Trang chủ --> PHCN --> Nội dung quản lí giáo dục trẻ khuyết tật (P 2)
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Nội dung quản lí giáo dục trẻ khuyết tật (P 2)

 

 

    (Thế giới matxa) - 4/ Quản lí hoạt động dạy học và giáo dục trẻ khuyết tật Bao gồm:


            - Quản lí hoạt động dạy học nghĩa là quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên và quản lí hoạt động học tập của trẻ khuyết tật, nhưng trước hết là quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên.

            - Quản lí hoạt động dạy học và giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật thông qua quản lí hoạt động tổ chuyên môn, đội ngũ giáo viên phụ trách lớp và đội ngũ giáo viên cốt cán, cán sự lớp, các tổ chức trong nhà trường và vòng tay bạn bè của trẻ khuyết tật.

            - Quản lí việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.

            - Quản lí hoạt động làm và sử dụng đồ dùng, phương tiện giáo dục và dạy học phù hợp với trẻ khuyết tật.

            - Quản lí các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của trẻ khuyết tật.

4.1/ Quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên và quản lí hoạt động học tập của trẻ khuyết tật, nhưng trước hết là quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên.

            Quản lí hoạt động dạy: Thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch và đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học. Tập trung chủ yếu vào quản lí các khâu soạn bài, giảng bài và đánh giá kết quả dạy học.

            Quản lí hoạt động học: Thực hiện nề nếp học tập và thực hiện kế hoạch dạy học dựa trên kế hoạch giáo dục cá nhân trẻ khuyết tật đã xây dựng.

            - Quản lí hoạt động học của trẻ khuyết tật không chỉ giới hạn trong lớp học mà còn phải chú ý đến các hoạt động học tập ngoài lớp học và tại gia đình trẻ.

            - Ngoài kiến thức ở mức độ cho phép, trẻ khuyết tật cần phải được cung cấp càng nhiêề kĩ năng sống càng tốt để có thể sống một cách độc lập, hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng xã hội sau nhà trường.

4.2/ Quản lí hoạt động dạy học và giáo dục trẻ khuyết tật thông qua quản lí hoạt động tổ chuyên môn, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và giáo viên cốt cán, cán sự lớp, các tổ chức trong nhà trường và vòng tay bạn bè của trẻ khuyết tật

            Tổ trưởng chuyên môn có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch dạy học trẻ khuyết tật trong kế hoạch dạy học chung của tổ, giám sát thực hiện kế hoạch dạy học của giáo viên trong tổ, tổ chức hoạt động nâng cao trình độ chuyên môn về dạy học trẻ khuyết tật cho tổ viên, tổ chức kiểm tra, đánh giá thực hiện nề nếp và chất lượng dạy học trẻ khuyết tật trên cơ sở quy chế chuyên môn.

            Giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm trưc tiếp đến một tiến trình thực hiện giáo dục trẻ khuyết tật cả trong và ngoài nhà trường.

            Giáo viên cốt  cán trong nhà trường thông thường cũng chính là giáo viên chủ nhiệm lớp có trẻ khuyết tật theo học, giúp Hiệu tr

Lượt xem : 21383 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo