Trang chủ --> Tin học --> Phương pháp đào tạo tin học dành cho người khiếm thị (phần 2)
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Phương pháp đào tạo tin học dành cho người khiếm thị (phần 2)

 

(Hoàng Kim) - Giảng viên không được chỉ quan tâm đến việc dạy của mình. Có rất nhiều yếu tố cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập của học viên, việc dạy của giáo viên chỉ là một trong nhiều yếu tố.

 

Điều hành và quản lý khóa học

 

1. Những yếu tố giáo viên cần tham gia quản lý

 

Giảng viên phải thu thập và phân tích các yếu tố liên quan để đưa ra những điều chỉnh và can thiệp kịp thời nhằm giúp học viên học tốt.

 

  

Ảnh : Thầy giáo Hoàng Xuân Hạnh

 

A.Dưới đây là các yếu tố liên quan đến học viên:

- cách học và khả năng tiếp thu của học viên ảnh hưởng đáng kể tới kết quả học tập: giúp học viên phát huy khả năng tư duy logic, hướng dẫn liên tưởng tới những điều đã biết và có thể hình dung được.

- Thái độ học tập

- động cơ học tập: tích cực tác động thúc đẩy sự ham muốn hiểu biết thêm trong tin học, mong muốn chia sẻ kiến thức mới với cộng đồng và tìm cách thay đổi cuộc sống qua phương tiện tin học.

- mức độ tích cực tham gia trong các buổi học

- Sự hứng thú đối với bài học

- Khó khăn học viên gặp phải trong quá trình học. Học viên cần sự quan tâm, hỗ trợ, cách hỗ trợ phù hợp

 

B.Dưới đây là những yếu tố liên quan đến giảng viên:

 

- Kiến thức đủ để đảm bảo đạt mục tiêu khoá học

- Kỹ năng thiết kế chương trình giảng dạy

- Kỹ năng lập kế hoạch

- Phương pháp và kỹ năng giảng dạy bao gồm kỹ năng đáp ứng giúp học viên tháo gỡ khó khăn và giải đáp những thắc mắc của họ. Ngoài ra còn phải kể đến kỹ năng phản hồi lại những câu hỏi và ý kiến từ phía học viên, kỹ năng đặt câu hỏi và giải thích những vấn đề khó hiểu (nhất quán và linh hoạt trong minh họa).

- Kỹ năng đánh giá học viên

- Thái độ, phong cách

- Sự hứng thú

- Sự quan tâm, hỗ trợ tích cực đến từng học viên

- Tinh thần đồng đội (nếu có một nhóm giảng viên)

- tài liệu giảng dạy

 

C.Dưới đây là những yếu tố liên quan đến môi trường học tập:

 

- Phòng học đảm bảo học viên học tốt tới mức nào (đủ rộng, yên tĩnh ...)

- địa điểm ăn nghỉ phù hợp và thuận lợi tới mức nào

- không khí lớp có hào hứng và thoải mái không

- mối quan hệ giữa các học viên với nhau

- mối quan hệ giữa giảng viên với học viên

- môi trường lớp có cởi mở khuyến khích học viên phát biểu ý kiến không

 

D.Dưới đây là những yếu tố liên quan đến điều kiện kỹ thuật:

- Số lượng và cấu hình của thiết bị đáp ứng nhu cầu học đến mức nào

- Phần mềm dùng trong khóa học phù hợp với phương pháp giảng dạy Đến mức nào

- Không quá xa lạ với học viên

 

2. Phân tích yếu tố để điều hành và quản lý khóa học tốt hơn

 

Giảng viên cần làm những việc sau để thu thập và phân tích thông tin về những yếu tố trình bày ở trên:

 

- Theo dõi sát hoạt động học tập của học viên

- Đánh giá kết quả bài tập thực hành của học viên

- Thu nhận ý kiến phản hồi/góp ý của học viên thông qua trao đổi trực tiếp

- Phân tích thông tin thu thập được

 

Từ kết quả phân tích, giảng viên có thể đưa ra những điều chỉnh sau:

 

- cách chia nhóm học viên

- cách bố trí lớp học, chỗ ngồi

- xác định những điều học viên cần được giáo viên quan tâm và hỗ trợ

- xác định cách giảng viên quan tâm, hỗ trợ

- điều chỉnh nội dung học

- điều chỉnh tốc độ học

- tổ chức những hoạt động tạo tinh thần hợp tác (hoạt động ngoại khoá, thi đua giữa các nhóm...)

- vv...

 

3. Phương pháp tổ chức lớp học  theo nhÓM

 

Trình tự tiến hành tổ chức và điều hành lớp học theo nhóm:

 

- chia nhóm theo thị lực và khả năng tiếp thu bài giảng

- sắp xếp phòng học và chỗ ngồi theo nhóm. Giảng viên giúp nhóm sắp xếp chỗ ngồi hợp lý để các thành viên trong nhóm có thể nghe và được lắng nghe (nghe giải thích thêm về kết quả bài tập), Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều được tham gia khóa học

- giúp áp dụng phương pháp thảo luận nhóm bao gồm bàn luận, phát biểu, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau

- tạo mối giao lưu thường xuyên giữa các nhóm trong lớp

- giảng viên cần thường xuyên theo dõi diễn biến làm việc của các học viên Để hoàn thành tốt nhiệm vụ điều hành nhóm (để có những tác động phù hợp)

- nhắc nhở những thành viên ít tích cực làm việc

 

4. Dạy và học qua đối thoại

 

Trong các buổi học phải có đối thoại bao gồm quan hệ hỏi đáp giữa học viên và thầy dạy cũng như giữa học viên với nhau, trao đổi kiến thức thúc đẩy học viên động não. Quan hệ đối thoại tạo kích thích cho học viên nảy sinh nhiều ý kiến, ý tưởng trong thời gian ngắn.

 

Dưới đây là các bước của phương pháp động não/ lấy ý kiến:

 

- trình bày chủ đề, vấn đề của bài giảng: khi trình bày giảng viên phải giúp học viên định hướng tìm tòi và khám phá cái mới, gợi mở hướng tư duy logic đạt tới những kiến thức cao hơn. Học viên phải từng bước hiểu cách thức và quá trình hoạt động của máy tính.

- thu thập ý kiến phản hồi từ học viên

- nhóm (phân loại) các ý kiến

- đánh giá các nhóm ý kiến và quyết định bước tiếp theo

 

Giảng viên phải chọn loại câu hỏi phù hợp và phải biết cách xử lý những câu trả lời hoặc những tình huống học viên không trả lời.

 

Các câu hỏi phải có những tác dụng sau:

 

- kích thích người học suy nghĩ

- thúc đẩy nhóm học viên suy nghĩ sâu sắc thêm về vấn đề vừa bàn luận

- giúp khám phá thêm ý nghĩ mới trong nhóm

- giúp thăm dò suy nghĩ của học viên hoặc làm sáng tỏ vấn đề đang dạy

- lôi cuốn sự tham gia của các thành viên trong nhóm

- tăng cường sự chú ý của người học

- khuyến khích sự hợp tác học hỏi giữa các học viên

- khuyến khích những người rụt rè, ít nói tham gia thảo luận

- thu thập ý kiến từ học viên

- giúp thăm dò và làm rõ ý kiến của học viên

 

Thăm dò là một kỹ thuật giúp học viên hiểu rõ vấn đề và học tốt hơn. Dưới đây là một vài cách đặt câu hỏi thăm dò và làm rõ những điều học viên cần hiểu:

 

- Khuyến khích: VD: hãy tiếp tục nói đi…

- Đi sâu vào chi tiết: VD: em hãy nói thêm cho cả lớp nghe…

- Làm rõ: VD: em nói thế… nghĩa là thế nào?

- Thách thức: VD: nếu thế… thì sao?

- Chứng minh: VD: em hãy chứng minh rằng… dựa vào đâu mà em nói rằng…

- Yêu cầu ra ví dụ: em hãy cho  một ví dụ về…

 

            Giảng viên cần đặt câu hỏi mang tính áp dụng nhằm giúp học viên học cách áp dụng kiến thức học được bao gồm quy luật, quy Trình xử lý thông tin trên máy tính… vào những tình huống xử lý cụ thể.

 

Xử lý các câu trả lời hoặc những tình huống học viên không trả lời:

 

- Câu trả lời đúng: khen ngợi, công nhận và đánh giá cao

- Câu trả lời đúng một phần: đánh giá cao phần trả lời đúng, đề nghị học viên khác bổ sung ý kiến, hoàn thiện và yêu cầu học viên xem lại tài liệu

- Câu trả lời sai: ghi nhận sự phát biểu ý kiến, nhận xét câu trả lời chưa chính xác ở đâu và tại sao, đề nghị học viên khác đóng góp ý kiến và hỏi tiếp những câu hỏi khác giúp học viên hiểu ra vì sao câu trả lời chưa chính xác

- Học viên không trả lời: hỏi những học viên khác, hỏi lại câu hỏi bằng từ ngữ khác hoặc cách khác dễ hiểu hơn hoặc giảng lại nội dung/khái niệm

 

5. Kỹ năng giảng dạy

- các em phải học cách soạn  nội dung bài giảng bao gồm lập kế hoạch lên lớp với mục tiêu cụ thể cho từng buổi dạy, hãy tham khảo hai ví dụ là mẫu kế hoạch giảng dạy theo môn học và kế hoạch giảng dạy môn excel trong phụ lục

 

- các em học cách trình bày bài giảng theo chương trình định sẵn. Tại phần thực hành này các em phải chú ý đến thiết lập quan hệ tương tác (giao tiếp với ngữ điệu khác nhau) giữa giảng viên và học viên khiếm thị. Sau đó các thầy và các em khác trong nhóm sẽ đưa ra nhận xét và ý kiến xây dựng.

- các em cũng phải học cách luyện kỹ năng thực hành: trong các phần học phải có thời gian làm bài tập. Giảng viên phải chọn loại bài tập phù hợp và phải biết cách giúp học viên xử lý các tình huống khó khăn.

 

            Giảng viên phải chú ý đến những điểm sau trong thời gian làm bài tập: Giải đáp kịp thời những thắc mắc của học viên về nghĩa của thuật ngữ tin học dùng trong bài tập , hỗ trợ kịp thời khi kết quả không đạt được như yêu cầu trong bài tập, điều chỉnh thời gian làm bài tập phù hợp với thực tế khả năng làm của học viên và yêu cầu của bài tập, và đưa thêm bài tập trong trường hợp họ hoàn thành bài tập trước và phải chờ các học viên khác

 

6. KỸ NĂNG TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP

 

Mỗi bài học đều cần có phần tạo hứng hú nhằm thu hút sự chú ý, kích thích sự háo hức học bài mới của học viên. Chỉ khi học viên đã sẵn sàng học, họ mới có thể học tốt được. Phần tạo hứng thú phảI gắn liền với chủ đề bài học.

 

Phần tạo hứng thú học tập tốt phải đạt được ít nhất là một vài trong những điểm nêu dưới đây:

 

- thu hút sự chú ý và khơi dậy niềm hứng thú học của học viên

- thiết lập mối quan hệ giữa bài cũ và bài mới

- giới thiệu mục tiêu bài học

- nêu bật được tầm quan trọng và tính thiết thực của bài học

- giới thiệu những điều gì sắp diễn ra trong phần học tới

 

Một số cách tạo hứng thú học tập:

 

- Bí quyết tạo hứng thú nằm ở sự đa dạng và sáng tạo trong các bài giảng. Giảng viên cần sáng tạo ra những cách giảng dạy mới đem lại điều mới lạ nhằm tránh cảm giác nhàm chán

- giới thiệu và giải thích các chức năng hữu ích của các thiết bị máy tính

- giới thiệu và giải thích các cách tiếp cận khác nhau để đạt tới các mục tiêu xử lý cụ thể theo từng chủ đề

- trình diễn các tiện ích / chức năng của phần mềm để đáp ứng những đòi hỏi xử lý cụ thể thường gặp nhất trong thực tế

- Hỏi chuyện học viên liên quan đến chủ đề học

- đưa ra một vài câu hỏi thách đố để học viên đào sâu suy nghĩ

- Nói rõ kết thúc bài học, học viên sẽ học được những gì

 

7.ĐÁNH GIÁ KHOÁ HỌC

 

Việc đánh giá khoá học (đánh giá quá trình học tập của học viên) nhằm vào những mục đích sau:

 

- xác định xem mục tiêu khoá học có đạt không và đạt ở mức độ nào

- tìm ra những điểm cần bổ sung và cải tiến

 

Dưới đây là các bên tham gia đánh giá khoá học:

 

- giảng viên

- học viên

- tổ chức thực hiện hoặc cơ quan chủ quản (hội người mù)

- nhà tài trợ

 

Dưới đây là những lĩnh vực cần được đánh giá:

 

            A.Đánh giá đầu ra:

- Sự tham gia và thái độ của học viên đối với khoá học

- Kết quả học tập của học viên

- Mức độ nâng cao hoặc mở rộng kiến thức và kỹ năng của học viên

- Khả năng áp dụng kiến thức, kỹ năng của học viên vào thực tiễn

- Những đóng góp của học viên mang lại phổ cập tin học trong cộng đồng người khiếm thị

 

            B.Đánh giá đầu vào:

 

- tài liệu dạy và học

- phương pháp, Khả năng giảng dạy của giảng viên

- cách học, khả năng tiếp thu của học viên

- môi trường học tập

 

            Khoá học cần được đánh giá vào những thời điểm sau:

 

- trong thời gian học (cuối mỗi ngày học và cuối mỗi phần khóa học)

- ngay khi kết thúc khoá học

- một thời gian sau khoá học

 

Ghi chú: Đánh giá cuối ngày học giúp giảng viên có thể đưa ra những thay đổi, điều chỉnh kịp thời nhằm đáp ứng tốt nhu cầu học của học viên.

 

Đánh giá khoá học bằng những cách sau:

 

- kiểm tra đánh giá kết quả học tập qua thực hành trên máy tính và vấn đáp

- theo dõi sát quá trình học tập của học viên

- xác định không khí học tập trong lớp (mức độ hào hứng, thoải mái và hài lòng của học viên)

- thảo luận giữa giảng viên và học viên về quá trình dạy và học

- chia sẻ trước lớp những điều mỗi học viên học được trong buổi học

- xác định mức độ thay đổi trong kiến thức và kỹ năng của mỗi học viên trước và sau khoá học cho từng phần nội dung theo thang điểm hoặc mức độ (rất tốt, tốt, được, kém)

- sử dụng phiếu đánh giá để học viên và giảng  viên cho ý kiến

 

 

Hoàng Kim (theo Hoàng Mộc Kiên)

 

Phụ lục

 

Mẫu kế hoạch giảng dạy theo môn học

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRƯỜNG TC KTTH HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY

Môn:…………………………………………………………..

Thời lượng:…. ………………………………….(tiết)

Chuyên ngành: ……………………………………………….

Họ tên giáo viên: ……………………………………………..

 

Ngày lên lớp

Số tiết

Nội dung

LT

TH

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xác nhận của Phòng đào tạo

Hà nội, ngày 12 tháng 9 năm 2010

TỔ TRƯỞNG BỘ MÔN

 

 

 

 

 

Kế hoạch giảng dạy môn excel

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRƯỜNG TC KTTH HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY

Môn:EXCEL

Thời lượng:45 tiết

Chuyên ngành: Kế toán tin học

Họ tên giáo viên: Nguyễn Phương Thảo

 

Ngày lên lớp

Số tiết

Nội dung

LT

TH

Ghi chú

 

Buổi 1

(5 tiết)

Bài 1: Bài mở đầu

1.      Giới thiệu chung về phần mềm Microsoft Excel

2.      Khởi động và thoát khỏi chương trình

3.      Giới thiệu màn hình Excel và thiết lập môi trường làm việc

4.      Các khái niệm cơ bản (Workbook, Worksheet, Cell, địa chỉ tương đối, địa chỉ tuyệt đối, địa chỉ hỗn hợp)

Bài 2: Chương 1: Các thao tác cơ bản trong Excel

I. Thao tác với tệp bảng tính

II. Các thao tác với bảng tính

III. Các thao tác với dữ liệu

+ Giới thiệu các loại dữ liệu trong Excel

+ Nhập dữ liệu

3

2

 

 

Buổi 2

(5 tiết)

Bài 2 (tiếp phần III)

+ Sao chép dữ  liệu (Sao chép thông thường và Sao chép đặc biệt – Paste Special)

+ Di chuyển dữ liệu

+ Xoá dữ liệu

+ Điền tự động dữ liệu

0.5

1

 

Bài 3: Định dạng bảng tính

1. Định dạng Font        

2. Định dạng dữ liệu số (số, tiền tệ, ngày tháng, định dạng tuỳ biến…)

3. Định dạng bằng AutoFormat

4. Định dạng ô chứa dữ liệu có điều kiện

5. Sao chép định dạng

1.5

2

 

 

Buổi 3 (5 tiết)

Bài 3: (tiếp)

6. Căn chỉnh dữ liệu trong ô

7. Tạo đường viền và tô màu nền

0.5

1

 

Bài 4: Tính toán – các hàm cơ bản

I. Tính toán trong bảng tính

II. Hàm trong Excel

III. Các nhóm hàm cơ bản trong Excel

1. Nhóm hàm toán học và lượng giác

2. Nhóm hàm thống kê

2

1.5

 

 

Buổi 4

(5 tiết)

Bài 4: (tiếp)

3. Nhóm hàm Logic

4. Nhóm hàm xử lý chuỗi

5. Nhóm hàm Ngày, giờ

- Kiểm tra 1 tiết

2

2

 

 

 

1

 

 

Buổi 5

(5 tiết)

Bài 4: (tiếp)

6. Nhóm hàm tìm kiếm

7. Nhóm hàm đổi kiểu

1

1.5

 

IV. Hàm cơ sở dữ liệu

1. Khái niệm về cơ sở dữ liệu

2. Quy tắc xây dựng CSDL trong Excel

3. Một số hàm CSDL : Dsum, Dcount, Dcounta, Daverage, Dmin, Dmax

1.5

1

 

 

Buổi 6

(5 tiết)

Bài 4: (tiếp)

- Kiểm tra 1 tiết

Bài 5: Xử lý dữ liệu trên bảng tính

I. Sắp xếp dữ liệu

II. Lọc dữ liệu

III. Tổng hợp dữ liệu theo nhóm

 

 

2

 

1

2

 

 

Buổi 7

(5 tiết)

Bài 5: (tiếp)

IV. Tổng hợp dữ liệu từ các khối

V. Pivot table

VI. Liên kết Excel với các chương trình ứng dụng khác

1. Nhúng trộn Excel với Word

2. Chèn bảng tính Excel mới vào văn bản Word

3. Chèn bảng tính Excel có sẵn vào trong văn bản word

2

3

 

 

Buổi 8

(5 tiết)

Bài 5 (tiếp)

4. Liên kết một phần của bảng tính với văn bản Word

5. Trộn tài liệu Word vào Excel

0.5

1

 

Bài 6: Biểu đồ - hình ảnh – bảng tính

I. Vẽ biểu đồ

II. Chèn hình ảnh

III. Tạo Macro đơn giản

 1

2.5

 

 

Buổi 9

(5 tiết)

IV. In ấn

Ôn tập

Kiểm tra hết môn

2

3

 

 

 

PHÒNG ĐÀO TẠO

Hà nội, ngày 12 tháng 9 năm 2010

TỔ TRƯỞNG BỘ MÔN

 

Lượt xem : 12532 Người đăng : admin
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo