Do bẩm sinh thận khí đã yếu, từ lúc còn thiếu nữ thận khí đã yếu, đến tuổi thành niên thận khí hao suy hoặc do lập gia đình sớm, sinh đẻ nhiều, sinh hoạt tình dục không điều độ làm cho thận khí bị tổn thương, hao tổn tinh huyết, khiến cho thận âm bị hư tổn, âm hư, nội nhiệt, nhiệt phục ở mạch Xung, Nhâm, làm cho huyết đi bậy, gây nên lậu hạ. Hoặc do Mệnh môn hỏa suy, thận dương hư tổn, mạch Xung, Nhâm không cố nhiếp được, không ức chế được kinh huyết, kinh huyết chảy ra, gây nên băng lậu. Thiên ‘Âm Dương Biệt Luận’ viết: “Âm hư, dương bác sẽ thành chứng băng” (Tố Vấn 7, 56).

+ Do Tỳ Hư: Do suy tư quá mức, ăn uống, lao động mệt nhọc khiến cho Tỳ khí bị tổn thương, trung khí bị hạ hãm, mạch Xung, Nhâm không cố nhiếp được huyết, huyết chảy xuống thành chứng băng lậu. Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ viết: “Lo lắng, uất giận thì trước hết làm tổn thương Tỳ Vị, kế đến là mạch Xung, Nhâm mà sinh ra băng lậu”.

+ Do Huyết Nhiệt: Cơ thể vốn sẵn có nhiệt thịnh, hoặc tình chí không thoải mái, Can bị uất hóa thành hỏa, hoặc cảm phải nhiệt tà, hoặc ăn uống nhiều thức ăn cay, nóng, hỏa nhiệt ở bên trong thịnh lên, nhiệt làm tổn thương mach Xung, Nhâm, khiến cho huyết đi bậy, chảy xuống, gây ra băng lậu. Sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’ ghi: “Băng Lậu có khi do tính nhiệt”. Sách ‘Linh Lan Bí Tàng’ viết: “Do ăn uống, lao nhọc, thấp nhiệt dồn xuống sinh ra chứng kinh lậu không dứt”.

+ Do Huyết Ứ: Thất tình, nội thương làm cho khí trệ, huyết ứ hoặc cảm phải hàn tà, nhiệt tà, hàn làm cho ngưng lại hoặc nhiệt nung đốt khiến cho huyết bị ứ trệ lại ở mạch Xung, Nhâm, huyết không đi theo đường kinh được, gây nên lậu hạ, băng lậu. Sách ‘Thiên Kim Phương’ viết: “Ứ huyết chiếm cứ huyết thất nên huyết không trở về kinh được”.

Chẩn Đoán

+ Bệnh sử: Cần chú ý đến kinh nguyệt, tinh thần, có bệnh ở bộ phận sinh dục không, có dùng thuốc (nội tiết tố, ngừa thai...), có đặt vòng không...

+ Triệu chứng: Đến kỳ kinh mà huyết ra nhiều ít thất thường, nhưng nếu quá 10 ngày không dứt, lúc nhiều lúc ít, máu ra dây dưa sau khi hết kinh, có kèm đái hạ, không thụ thai, cơ thể gầy ốm.

Điều Trị

Theo nguyên tắc: bệnh cấp trị ngọn, bệnh hoãn trị gốc, nên dùng phương pháp chỉ huyết, thanh nhiệt, ích khí. Nếu kèm theo ứ, thêm thuốc hoạt huyết, hành ứ. Đồng thời nên điều lý Tỳ Vị để củng cố kết quả lau dài (vì Tỳ nhiếp huyết).

+ Trị băng: nên dùng phương pháp cố sáp, thăng đề, không nên dùng loại tân ôn hành huyết.

+ Trị lậu: nên dưỡng huyết, hành khí, không nên thiên về việc cố nhiếp.

Triệu Chứng

Trên lâm sàng thường gặp 07 loại sau:

1- Băng Lậu Do Âm Hư: Huyết ra nhiều, mầu đỏ bầm, chóng mặt, tai ù, miệng khô, tâm phiền, họng đau, sốt về chiều, lòng bàn tay chân nóng, khó ngủ, chất lưỡi đỏ, mạch Tế, Hư, Sác.

Điều Trị: Tư âm, dưỡng huyết, chỉ huyết. dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Thang (Bạch linh 12g, Đan bì 12g, Hoài sơn 16g, Sơn thù 16g, Thục địa 32g, Trạch tả 12g). Thêm các vị chỉ huyết...

2- Băng Lậu Do Dương Hư: Huyết ra lâu ngày không khỏi, sắc mặt nhợt nhạt hoặc xám, bụng dưới lạnh, vùng rốn lạnh, lưng đau, thích chườm nóng, cơ thể lạnh, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Trầm Tế, Trì, Nhược.

Điều Trị: Ôn dương bổ hư, chỉ huyết. Dùng bài Giao Ngải Tứ Vật Thang (Thẩm Thị Tôn Sinh Thư): A giao 12g, Bạch thược 8g, Cam thảo 4g, Đương quy 12g, Ngải diệp 8g, Thục địa 12g, Xuyên khung 8g. Thêm Phụ tử, Hắc khương, Lộc giác giao...

3- Băng Lậu Do Khí Hư: Huyết ra nhiều, dầm dề không dứt, sắc đỏ nhạt, trong, mỏi mệt, hơi thở ngắn, không muốn ăn uống, tiêu chảy, tự ra mồ hôi, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng mà ướt, mạch Đại mà Hư, hoặc Tế Nhược.

Điều Trị: Bổ khí, liễm huyết. Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang (Tỳ Vị Luận): Bạch truật 8g, Chích thảo 4g, Đảng sâm 12g, Đương quy 8g, Hoàng kỳ 8g, Sài hồ 8g, Thăng ma 8g, Trần bì 6g. Thêm vị chỉ huyết...

Hoặc Cử Nguyên Tiễn (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Nhân sâm, Hoàng kỳ, Chích cam thảo, Thăng ma, Bạch truật. Thêm A giao, Ngải diệp, Ô tặc cốt.

(Nhân sâm, Hoàng kỳ, Chích thảo, Bạch truật là bài Tứ Vật Thang dùng để bổ khí; Thăng ma để thăng dương, thêm Ngải diệp, A giao, Ô tặc cốt để làm mạnh chân âm, ấm bào cung mà nhiếp huyết).

4- Băng Lậu Do Huyết Nhiệt: Huyết ra nhiều, dài ngày,sắc đỏ sẫm, nóng nẩy, khát, chóng mặt, ngủ không ngon, lưỡi đỏ khô, rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt Sác.

Điều Trị: Thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết. Dùng bài Thanh Nhiệt Cố Kinh Thang (Giản Minh Trung Y Nữ Khoa Học): A giao 20g, Cam thảo 4g, Chi tử 12g, Địa cốt bì 20g, Địa du 20g, Hoàng cầm 12g, Mẫu lệ 20g, Ngẫu tiết 20g, Quy bản 32g, Sinh địa 20g, Tông lư 12g. thêm các vị chỉ huyết...

Châm Cứu: Quan nguyên (Nh.4), Tam âm giao (Ty.6),Đại đô (Ty.1), Đoạn hồng (Nk), Huyết hải (Ty. 10), Nhiên cốc(Th. 2)

5- Băng Lậu Do Huyết Ứ: Huyết ra nhiều, dài ngày không hết, có cục, sắc đen bầm, bụng dưới đau chói, ấn vào đau, huyết ra được thì dễ chịu, mạch Trầm Sáp.

Điều Trị: Hoạt huyết, hành ứ, chỉ huyết. Dùng bài Đào Hồng Tứ Vật Thang (Y Tông Kim Giám): Đào nhân 8g, Hồng hoa 4g, Quy vĩ 8g, Thục địa 16g, Xích thược 8g, Xuyên khung 6g. Thêm các vị chỉ huyết...

Trục Ứ Chỉ Băng Thang (An Huy Trung Y Nghiệm Phương Tuyển Tập): Đương quy, Xuyên khung, Tam thất, Một dược, Ngũ linh chi, Đơn bì (tro), Đan sâm (sao) Ngải diệp (sao), A giao(sao với Bồ hoàng), Long cốt, Mẫu lệ, Ô tặc cốt.

(Một dược, Ngũ linh chi hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống; Tam thất, Đơn bì, Đan sâm hoạt huyết, hóa ứ, chỉ huyết; Đương quy, Xuyên khung dưỡng huyết, hoạt huyết; A giao, Ngải diệp dưỡng huyết, chỉ huyết; Ô tặc cốt, Long cốt, Mẫu lệ cố sáp chỉ huyết).

6- Băng Lậu Do Khí Uất: Huyết ra nhiều, có máu cục, bụng dưới đầy trướng, đau, đau lan ra sau lưng, hay nóng nẩy, tức giận, hay thở dài, rêu lưỡi dầy, mạch Huyền.

Điều Trị: Bình Can, giải uất, chỉ huyết. Dùng bài Khai Uất Tứ Vật Thang (Y Học Chính Truyền): Bạch thược 4g, Bạch truật 4g, Bồ hoàng 2g, Địa du 4g, Đương quy 8g, Hoàng kỳ 2g, Hương phụ 12g, Nhân sâm 2g, Thục địa 4g, Xuyên khung 2g. thêm các vị chỉ huyết...

7- Băng Lậu Do Thấp Nhiệt: Huyết ra nhiều, sắc đỏ tím mà hơi dính, nhớt, sắc mặt vàng, mi mắt sưng, ngực bứt rứt, miệng đắng, tiêu tiểu không thông, tiểu vàng, rêu lưỡi khô hoặc nhờn, mạch Nhu Hoạt hoặc Trầm Sác.

Điều Trị: Thanh nhiệt, táo thấp, chỉ huyết. Dùng bài Điều Kinh Thăng Dương Trừ Thấp Thang (Tỳ Vị Luận) : Cam thảo 4g, Cảo bản 8g, Độc hoạt 6g, Đương quy 8g, Hoàng kỳ 8g, Khương hoạt 8g, Mạn kinh tử 6g, Phòng phong 8g, Sài hồ 8g, Thăng ma 8g, Thương truật 8g.

Hoặc Hoàng Liên Giải Độc Thang (Nho Môn Sự Thân): Chi tử 8g, Hoàng bá 8g, Hoàng cầm 8g, Hoàng liên 8g.

Sách ‘Thượng Hải Nội Khoa Học’ chia làm hai loại do Thận Hư và Tỳ Hư.

Thận hư phân làm hai loại:

+ Thận Âm Hư: Huyết ra nhiều hoặc ít, liên miên không dứt, mầu đỏ tươi, đầu váng, tai ù, lưng đau, gối mỏi, tay chân và ngực nóng, gò má đỏ, môi đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế, Sác.

Điều trị: Tư Thận, ích âm, cố Xung (mạch), chỉ huyết. Dùng bài Tả Quy Hoàn bỏ Ngưu tất, thêm Hạn liên thảo, Địa du(sao).

(Thục địa, Câu kỷ tử, Sơn thù tư Thận âm, kích thích tinh huyết, Sơn dược, Thỏ ty tử bổ Thận dương, ích tinh khí, theo ý ‘Dương sinh âm trưởng’; Quy bản giao, Hạn liên thảo, Địa du (sao) dục âm, lương huyết, chỉ huyết).

+ Thận Dương Hư: Huyết ra nhiều, dầm dề không dứt, mầu huyết nhạt, lợn cợn, lưng đau như gẫy, sợ lạnh, tay chân lạnh, tiểu nhiều, nước tiểu trong, phân lỏng, sắc mặt sạm tối, lưỡi nhạt tối, rêu lưỡi trắng nhật, mạch Trầm Nhược.

Điều trị: Ôn Thận, trợ dương, cố Xung (mạch), chỉ huyết. Dùng bài Đại Bổ Nguyên Tiễn, thêm Bổ cốt chỉ, Lộc giáo giao, Ngải diệp (đốt thành than).

+ Tỳ Hư: Kinh ra nhiều như băng hoặc ra dầm dề không dứt, mầu trắng lợn cợn, tinh thần uể oải, mệt mỏi, hơi thơ ngắn, không muốn nói, không muốn ăn uống, tay chân không ấm, mặt phù, tay chân sưng, sắc mặt trắng vàng, lưỡi nhạt, bệu, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Hoãn Nhược.

Điều trị: Kiện Tỳ, ích khí, cố Xung, chỉ huyết. Dùng bài Cố Xung Thang (Y Học trung Trung Tham Tây Lục, q 4): Bạch truật, Hoàng kỳ, Long cốt, Mẫu lệ, Sơn thù, Bạch thược, Hải phiêu tiêu, Tây thảo căn, Tông lư (khôi), Ngũ bội tử.

(Hoàng kỳ, Bạch truật kiện Tỳ, ích khí để nhiếp huyết; Long cốt, Mẫu lệ, Hải phiêu tiêu cố nhiếp mạch Xung và Nhâm; Sơn thù, Bạch thược ích Thận, dưỡng huyết, chỉ huyết; Ngũ bội tử, Tông lư sáp huyết, chỉ huyết; Tây hoàng căn hoạt huyết, chỉ huyết, làm cho huyết cầm mà không bị ứ trệ).

Nếu huyết ra nhiều, phối thêm Nhân sâm, Thăng ma. Huyết ra rỉ rả không dứt thêm Ngẫu tiết, Bồ hoàng (sao).

Hoặc dùng bài Sinh Mạch Tán (Nội Ngoại Thương Biện Hoặc Luận): Nhân sâm, Mạch môn, Ngũ vị tử.

Nếu thấy tay chân lạnh, quyết, mồ hôi ra lâm ly, đó là dấu hiệu vong dương. dùng Hồi dương cố thoát. Dùng bài Sâm Phụ Thang (Hiệu Chú Phụ Nhân Lương Phương): Nhân sâm, Phụ tử, Sinh khương, Đại táo.

Những Bài Thuốc Kinh Nghiệm

+ Ích Khí Cố Xung Thang 1 (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Hoàng kỳ 30g, Bạch truật, Sài hồ (tẩm dấm), Ngải diệp (tro), Tiên hạc thảo, Cam thảo đều 10g, Đảng sâm, Kinh giới huệ (tro), Đương quy, Tực đoạn (sao) đều 15g, Thăng ma 4g. Sắc uống.

TD: Ích khí, thăng đề, cố nhiếp mạch Xung, Nhâm. Trị băng lậu.

Đã trị 290 ca, uống 2~6 thang, tối đa 16 thang. Khỏi 286, không khỏi 4. Đạt tỉ lệ 98,62%.

+ Chi Mẫu Sương Thang (Trung Y Tạp Chí 1987, 6): Chi tử (sao) 15g, Kê huyết đằng, Ích mẫu thảo, Bạch mao căn đều 30g, Hồng hoa (đốt thành than) 9g, Xuyên luyện tử (than) 12g, Lộc giác sương 10g, Cam thảo (sống) 12g. Sắc uống.

TD: Dưỡng huyết, sơ Can, thanh nhiệt, chỉ huyết. Trị băng lậu (nơi thanh nữ).

Đã trị 86 ca, khỏi 74, có chuyển biến 6, không kết quả 6. Đạt tỉ lệ 93%. Tuổi từ 12~15 có kết quả tốt nhất.

+ Phù Chính Chỉ Băng Thang (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Đương quy, Bạch thược đều 9g, Hoàng kỳ, Tiên hạc thảo đều 30g, Đảng sâm 15g, Trắc bá diệp (tro) 12g. Sắc uống.

TD: Ích khí, dưỡng huyết, cố bản, chỉ băng. Trị tử cung xuất huyết (do khí huyết hư nhược)

Đã trị 100 ca, khỏi 88, có hiệu quả ít 10, không kết quả 2. Đạt tỉ lệ 98%.

+ Công Huyết Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Sinh địa 20g, Bạch thược, Nữ trinh tử, Hạ liên thảo, Hòe hoa (sao) đều 15g, Đại kế (tro), Tiểu kế (tro), Tây thảo (tro) đều 9g, Địa du (tiêu) đều 15g. Sắc uống.

TD: Ích khí, nhiếp huyết, cố sáp, chỉ huyết. Trị tử cung xuất huyết (Bất kỳ loại do huyết nhiệt, khí hư,, Thận hư… gây nên băng huyết. Già trẻ lớn bé đều có thể dùng).

Thường chỉ uống 20 thang là khỏi.

+ Bổ Thận Cố Kinh Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Thỏ ty tử, Ích mẫu thảo đều 15g, Tục đoạn, Đương quy thân, Trắc bá diệp đều 12g, Sinh địa, Thục địa, Ngải diệp đều 9g, Bồ hoàng 9~12g, Xuyên khung 6g, Quán chúng 12~18g. Sắc uống.

TD: Bổ Thận dưỡng huyết, cố Xung (mạch), điều kinh. Trị tử cung xuất huyết (do Can Thận hư tổn, mạch Xung, Nhâm không chắc). Dùng cho người lớn tuổi.

+ Chỉ Băng Cố Lậu Ẩm (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Hoàng kỳ (chích) 60g, Đảng sâm, Thục địa, Địa du (sao), Ô tặc cốt đều 30g, Bạch thược, Bạch truật, A giao, Ngải diệp, Tục đoạn, Hồng táo đều 15g, Đương quy, A giao (nấu cho chảy ra) đều 9g. Sắc uống.

TD: Đại bổ khí huyết, cố sáp, chỉ huyết. Trị băng lậu.

+ Lương Huyết Cố Kinh Thang (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Sinh địa, Đơn bì (sao), Mạch môn, Quy bản (nướng), Hoàng bá (sao), Liên phòng (than), Trắc bá (than), Bạch thược (tiêu), Cam thảo (sống).Sắc uống.

TD: Thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, dưỡng âm. Trị băng lậu (do nhiệt quấy rối mạch Xung Nhâm).

+ Ích Khí Chỉ Băng Thang (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Tây đảng sâm, Bạch truật (sao), Hoàng kỳ (chích), Sơn dược (sao), Xích thạch chi, Tông lư (tro), Thục quân (tro), Cam thảo (chích). Sắc uống.

TD: Bổ trung, ích khí, cố sáp, chỉ băng. Trị băng lậu (do Tỳ hư, khí nhược).

+ Hóa Ứ Chỉ Băng Thang (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Đương quy (sao), Bạch thược, A giao (sao), Ngũ linh chi (nửa sống, nửa nấu chín), Đan sâm (tro), Tây căn (tro) Sâm tam thất, Hương phụ (tro). Sắc uống.

TD: Hoạt huyết, hóa ứ, lý khí, điều kinh. Trị băng lậu (do khí huyết ứ trở, huyết không quy kinh).

+ Điều Xung Cố Kinh Thang (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Thục địa, Sơn thù nhục, Sơn dược (sao), Lộc giác giao, Thỏ ty tử, Phúc bồn tử, Câu kỷ tử, Ngũ vị tử, Xích thạch chi, A giao (sao), Ngải diệp (tro). Sắc uống.

TD: Bổ Thận, điều Xung (mạch), cố kinh. Trị băng lậu (do Thận khí suy yếu, mạch Xung, Nhâm không vững).

+ Ích Khí Chỉ Huyết Thang (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Nhân sâm 9g, Hoàng kỳ 30g, Bạch truật 10g, A giao 12g, Hải phiêu tiêu, Tay thảo căn đều 15g, Kinh giới (tro) 6g. Sắc uống.

TD: Ích khí, chỉ huyết. Trị băng lậu.

+ Ký Sinh Giao Ngải Thang (Trung Y Tạp Chí 1985, 6): Tang ký sinh, A giao, Ngải diệp (tro), Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung, Thục địa, Cam thảo, Tục đoạn, Đỗ trọng (sao), Bạch truật, Tông lư (tro). Sắc uống.

TD: Bổ khí, dưỡng huyết, cố Xung (mạch), chỉ băng. Trị băng lậu (do Tỳ Thận bất túc).

+ Thanh Hải Chỉ Lậu Thang (Trung Y Tạp Chí 1985, 10): Xích thược, Đơn bì đều 10g, Địa đinh thảo 24g, Lưu ký nô 10g, Mộc tặc cốt 12g, Bồ hoàng (sao + sống) đều 15g, A giao 10g, Kinh giới (tro) 5g. thận hư thêm Lộc giác sương 30g. Sắc uống.

TD: Thanh nhiệt, hóa ứ. Trị kinh lậu không cầm.

Đã trị 44 ca, uống tối thiểu 3 thang, tối đa 18 thang, đều khỏi. Đạt tỉ lệ 100%.

+ Tiên Lệ Thang (Nội Mông Cổ Trung Y Dược 1990, 2): Tiên hạc thảo, Tây thảo, Sinh địa (tro) đều 15g, Mẫu lệ, Hoài sơn, Tang phiêu tiêu đều 30g, Viễn chí, Hương phụ, Cam thảo đều 10g, Thăng ma 3g. Sắc uống.

TD: Lương huyết, hóa ứ, bổ Thận, lý Can, cố sáp, chỉ băng. Trị băng huyết, tử cung xuất huyết.

Đã trị 54 ca, uống 2~7 thang đều khỏi.

+ Ích Khí Cố Xung Thang 2 (Trung Y Tạp Cjhis 988, 9): Hoàng kỳ, Tục đoạn, Hải phiêu tiêu đều 20g, Bạch truật 15g, Tây thảo 10g, Long cốt, Mẫu lệ đều 25g. Sắc uống.

TD: Ích khí, bổ Thận, lương huyết, hóa ứ, cố sáp, chỉ băng. Trị băng lậu.

Đã trị 57 ca, sau khi uống 2~3 thang đều cầm máu.

+ Bổ Thận Cố Xung Thang (Thượng Hải Trung Y Dược Tạp Chí 1990, 3): Thục địa, Sơn dược, Thỏ ty tử, Ô tặc cốt đều 15g, Sơn thù nhục 10g, Lộc giác giao hoặc A giao 12g. Sắc uống.

TD: Bổ Thận, cố Xung (mạch), thu sáp, chỉ băng. Trị băng lậu.

Đã trị 38 ca, khỏi 32, chuyển biến tốt 6, Đạt kết quả 100%.

+ Sâm Tây Đồng Tiện Ẩm (Tứ Xuyên trung Y 1987, 6): Đảng sâm, Tây thảo đều 12g, Đồng tiện 50ml. Sắc thuốc xong, trộn với Đoòng tiện, uống.

TD: Ích khí, hóa ứ, Tư âm, dưỡng huyết, chỉ huyết. Trị băng lậu.

Đã trị 266 ca, khỏi 254, có hiệu quả 10, không kết quả 2. Đạt tỉ lệ 99,25%.

+ Phục Phương Thập Khôi Tán (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Đảng sâm, Thục địa đều 30g, Đỗ trọng, Tục đoạn đều 9g, Bào khương (tro) 3g, Lộc giác sương 21g, Thập Khôi Tán 3g (hòa vào nước thuốc uống).

TD: Điều hòa mạch Xung Nhâm, ích chí, chỉ huyết. Trị tử cung xuất huyết (do mạch Xung và Nhâm không vững).

+ Thanh Can Chỉ Huyết Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Sài hồ 6g, Bạch thược, Xích thược đều 4,5g, Đơn bì 9g, Tang diệp, Hương phụ, Sinh địa, Hoàng cầm, Đương quy đều 6g, Câu đằng 12g, Huyết dư (tro), Địa du (sống) đều 9g. Sắc uống.

TD: Thanh Can, lương huyết, trị tử cung xuất huyết.

Thường uống 1~3 thang là khỏi.

Châm Cứu

. Do Âm Hư: Châm Cứu: Quan nguyên, Tam âm giao, Đại đô, Đoạn hồng.

. Do Dương Hư: Châm Cứu: Quan nguyên, Tam âm giao, Đại đô, Đoạn hồng, Phục lưu, Thái khê.

. Do Khí Hư: Châm Cứu: Quan nguyên, Tam âm giao, Đại đô, Đoạn hồng, Khí hải, Túc tam lý.

. Do Huyết Ứ: Châm Cứu: Quan nguyên, Tam âm giao, Đại đô, Đoạn hồng, Hành gian.

. Do Khí Uất: Châm Cứu: Quan nguyên, Tam âm giao, Đại đô, Đoạn hồng, Túc tam lý.

. Do Thấp Nhiệt: Châm Cứu: Quan nguyên, Tam âm giao, Đại đô, Đoạn hồng, Âm lăng tuyền.

Sách ‘Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học’ chỉ nêu ra hai loại Băng Lậu là:

1- Thực Chứng: Thanh nhiệt, lương huyêt, cố Xung, chỉ huyết hoặc Lý khí, hoạt huyết, hóa ứ, chỉ huyết. Châm tả Khí hải, Huyết hải, Tam âm giao, châm ra máu Ẩn bạch.

(Khí hải, Tam âm giao điều hòa mạch Xung, Nhâm, cầm băng lậu; Huyết hải cố huyết, nhiếp huyết; Ẩn bạch là yếu huyệt thường dùng để trị băng lậu).

Huyết nhiệt thêm Đại đôn, Thái xung. Huyết ứ thêm Địa cơ, Khí xung, Xung môn. Khí trệ thêm Thái xung, Lãi câu.

2- Hư Chứng: Bổ khí, nhiếp huyết, điều bổ mạch Xung, Nhâm. Châm bổ và cứu Quan nguyên, Tỳ du, Can du, Tam âm giao.

(Tỳ thống huyết, Can tàng huyết, dùng Tỳ du, Can du để tăng tác dụng thống huyết, tàng huyết; Quan nguyên bổ khí, điều bổ mạch Xung, Nhâm; Tam âm giao tư âm, dưỡng huyết).

Tỳ hư thêm Khí hải, Túc tam lý. Thận khí hư thêm Mệnh môn, Bá hội, Phục lưu. Thận âm hư thêm Huyết hải, Nhiên cốc, Âm cốc).

Nhĩ Châm: Tử cung, Noãn sào, Nội tiết tố, Can Thận, Thần môn. Mỗi lần chọn 3-4 huyệt, kích thích vừa. Lưu kim 30-60 phút. Ngày châm một lần. Hoặc dùng kim dán vào huyệt, mỗi ngày day ấn 3-4 lần.

Tham Khảo

+ Dùng Ngải cứu trị 50 ca tử cung xuất huyết: Can uất khí trệ, dùng huyệt Đại đôn. Tỳ khí hư dùng huyệt Ẩn bạch. Can và Tỳ đều bệnh dùng cả hai huyệt trên.

Dùng mồi ngải to bằng hạt lúa, cứu trực tiếp mỗi lần 5-7 tráng. Mỗi ngày một lần. Kết quả: Kết quả thấp (cứu 1 lần, cầm máu, triệu chứng lâm sàng hết hẳn, hơn 4 tháng sau, kinh nguyệt mới trở lại bình thường) 36 ca,, kết quả tốt (cứu 2 lần cầm máu, các triệu chứng đều hết, 3 tháng sau kinh nguyệt trở lại bình thường) 12 ca, không hiệu quả 2 ca (Vương Kiến Đức, Thiểm Tây Trung Y Tạp Chí 1988, 9 (4): 176).

Y Án Băng Lậu Do Suy Nhược

(Trích trong ‘Nữ Khoa Y Học Thực Nghiệm Lục’)

“Một phụ nữ, hơn 50 tuổi, kinh nguyệt chưa hết. Do làm việc mệt quá bỗng nhiên bị băng trung, đă mời thầy thuốc cho thuốc uống lâu ngày nhưng không bớt, lại còn bị chóng mặt, yếu sức không ngồi dậy được, hồi hộp, run rẩy, ngủ không yên, mỏi mệt, không có sức, trong bụng đau, thầy thuốc trước cho rằng có đau thì không thể dùng phép bổ được, chỉ dùng những loại thuốc hoạt huyết và chỉ huyết nhưng không biết rằng, đây là trường hợp hư thống ‘đau do hư yếu’. Chỉ cần xét chứng váng đầu không dậy nổi, sợ sệt không ngủ được, đủ chứng minh là hư khiếp được không? Dùng bài Giao Ngải Thang gia vị trong sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’. Uống xong, bụng bớt đau, băng lậu cũng hết»

Y Án Trị Băng Huyết Do Khí Bị Hư Yếu

(Trích trong ‘Nữ Khoa Chuẩn Thằng’)

“Uông Thạch Sơn trị cho một phụ nữ hơn 40 tuổi, da xanh tím, bỗng nhiên bị băng huyết. Các thầy thuốc đã dùng các loại thuốc hàn, lương hoặc cố sáp nhưng vẫn không có kết quả. Chẩn mạch thấy 6 bộ đều Trầm Nhu mà Hoãn, ấn vào không có lực. Đó là bệnh thuộc khí chứ không phải thuộc huyết, vì vậy dùng vị thuốc ngọt, ôn để kiện Tỳ, giúp cho Vị khí thăng lên, huyết trở về với kinh lạc thì không còn bị băng nữa. Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang thêm nhiều Sâm, Hoàng kỳ, uống kèm bài Sâm Linh Bạch Truật Tán thì chứng băng mới khỏi”.

Y Án Băng Lậu Do Huyết Hư

(Trích trong ‘Tiết Lập Trai Y Án’)

«Một phụ nữ bị băng huyết, trước đó đã bị đau ngực vùng tim đã 3 năm, dùng nhiều thuốc rồi mà không có kết quả. Mỗi lần đau quá, các chứng hư đều hiện ra, sắc mặt vàng úa. Tôi cho rằng Tâm chủ huyết, vì huyết mất nhiều quá, Tâm không được nuôi dưỡng nên gây ra đau, cho dùng bài Thập Toàn Đại Bổ tăng Sâm và Truật lên. Uống hơn 30 thang, bệnh hơi bớt, uống 100 thang, bệnh khỏi hẳn”.

Y Án Băng Lậu Do Huyết Hư

(Trích trong ‘Tiết Lập Trai Y Án’)

“Vợ của đại doãn Vương Thiên Thành bị băng huyết đã lâu. Tự ý dùng bài Tứ Vật Thang để lương huyết, có khi khỏi, lúc không. Do tức giận mà phát sốt, huyết ra không cầm, uống bài Tứ Vật Thang không thấy kết quả. Lại dùng thuốc loại giáng hỏa vì thế bụng và hông sườn đau nhiều hơn, tay chân lạnh. Tôi cho rằng vì Tỳ Vị hư hàn gây nên. Trước hết dùng bài Phụ Tử Lý Trung Thang, uống xong cơ thể bớt nóng, bớt đau. Cho dùng bài Quy Tỳ Thang, Bổ Trung Ích Khí Thang thì chứng băng huyết khỏi. Nếu cứ lệ thuộc ý ‘Thống vô bổ pháp’ (có đau không được dùng phép bổ) thì sai lầm lớn”.

Lượt xem : 519 Người đăng : admin
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo