tin tức nổi bật
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Tẩm quất người mù Hoàng Kim tổ chức lớp Tập huấn kỹ thuật massage làm đẹp da mặt, massage giảm mỡ bụng cạo gió, giác hơi ống trúc cho nhân viên
- Góp máy tính cho người khuyết tật
- Chương trình tài trợ 1000 máy xông hơi cho thành viên hội người mù việt nam
- Những ngón tay dệt nên thần thoại
- Quyển sách: Món ngon ngày tết
- Giám đốc Trung tâm Hoàng Kim được ghi nhận là thành viên tích cực của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (năm 2012)
- video người mù vượt qua bóng tối (P1) (năm 2012)
- Giới thiệu 2: Đĩa âm nhạc tẩm quất người mù Hoàng Kim
- Tuyển dụng nhân viên làm tẩm quất ở Hoàng Kim
- Người giàu không ở... hai con mắt
- Biển tẩm quất người mù bị trịch thu vì ảnh hưởng đến làng văn hóa
- Những ngón đàn xuyên suốt màn đêm
- Hoàng kim trước thềm xuân mới.
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
Tỉ phú người mù và những việc làm kỳ diệu
Có một người đàn ông, dù khiếm thị, song vẫn lập doanh nghiệp làm ăn, thậm chí xây nhà nghỉ để kinh doanh. Nghị lực của người đàn ông nhỏ bé này là tấm gương lớn để học hỏi.
Đi buôn cá
Đến xã Hoàng Hanh (Ninh Giang, Hải Dương) hỏi anh Liên mù, ai cũng biết. Bởi vì, cả xã Hoàng Hanh có mỗi cái nhà nghỉ, mà anh Liên mù lại là ông chủ của cái nhà nghỉ đó.
Ngôi nhà nghỉ nằm cạnh con đường liên huyện, giữa thị tứ Hoàng Hanh. Anh Nguyễn Văn Liên lần mò đón khách, thu chứng minh thư rồi giao chìa khóa. Mọi việc anh làm thoăn thoắt như người mắt sáng.
Anh Nguyễn Văn Liên sinh năm 1971, hiện là Phó Chủ tịch Hội người mù huyện Ninh Giang. Theo anh Liên, có thể anh bị ảnh hưởng di chứng chất độc da cam từ bố. Bố anh Liên từng có nhiều năm ở chiến trường, chiến đấu từ Quảng Trị vào đến Phước Long, từng bị sức ép bom phải xuất ngũ. Bố mẹ sinh được 5 người con, thì chị cả bị mù bẩm sinh, chị thứ hai bị dị tật ở miệng. Riêng Liên và người em trai mắt kém từ bé. Lúc trưởng thành, người em mắt vẫn mờ mờ, nhưng anh Liên thì mù hẳn.
Dù học giỏi, nhưng nhà nghèo, nên học hết lớp 12, Liên phải ở nhà làm ruộng giúp bố mẹ. Năm 23 tuổi, anh yêu và lấy cô gái Nguyễn Thị Thu, quê ở xã Đồng Quang, huyện Gia Lộc kế bên. Lần lượt một cậu con trai, một cô con gái ra đời. Cuộc sống không khá giả, song cũng không đói khổ.
Thế nhưng, biến cố lớn trong đời xảy đến vào năm 1999. Đôi mắt sau bao nhiêu năm lờ mờ đã chính thức mù tịt. Vợ chồng dắt díu nhau đi khắp các bệnh viện trong Nam ngoài Bắc, song không ăn thua gì. Bác sĩ kết luận anh bị thoái hóa võng mạc.
Dù bị mù song anh Liên vẫn rất lạc quan, yêu đời.
Đã có lúc anh tiêu cực định tìm đến cái chết, nhưng nghĩ đến người vợ đảm đang, yêu thương chồng hết mực và hai đứa con tội nghiệp, anh lại gắng gượng sống. Thật không ngờ, đôi mắt mất đi, nghị lực người đàn ông trong anh lại mạnh mẽ hơn gấp trăm lần. Anh Liên nói vui: “Nếu mình không mù có khi lại không được khá giả như ngày nay”.
Từ ngày hỏng mắt, anh chả làm được việc gì ngoài trông con cho vợ. Chị Thu sợ anh buồn, nên mua tặng chồng chiếc đài. Anh Liên bảo: “Với mình, chiếc đài đúng là bà Tiên, là ông Bụt. “Ông Bụt” đã chỉ cho mình cách làm ăn, cách vượt lên số phận. Cả đất nước mình, có hàng vạn người bất hạnh, tật nguyền, chứ không riêng gì mình. Qua chiếc đài, mình hiểu rằng, con người vẫn có thể sống được bằng khối óc”.
Sau khi tính toán đủ mọi nghề, anh Liên thấy khởi tạo nghề mây tre đan là hợp lý nhất. Công việc trực tiếp đã có bàn tay công nhân, nguyên liệu thì có sẵn, sản phẩm đã có đầu ra. Điều quan trọng nhất là vốn và công tác quản lý công nhân, mà việc này cần bộ óc, chứ đôi mắt không quan trọng bằng.
Thế rồi, anh nhờ vợ chở sang tận Hà Nam, gặp ông chủ của một cơ sở mây tre đan lớn, là điển hình tiên tiến đã được đưa lên đài. Anh gặp gỡ ông chủ nọ, tìm hiểu về nghề, cách thức mở cơ sở sản xuất.
Được sự giúp đỡ tận tình của ông chủ bên Hà Nam, vợ chồng anh đã mở cơ sở gia công tại nhà. Vợ anh động viên bà con trong xã đến nhà anh học nghề. Giáo viên là những thợ lành nghề mà anh thuê.
Thế rồi, anh Liên trở thành ông chủ của xưởng mây tre đan. Ban đầu, xưởng chỉ có vài chục người, là những nông dân trong xóm. Nhưng ông chủ tốt bụng, trả lương cao, công việc lại hợp với người nông dân trong lúc nông nhàn, nên lượng công nhân tăng lên rất nhanh. Từ 50 công nhân lúc đầu, đã tăng lên tới 500 người vào thời kỳ cao điểm. Các cơ sở mở rộng từ xã An Đức ra khắp huyện Ninh Giang, rồi các huyện lân cận.
Vợ chồng anh Liên chạy đi chạy về như con thoi, hết nhập nguyên liệu, rồi xuất hàng. Dù đôi mắt mù lòa, song chỉ cần sờ vào sản phẩm, anh biết chất lượng ra sao, có đủ tiêu chuẩn xuất khẩu hay không. Thời kỳ đỉnh cao đó, mỗi lần xuất hàng, ông chủ mù Nguyễn Văn Liên thu về cả bao tải tiền, hết tỉ nọ đến tỉ kia, trừ vốn, trả lương công nhân, mỗi tháng lãi cả trăm triệu.
Năm 2005, ai cũng ngỡ ngàng khi gương điển hình thi đua yêu nước trên lĩnh vực kinh tế của Hải Dương lại là một chàng trai mù. Anh Liên đã xuất sắc vượt lên hoàn cảnh, làm giàu cho bản thân, mang lại công ăn việc làm cho hàng trăm nông dân ở vùng quê nghèo.
Nhưng rồi, thời kỳ thịnh vượng của mây tre đan đã trôi qua nhanh chóng. Hàng ngàn cơ sở mây tre đan mọc lên khắp cả nước khiến tình hình cạnh tranh thêm khốc liệt, trong khi đó xuất khẩu lại vô cùng khó khăn. Hàng hóa làm ra chất đầy mấy kho mà không xuất được, để không có chỗ, mà bán không ai mua. Đang lúc khốn đốn, ông chủ của doanh nghiệp đầu mối bên Hà Nam mà anh nhập nguyên liệu và xuất hàng đột tử. Mấy trăm triệu họ nợ không đòi được, coi như mất trắng. Cơ sở mây tre đan đóng cửa, ông chủ Nguyễn Văn Liên trắng tay.
Không chịu thất bại, anh chàng mù Nguyễn Văn Liên nghĩ kế làm ăn mới. Kế làm ăn này xuất phát từ sự thương cảm với công việc của người vợ.
Sau khi cơ sở mây tre đan đóng cửa, chị Thu đi buôn cá. Hôm nào chị cũng dậy từ 1-2 giờ sáng, phóng xe máy đến đầm đìa thu mua cá. Khi nào cá đầy 2 sọt, chị chở đến các chợ đầu mối giao cho dân buôn về Hà Nội.
Thương vợ vất vả sớm hôm, rét mướt, anh Liên đã vay mượn sắm một chiếc xe tải cũ với giá 300 triệu đồng. Cậu em được thuê làm lái xe. Hàng ngày, anh Liên cùng vợ và cậu em đi khắp huyện thu mua cá, rồi chở thẳng lên Hà Nội giao cho các tư thương.
Làm ăn lớn, trúng quả, nên chỉ thời gian sau, anh lại đủ tiền mua thêm chiếc xe tải mới tinh nữa. Chiếc xe này giao cho đứa cháu lái, có nhiệm vụ chở cá xuống Hải Phòng phân phối. Toàn bộ cá mú ở vùng chiêm trũng Ân Thi và Ninh Giang được anh bao quát hết. Nguyễn Văn Liên tính toán, cứ đà kiếm tiền như thế này, anh sẽ sắm thêm vài chiếc xe tải nữa để mở doanh nghiệp chuyên chở vật liệu trong huyện.
Tuy nhiên, năm 2007, vợ chồng anh gặp hạn nặng. Chiếc xe tải do cậu cháu lái đã đâm vào xe container, lật ngửa, bẹp dúm. Cậu cháu nằm viện vài tháng, tiêu của anh mất trăm triệu bạc, may mà giữ được mạng sống. Mấy tấn cá trắm trị giá 90 triệu đồng bị mất trắng, vì khi đổ tung tóe ra đường, dân quanh đó kéo ra cướp sạch. Chiếc xe bán vội cho đám thu mua đồng nát được gần 100 triệu, vừa đủ bù đắp thiệt hại mấy tấn cá. Riêng vụ tai nạn đó, anh Liên mất đứt 500 triệu đồng.
Sau vụ tai nạn này, anh Liên thấy nghề kinh doanh vận tải ẩn chứa nhiều rủi ro, không thể tiếp tục theo đuổi. Bản thân anh bị mù, không chủ động được, tài sản phó mặc cho người khác, như vậy, không có sự yên tâm. Anh để lại chiếc xe tải cho cậu em và nghĩ kế làm ăn khác phù hợp với người khiếm thị.
Xây nhà nghỉ
Ảnh Ngôi nhà nghỉ 1 tỉ của anh liên mù
Một hôm, đang lần mò cuốc bộ từ Hội Chữ thập đỏ huyện Ninh Giang về nhà, một đôi trai gái dừng xe hỏi: “Gần đây có nhà nghỉ nào không anh?”. Anh Nguyễn Văn Liên gỡ cặp kính đen ra bảo: “Tôi bị mù, có nhìn thấy gì đâu mà biết”. Cô nàng cằn nhằn: “Đúng là chỗ quê mùa, đi mãi không tìm được nhà nghỉ”. Rồi họ rồ ga phóng mất.
Không ngờ, câu nói thô lỗ của cô gái nọ lại khai mở đầu óc anh chàng Nguyễn Văn Liên mù lòa.
Ngay đêm ấy, anh dặn vợ ngày mai không đi làm nữa, mà chở anh đi tìm… nhà nghỉ. Chị Thu bảo: “Gớm, muốn sinh con thì ở nhà chả được, việc gì phải bày vẽ khách sạn với nhà nghỉ”. Anh Liên nghe vợ mắng yêu, chỉ tủm tỉm cười.
Không hiểu ông chồng mù lại có ý tưởng quái gở gì, nhưng chị Thu luôn tin chồng và làm theo ý của anh. Sớm hôm sau, chị nhằm hướng thị trấn Ninh Giang để đi, vì thị trấn Ninh Giang thiếu gì nhà nghỉ và khách sạn. Tuy nhiên, anh Liên không đồng ý đi theo hướng ấy. Anh bảo: “Em cứ chở anh đi hết các xã ở phía Tây huyện Ninh Giang, đến tận Gia Lộc, hễ thấy nhà nghỉ hay khách sạn nào thì vào”.
Đường đến thị trấn Ninh Giang không xa mấy, lại lắm nhà nghỉ thì không đi, ông chồng mù của chị Thu lại cứ đòi đi quanh mấy xã nghèo chiêm trũng thì tìm đâu ra nhà nghỉ. Đi hết cả ngày, qua gần chục xã, hỏi mỏi cả mồm, mà không tìm được cái nhà nghỉ nào, dù xập xệ nhất ở phía Tây huyện Ninh Giang.
Đêm hôm ấy, khi đã về nhà, anh Liên tuyên bố với vợ: “Anh đã nghĩ ra cách làm giàu rồi em ạ. Cách này không cần phải mắt sáng, cũng chẳng phải vất vả nhọc nhằn, mà cứ từ từ hưởng lợi. Anh sẽ xây một cái nhà nghỉ”.
Nghe anh chồng mù đề xuất xây nhà nghỉ, chị Thu cũng choáng. Tuy nhiên, rõ ràng ý tưởng của anh rất tốt và cơ hội thành công rất cao, bởi cả vùng rộng lớn phía Tây của huyện Ninh Giang không có cái nhà nghỉ nào.
Có ý tưởng rồi, chị Thu lại chở chồng đi tìm địa điểm hợp lý để xây dựng nhà nghỉ. Anh Liên đã quyết định mua một miếng đất ở xã Đức Xương thuộc huyện Gia Lộc, cách xã An Đức, nơi anh sinh sống không xa lắm.
Mặc dù mảnh đất không nằm ở nơi trung tâm đô hội nhưng lại nằm ở mặt tỉnh lộ 20B, chỗ giao nhau giữa những cung đường đi huyện Ninh Giang, Gia Lộc và Thanh Miện. Như vậy, nếu xây dựng nhà nghỉ ở khu vực này, khách ở những xã quanh vùng sẽ tìm đến nhà nghỉ hoặc khách lỡ đường cũng sẽ nghỉ ở đây.
Nghĩ là làm, năm 2008, anh Liên mù dồn hết vốn liếng, vay mượn thêm, rồi tiến hành khởi công xây dựng nhà nghỉ bình dân trị giá gần tỉ bạc. Quả đúng như mong đợi, khách đến nghỉ rất đông. Để đáp ứng nhu cầu người nghèo cần chỗ nghỉ, anh tiếp tục xây dựng dãy nhà cấp bốn trên phần đất thừa phía sau ngôi nhà nghỉ này.
Công việc kinh doanh nhà nghỉ rất thành công, nên đến cuối năm 2009, anh Liên lại tiếp tục dồn tiền, vay mượn thêm để đầu tư xây dựng một ngôi nhà nghỉ mới trị giá 1 tỷ đồng ở xã Hoàng Hanh, thuộc huyện Ninh Giang.
Ngôi nhà nghỉ này cao 3 tầng, có 11 phòng ở tầng 2 và tầng 3. Tầng 1 là nơi vợ chồng, con cái anh ăn ở, sinh hoạt.
Vậy là, chỉ trong 2 năm, anh chàng mù Nguyễn Văn Liên đã trở thành ông chủ của hai ngôi nhà nghỉ bình dân. Mặc dù lượng tài sản như vậy không phải là lớn, song anh Liên mù đã trở thành “đại gia” ở vùng quê nghèo chiêm trũng này. Với hai ngôi nhà nghỉ, dù gia đình tiêu pha thoải mái, mỗi tháng vợ chồng anh vẫn để ra được 30-40 triệu đồng.
Điều lạ là, anh chàng mù Nguyễn Văn Liên đã là trụ cột của đại gia đình từ nhiều năm nay. Anh chị em của anh Liên, kể cả những người mắt sáng, khỏe mạnh bình thường đều nghèo khổ. Anh Liên đã xây dựng cho bà chị cả, bị mù bẩm sinh một ngôi nhà mái bằng khang trang, chu cấp nuôi dưỡng chị đầy đủ. Người chị bị dị tật ở miệng cũng từng lấy chồng, nhưng chồng chết vì ung thư. Thương chị ở nhà dột nát, năm ngoái, anh Liên cũng đã đập bỏ ngôi nhà cũ, dựng lại cho chị một ngôi nhà mái bằng chắc chắn.
Trong cuộc đời làm báo, tôi đã gặp hàng trăm người khiếm thị có nghị lực kiên cường, vươn lên trong cuộc sống, tuy nhiên, hầu hết trong số họ chỉ có thể kiếm sống bằng những công việc đơn giản như tẩm quất, chẻ tăm, làm chổi đót hoặc những công việc thủ công thô sơ… Nhưng anh Liên là trường hợp đặc biệt. Anh bảo: “Theo quan niệm của tôi, người mù không phải khiếm khuyết ở mắt, mà khiếm khuyết ở não. Người mù chỉ không nhìn thấy những thứ trước mắt, chứ suy nghĩ, phán đoán đâu có kém người mắt sáng. Nếu không dùng bộ não, chỉ trông vào đôi tay khéo léo, thì chỉ thành một anh thợ lành nghề, chứ không thể làm giàu được”.
Với quan niệm như thế, anh Liên luôn bắt bộ não của mình vận động, suy nghĩ. Anh chịu khó nghe đài, học hỏi từ những nhân vật trên truyền hình, nghe những âm thanh xung quanh mình, để chắt lọc lấy kinh nghiệm và tìm đường sáng tạo riêng.
Khát vọng làm giàu cho người mù
Anh Liên quan niệm, cái quan trọng nhất để một con người thành công là nghị lực và đam mê. Khi đã có hai tố chất này, kết hợp với hoàn cảnh nữa, thì làm gì cũng thành công. Và với người mù, thì hai yếu tố nghị lực và đam mê càng phải mạnh mẽ.
Chính vì quan niệm như thế mà anh Nguyễn Văn Liên làm việc gì cũng thành công. Tôi vào phòng riêng của anh, thấy trong tủ chứa đủ các loại bằng khen, giấy khen, huy chương...
Có thể nói, người đàn ông khiếm thị Nguyễn Văn Liên này là người “văn võ toàn tài”. Là một người làm kinh tế giỏi, làm nghề giỏi, thể thao giỏi và làm nghệ thuật cũng giỏi nốt.
Hồi tham gia vào Hội Người mù huyện Ninh Giang, anh chỉ học xoa bóp bấm huyệt độ hơn tháng, đã thành thạo hơn cả thầy dạy. Trong cuộc thi hành nghề xoa bóp bấm huyệt, anh đã vượt lên cả ngàn hội viên trong toàn tỉnh đoạt giải “Bàn tay vàng”.
Nghe anh kể chuyện Hội Người mù huyện Ninh Giang cử đi tham dự giải điền kinh toàn tỉnh mà khâm phục nghị lực phi thường của anh. Trước đó, anh chẳng tham gia sự kiện thể thao gì, cũng chẳng bao giờ tập thể dục. Nhưng Hội biết anh là người có ý chí rất cao nên cử anh tham gia, được giải thì tốt, chẳng được thì thôi.
Thời hạn giải điền kinh cho người khuyết tật toàn tỉnh còn có một tháng, nên ngày đêm anh chạy thục mạng ở sân vận động của xã. Anh cứ nhằm hướng tiếng vợ gọi mà chạy đi chạy lại.
Chỉ tập chạy có một tháng, mà anh đoạt giải nhất, vượt qua cả những hội viên là vận động viên khuyết tật quốc gia. Được giải nhất tỉnh, nên Hội Người mù tỉnh Hải Dương đã cử anh tham gia giải toàn quốc vào tháng sau. Vì thời gian tập luyện quá gấp rút, chỉ có một tháng, nên trong giải Paragame năm 2005 anh chỉ được huy chương đồng. Nếu được tập luyện nhiều hơn, chắc chắn anh sẽ đoạt giải cao hơn.
Những ngày mới bị mù hoàn toàn, không biết làm gì, anh Liên ngồi nghe đài để học hát chèo và dân ca. Chỉ học hát theo đài vào ngày thứ 7 và chủ nhật, mà anh chàng mù này đoạt huy chương bạc toàn quốc trong cuộc thi Tiếng hát từ trái tim 2006.
Vì quá mê chèo, nên hồi làm ông chủ cơ sở mây tre đan, có tiền, anh Liên đã thành lập một đội hát chèo ở xã An Đức quê anh. Ban ngày, anh lo công việc ở cơ sở sản xuất, đêm đi dạy hát cho bác bà, các chị, các em, toàn là nông dân chân lấm tay bùn. Anh tự bỏ tiền thành lập và duy trì hoạt động của đội chèo này.
Đội chèo của anh Liên mù không những nổi tiếng nhất huyện Ninh Giang mà còn cả tỉnh Hải Dương. Hễ trong huyện có dịp liên hoan, lễ lạt gì, không thể thiếu tiết mục của đội chèo gồm các bà, các chị, các anh nông dân. Vào những ngày lễ, ngày tết, đài phát thanh xã, huyện liên tục phát những làn điệu chèo do anh Liên và đội chèo của anh thể hiện.
Qua mấy năm “truyền bá văn hóa hát chèo”, hiện các thôn trong xã An Đức đều đã có đội chèo do anh thành lập, giảng dạy. Không những thế, nhiều xã ở các huyện kế bên như Gia Lộc, Bình Giang, thậm chí cả Phù Cừ (Hưng Yên), cũng mời anh Liên mù đến thành lập đội chèo và dạy hát cho họ.
Giải B cuộc thi Tiếng hát từ trái tim.
Thi thoảng, cán bộ xã, những người yêu chèo, lại đánh xe sang tận Ninh Giang mời anh đến địa phương giúp đỡ họ. Mỗi chuyến đi lập đội chèo, dạy hát thường kéo dài cả tuần, song không bao giờ anh lấy một đồng tiền công nào. Việc anh bỏ công sức là để thỏa niềm đam mê chèo, muốn phổ biến loại hình nghệ thuật cổ này cho bà con nông dân, chứ không hề vì tiền bạc.
Hiện tại, anh Liên giao công việc kinh doanh nhà nghỉ cho vợ và cô em gái. Vợ quản lý ngôi nhà nghỉ ở xã Hoàng Hanh, em gái quản lý ngôi nhà ở xã Đức Xương, còn anh toàn tâm toàn ý phát triển Hội Người mù huyện Ninh Giang và đi khắp nơi dạy nông dân hát chèo và dân ca.
Tôi hỏi anh Liên: “Anh là người rất chịu khó, sáng tạo, vậy anh có thêm ý tưởng gì để làm giàu trong tương lai nữa không?”. Anh Liên bảo: “Với một người mù như tôi, dựng được cơ ngơi như thế này là đủ rồi. Tôi không có nhiều khát vọng làm giàu cho riêng mình nữa, mà ấp ủ tạo công ăn việc làm cho anh chị em hội viên của mình”.
Anh Liên đã thành công trong việc xây dựng các cơ sở tẩm quất, bấm huyệt cao cấp để phục vụ khách hàng nhiều tiền, mang lại lợi nhuận cao hơn. Tại các cơ sở này, ngoài bấm huyệt, khách còn được xông hơi, ngâm các bài thuốc dân tộc. Chính vì thế, các cơ sở tẩm quất người mù của Hội do anh lập ra hút khách rất đông, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho anh chị em khiếm thị trong huyện. Đây là mô hình duy nhất có ở Hội Người mù tỉnh Hải Dương.
Tuy nhiên, tham vọng của anh Liên dành cho Hội còn lớn hơn nhiều. Anh muốn xây dựng một xưởng sản xuất đồ mỹ nghệ mà công nhân là những người khiếm thị trong Hội. Anh muốn các hội viên có được công việc ổn định, thu nhập cao. Ý tưởng có rồi, nhưng hiện chưa đủ vốn và mặt bằng. Nếu có sự giúp sức của Nhà nước, thì khả năng thành công là rất cao.
Có thể nói, người đàn ông mù Nguyễn Văn Liên đã thành đạt ở mọi lĩnh vực, hơn hẳn hàng triệu người mắt sáng. Anh có một công việc ổn định ở Hội Người mù với mức lương hơn 2 triệu đồng, có hai nhà nghỉ với thu nhập vài chục triệu mỗi tháng, có thời gian để theo đuổi đam mê dạy hát chèo, dân ca, và điều đặc biệt là anh có một gia đình hạnh phúc. Người vợ đảm đang, hết mực thương yêu chồng, 3 đứa con ngoan, học giỏi. Cả 3 cháu đều là học sinh giỏi toàn diện. Riêng cháu lớn, đang học lớp 11 là học sinh giỏi cấp tỉnh.
Đặng Toan
Hoàng Kim - theo VTC News
Ý kiến độc giả
Các tin liên quan
- Tài năng đáng kinh ngạc của cậu bé mù
- Chuyện cổ tích về người phụ nữ nguyện lấy chồng mù, bại liệt
- » Nghị lực của một người khiếm thị
- Người đàn ông mù ở Hà Nội biết đi xe đạp và có… 10 vợ
- Nghị lực cô gái mù vì u não giành giải thưởng của Bill Gates
- Chuyện cổ tích về ông lão mù nơi xứ Mường
- Người đàn ông mù hành nghề chụp ảnh
- Nghị lực đến trường của cô bé khiếm thị
- Nghị lực phi thường vượt qua số phận của người đàn ông mù tự tay đóng gạch để xây nhà
- Ông già mù có biệt tài "chinh phục" mọi loại khóa
Ảnh & vi deo sự kiện
-
Dự án tài trợ máy xông hơi cho Hội ng...
-
Hoàng Kim ra mắt Công ty cổ phần tư v...
-
Sinh nhật Website Hoàng Kim tròn 1 tu...
-
Tẩm quất người mù Hoàng Kim với công...
-
Kỷ niệm ngày người khuyết tật Việt na...
-
Tổng kết năm 2010 của Trung tâm Hoàng...
-
Tin nhanh
-
Sản phẩm - Dịch vụ
-
Khách hàng thân thiện
-
Nhân viên Hoàng Kim
tin tức mới
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Doanh nhân khiếm thị tâm huyết / Chàng trai khiếm thị thành lập doanh nghiệp hỗ trợ nghề
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Giáo trình dạy học DDS – Điện sinh học
- Ưu thế nổi bật của công nghệ DDS – Điện sinh học trong chữa bệnh và làm đẹp
tin tức xem nhiều
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
- Dịch vụ đăng quảng cáo đặt Banner giá rẻ - Hiệu quả bất ngờ
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
Bình luận