Trang chủ --> Tin học --> Phương pháp đào tạo tin học dành cho người khiếm thị (phần 1)
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Phương pháp đào tạo tin học dành cho người khiếm thị (phần 1)

 

(Hoàng Kim) - Việc đào tạo tin học cho người khiếm thị là việc làm rất khó khăn đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp cũng như tâm huyết với người khiếm thị. Hoàng Kim xin giới thiệu những yếu tố hình thành kỹ năng sư phạm và phương pháp giảng dạy cho người khiếm thị ở trường Trung cấp tin học Hà Nội do chính người mù biên soạn và giảng dạy.

 

Giai đoạn chuẩn bị khóa học

 

1. Phân tích đặc thù học viên khiếm thị

 

Dưới đây là những khía cạnh cần phân tích:

 

- Trình độ văn hóa

- trình độ và kỹ năng tin học

- cách thức học

- hứng thú với khoá học

- động cơ và nhu cầu học

- Đánh giá  hoạt động của học viên trước và sau khóa học: chưa làm tốt / chưa hài lòng những hoạt động gì, khó khăn, cản trở và cách giải quyết của học viên là gì, năng lực cần có để làm tốt nhất công việc và khoảng cách giữa năng lực hiện tại của học viên và năng lực cần có cho công việc tương lai.

 

2. Phân tích điều kiện kỹ thuật

 

- Cấu hìnhmáy tính và thiết kế của phòng máy

- số lượng máy tính và quy mô của phòng máy

- Loại phần mềm dùng trong khóa học

 

3. Xác định mục tiêu khoá học

 

 

- Mục đích của các khoá học là giúp cho người học có thêm kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể sau này vận dụng vào thực tế nhằm giúp họ làm việc và học tập hiệu quả hơn cũng như để sống tốt hơn.

 

- Ý nghĩa của việc xác định mục tiêu khóa học là giúp giáo viên phát triển và tiến hành hiệu quả khóa đào tạo cũng như giúp học viên hiểu rõ họ phải học được gì khi kết thúc khoá học. Ngoài ra mục tiêu rõ ràng của khoá học còn giúp cả thầy và trò đánh giá chính xác kết quả khoá học.

 

- Việc đặt mục tiêu phải đảm bảo những đòi hỏi sau:

 

A.Cần viết mục tiêu một cách ngắn gọn, rõ ràng, đơn giản, cụ thể  và dễ hiểu. Nếu viết mục tiêu quá dài, sử dụng nhiều từ không cần thiết hoặc viết gộp nhiều  ý vào một phần sẽ rất rối cho cả giáo viên và học viên. Cần đảm bảo mỗi mục tiêu chỉ mô tả một kết quả cần đạt được. Giảng viên cần đặt mục tiêu cho từng bài giảng.

 

B.Không nên đưa ra quá nhiều mục tiêu. Mục tiêu cần được sử dụng như là định hướng cho khoá học.

 

- Dựa trên kết quả phân tích đã trình bày ở trên và sự xem xét nhu cầu đào tạo tin học của cộng đồng người khiếm thị, giảng viên phải xác định mục tiêu khoá học cần đạt tới bao gồm nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành máy tính và mở rộng thêm khả năng chuyền đạt kiến thức tới cộng đồng. Họ phải xác định mục tiêu cho từng bài học và cho các hoạt động sẽ diễn ra trong mỗi bài học. Ngoài ra mục tiêu khóa học cũng phải phù hợp với chủ đề của mỗi dự án.

 

- Mục tiêu gồm những thành phần sau:

 

A.Kết quả phải đạt được sau khóa đào tạo:

 

Học viên có thể làm chủ và có khả năng chuyền đạt lại tốt  những kiến thức và kỹ năng thực hành tin học  cơ bản dành cho người khiếm thị. Điều đó phải được thể hiện một cách đầy đủ trong nội dung chương trình và giáo trình của khóa đào tạo.

 

B.Tiêu chuẩn phải đạt được trong khóa học:

 

Chương trình và giáo trình phải chứa đựng đầy đủ kiến thức tin học cơ bản dành cho người khiếm thị để giúp thầy và trò định hướng trong cả thời gian khóa học. Bản thân giáo viên phải nắm vững kiến thức và làm chủ kỹ năng mình dạy. Họ phải có cách tiếp cận phù hợp trong mỗi bài giảng để có thể chuyền đạt lại kiến thức theo chương trình đề ra. Học viên phải có khả năng tiếp thu bài giảng theo cách riêng của người học khiếm thị . Hoạt động của phòng máy tính phải được duy trì ở tình trạng ổn định.

 

4. Xây dựng chương trình đào tạo

 

- Nguyên tắc trong việc sắp xếp nội dung khóa học:

 

A.Đi từ đơn giản đến phức tạp:

 

Những vấn đề hoặc khái niệm phức tạp thường được cấu thành từ những vấn đề hoặc khái niệm đơn giản hơn. Vì vậy, học những vấn đề đơn giản và dễ hình dung trước khi học vấn đề phức tạp và trừu tượng sẽ thuận lợi hơn cho người học. Hơn nữa, người học sẽ cảm thấy tự tin hơn.

 

B.Đi từ khái quát đến chi tiết:

 

Trong khóa học, để người học thấy được bức tranh toàn cảnh sau đó đi vào chi tiết việc học sẽ trở nên dễ dàng hơn. Trong giảng dạy giảng viên phải bắt đầu với kiến thức về hệ điều hành windows, sau đó tiếp tục với kiến thức về các chương trình ứng dụng. 

 

C.Tuân theo lô gíc vốn có hoặc thường dùng:

 

trình tự lô gíc về thứ tự thời gian: VD: để hướng dẫn soạn thảo một văn bản trong microsoft word, giảng viên dùng lô gic thời gian để hướng dẫn cách thực hiện

1.Mở màn hình nền desktop

2.Khi màn hình nền desktop đã được mở ra, ta tìm chọn mục microsoft word

3.Khi mục đó đã được chọn xong, ta nhấn phím enter để chạy chương trình microsoft word

4.Khi cửa sổ tài liệu trong microsoft word đã được mở ra, học viên có thể bắt đầu soạn thảo 

 

trình tự lô gíc về chủ đề: VD: trong khoá học, học viên được bắt đầu học các quan niệm, khái niệm, sau đó học các kỹ năng cụ thể rồi mới đến các phương pháp khác nhau để tiến hành một số việc làm nhất định.

 

D.Đi từ những cái đã biết đến những cái chưa biết:

 

Con người học bằng cách tích lũy và liên hệ kiến thức, kỹ năng với những gì mình đã biết và đã làm. Chính vì vậy, khi bố trí các nội dung ta nên bắt đầu từ những gì học viên đã biết đến những gì là mới đối với họ. Nhiều khi học viên có thể vận dụng những quan niệm, khái niệm, kiến thức cũ để ứng dụng trong Một hoàn cảnh mới.

 

- Liệt kê những nội dung cần học

 

- Sắp xếp thứ tự ưu tiên, xác định trọng tâm khóa học (cái gì phải biết; nên biết; có thể biết)

 

- Lựa chọn, sắp xếp thứ tự nội dung học và bố trí thời lượng dạy tương xứng, tại đây giảng viên phải chú ý tới số lượng học viên tham gia khóa học

 

- Xây dựng thời khoá biểu tương xứng với thời lượng khóa học (cụ thể đến từng bài học) bao gồm sắp xếp thứ tự các bài và phân bổ thời gian tương xứng

- Chuẩn bị phần bắt đầu và phần kết thúc khoá học

 

- Phân công giảng viên chịu trách nhiệm từng nội dung, tổ chức hợp tác giữa các giảng viên và thống nhất các hỗ trợ giảng dạy

 

5. Chuẩn bị tàI liệu

 

- soạn và chuẩn bịchi tiết tài liệu sẽ phát cho học viên. Viết thêm tài liệu nếu thấy cần thiết

- soạn và chuẩn bị bài tập sẽ dùng trong từng bài học

 

6. Chuẩn bị điều kiện kỹ thuật

 

- Giản viên đề xuất điều kiện kỹ thuật cần thiết cho khóa học

- Giảng viên tham gia sắp xếp phòng máy

- Giảng viên hỗ trợ cài đặt và hiệu chỉnh hệ thống phần mềm

- Giản viên tham gia kiểm tra hoạt động của máy tính

 

7. Xác định phương pháp dạy và học

 

- lấy học viên làm trung tâm đào tạo . Phương pháp đó tạo điều kiện cho người học tham gia tích cực vào quá trình dạy và học.

- Điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp với thị lực,  khả năng tiếp thu và cách học tập của học viên: phát huy độ nhạy của thính giác và xúc giác bao gồm dùng chữ nổi, tận dụng trí nhớ và khả năng tư duy logic, khuyến khích và tạo điều kiện học thuật ngữ tin học tiếng anh vv

- Học viên phải chao dồi kiến thức tin học cơ bản qua  thực hành nhiều trên máy tính để có thể tự rút ra từ đó thêm kiến thức và kỹ năng thực hành

- Học viên phải chao dồi khả năng tự suy xét thông báo trên máy tính để có thể làm đúng theo hướng dẫn và đáp ứng mọi đòi hỏi của máy tính

- Học viên phải biết áp dụng những bài học vừa rút ra vào thực tiễn công việc và cuộc sống

 

                                                         

Lượt xem : 17074 Người đăng : admin
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo