Trang chủ --> Dinh dưỡng --> Quan niệm dân gian trong ăn kiêng khi học và thi:
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Quan niệm dân gian trong ăn kiêng khi học và thi:

 

 

    (Thế giới matxa) - Học chữ Thánh Hiền và việc thi cử thời xưa là việc trọng đại đối với mỗi học trò. Đỗ hay trượt là bước ngoặt lớn trong cuộc đời họ. Để thực hiện được ước mơ của mình, học trò ngày xưa không những phải dùi mài đèn sách thật chuyên cần mà còn phải thực hiện một số điều kiêng kị…


Không ăn cơm cháy, cơm khê, kiêng ăn chân gà, kiêng ăn cua ốc nướng;

Dân gian quan niệm rằng, cơm cháy, cơm ria rá là loại cơm bỏ, cơm thừa, cơm khê là loại cơm quá lửa, bị hỏng. Ăn những thú đó vào thì con người ta sẽ không
học hành tấn tới được…

Cũng như vậy, trứng ung, trứng thối (loại trứng đã ấp nhưng không nở thành con) cua, ốc nướng là những món ăn không tinh khiết. Học trò ăn vào sẽ ngu si,
đần độn.

Chân gà cũng phải kiêng không được ăn vì gà bới rác kiếm ăn bằng chân. Suốt ngày bới rác ở khắp nơi, chân gà tiếp xúc với bao nhiêu là vật ô uế.Người đã
học chữ Thánh Hiền thì không được ăn những thứ không sạch sẽ. Mà khác người đi học kiêng ăn chân gà còn vì cho rằng ăn chân gà thì viết chữ bị run tay,
viết chữ sẽ xấu như gà bới.

Vào ngày thi, hầu như không ai dám ăn trứng, ăn bí, ăn ốc (vì những vòng xoái của con ốc giống với số 0), có khi còn kiêng cả hành cuốn (vì sợ làm bài kiểu
cuốn chiếu), kiêng ăn dưa, chuối (sợ trượt như trượt vỏ dưa, vỏ chuối). Danh sách những thứ không được ăn còn có thể kể ra dài vô tận với sự tưởng tượng
phong phú và “sáng tạo” của học trò ngày xưa. Hậu quả là vào những ngày thi, chỉ có những món chế biến từ đậu là an toàn hơn cả. Thế là có những học trò
sáng đi thi ăn xôi đậu, chưa về ăn cơm với đậu suốt buổi trưa, tối lại là đậu nấu giá đỗ.

Ngoài ra, học trò khi đi học hay đi có công việc còn kiêng ăn những món có máu đen, có mùi lạ, có nhớt, có tên gọi xấu: canh mồng tơi, rau đay, xôi lạc,
dưa, cơm khê, cơm cháy. Kiêng ăn trứng, lạc, vì trứng tượng trưng cho điểm 0. còn lạc là để tránh lạc đề. Thậm chí còn phải kiêng ăn mực vì ăn mực sẽ bị
“đen như mực” 

- Lí do cho cái sự kiêng? 

Tất nhiên không phải là ngẫu nhiên học sinh ngày xưa lại đi kiêng khem đủ thứ một cách khổ sở như vậy, nhất là khi đó lại toàn là những món ăn khoái khẩu.
Chung quy cũng chỉ là sự ngộ nhận của học trò mà thôi. Học trò ngày xưa cứ ngỡ là kiêng tất tần tật thì may mắn sẽ đen với mình mà không biết rằng may
mắn chỉ đến với những người có kiến thức vững vàng và đủ lòng tin vào bản thân thôi. Chỉ những người chưa tin vào mình thì mới tin với những quan niệm
kia. Vậy thì thay vì đi thu thập những tin đồn truyền miệng về những cách kiêng kị thì học trò nên trang bị cho mình một kiến thức vững vàng với một tâm
lý thoải mái, an tâm. 

Vậy người xưa đi thi ăn gì? 

Theo lưu truyền cứ mỗi lần đi thi thì học trò thường ăn nhiều một loại thức ăn là hồ đào. Theo kinh nghiệm, trong những lúc cần động não căng thẳng, nhớ
lại tức thời, thể hiện tài ứng đối..v.v…  ăn bồ đào đã giúp cho học trò đầu óc sáng suốt, minh mẫn, kinh sách tái hiện mạch lạc, rạch ròi. Trong dân gian
còn lưu truyền lại, người  Trung Hoa xưa đã phát hiện được nhiều vị thuốc có tác dụng ích trí, cường trí, chẳng hạn trong Bị cấp thiên kim yếu phương,
Tôn Tư Mạc đời Đường có nói: Viên xương bổ ích trí gồm các vị xương bổ, viễn trí, ngưu tất, cát cánh, nhân sâm, bạch phục linh, chế phụ tử, nhục quế. Tất
cả tán nhỏ, trộn với mật ong, viên thành viên, ngày uống hai lần sẽ có tác dụng ích trí, dưỡng tâm, an thần, tăng cường trí nhớ. Cũng trong sách này, ông
còn đưa ra phương pháp dưỡng mệnh, khai tâm, ích trí có tác dụng phát triển trí tuệ, tăng cường trí nhớ, ôn thận, tráng dương.

Trong những cuốn sách cổ như: Thần nông bảo thảo kinh; Bảo thảo cương mục; Thiên kim dục phương.v.v… đều có liệt kê những vị thuốc có tác dụng ích trí.
Ví dụ “xương bồ” được mệnh danh là tinh anh của thủy tảo, linh dược của thần tiên; “phục linh” được coi là có công dụng khai tâm ích trí, an hồn phách,
dưỡng tinh thần “long nhãn” thì giúp ích trí, minh tâm, dưỡng huyết, an thần…

Có thể nói, qua kinh nghiệm ngàn đời, dân gian đã tích lũy được những tri thức phong phú và quý giá về phép ẩm thực phát triển trí tuệ. Ngày nay, cùng với
sự tiến bộ của khoa học, các nhà khoa học quan tâm nhiều đến phép ẩm thực phương Đông. Các công trình nghiên cứu hiện đại đã cho thấy mối quan hệ mật thiết
giữa dinh dưỡng với sự tăng trưởng của não và phát triển trí tuệ. Thiếu dinh dưỡng, hoặc dinh dưỡng thất thường sẽ ảnh hưởng đến chức năng và sức khỏe
của toàn não bộ. Dinh dưỡng đúng phép ẩm thực có thể tăng cường một số quá trình tâm lý trong hoạt động trí tuệ. Như trí nhớ, tư duy, tưởng tượng…

 

Lượt xem : 29183 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo