tin tức nổi bật
-
Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
-
Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
-
Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
-
Tẩm quất người mù Hoàng Kim tổ chức lớp Tập huấn kỹ thuật massage làm đẹp da mặt, massage giảm mỡ bụng cạo gió, giác hơi ống trúc cho nhân viên
-
Góp máy tính cho người khuyết tật
-
Chương trình tài trợ 1000 máy xông hơi cho thành viên hội người mù việt nam
-
Những ngón tay dệt nên thần thoại
-
Quyển sách: Món ngon ngày tết
-
Giám đốc Trung tâm Hoàng Kim được ghi nhận là thành viên tích cực của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (năm 2012)
-
video người mù vượt qua bóng tối (P1) (năm 2012)
-
Giới thiệu 2: Đĩa âm nhạc tẩm quất người mù Hoàng Kim
-
Tuyển dụng nhân viên làm tẩm quất ở Hoàng Kim
-
Người giàu không ở... hai con mắt
-
Biển tẩm quất người mù bị trịch thu vì ảnh hưởng đến làng văn hóa
-
Những ngón đàn xuyên suốt màn đêm
-
Hoàng kim trước thềm xuân mới.
-
Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
-
Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già

Ăn kiêng theo mùa THEO QUAN NIỆM DÂN GIAN
(Thế giới matxa) - Trong dân gian đã có những quan niệm ăn uống kiêng kỵ thật thú vị và nó mang tính khoa học độc đáo. mời bạn đọc tham khảo.
![]() |
Ảnh minh họa |
Mùa xuân đến nhiệt độ tăng lên, vạn vật hồi sinh. Theo dân gian những thức ăn và đồ uống vào mùa xuân thì nên thanh đạm, ăn còn nóng, ăn nhiều món, dễ tiêu hóa nhất. Không chứa dầu mỡ, không nên hoặc ăn ít thức ăn sống hoặc lạnh, quả khô, nên ăn nhiều thức ăn chế biến từ đậu, thịt gà, cá, gan.Dạ dày kém nên chú ý ăn chút gừng, hoặc uống nước mật ong. Vào mùa xuân thì nên ăn những thức ăn có chứa axit để nuôi dưỡng tinh khí, uống rượu không nên uống quá nhiều, không nên ăn quá nhiều các loại bánh làm từ bột mì, làm cho khó tiêu hóa hoặc làm tổn thương ở dịch vị. Một năm có mùa, tiết trời khác nhau. Do vậy, việc ăn uống hoạt động của con người cũng phải thích nghi với tính hàn, nhiệt, ôn, lương của thời tiết. Mùa xuân là thời kì tốt nhất cho gan và bổ khí, là thời kì thanh lọc cơ thể, thanh lọc khí và máu, là cơ hội tốt để điều tiết sự hoạt động của tim và gan. Không ít người cho rằng muốn bổ tim và gan thì phải uống các vị thuốc tẩm bổ. Thực tế quan niệm này là sai, dưỡng gan bổ khí cần tùy theo thể trạng của mỗi người nhưng về căn bản, cần phải bắt đầu từ việc điều tiết cảm xúc, thường xuyên giao lưu, nói chuyện với bạn bè, bảo đảm giấc ngủ đầy đủ, như vậy sẽ giúp điều hòa tâm lý, lợi gan bổ khí. Trạng thái tâm lý không tốt sẽ phá vỡ sự cân bằng khí trong lục phủ ngũ tạng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Về phương diện ăn uống cần chia làm 3 loại:
- Với những người hay buồn bã, ít nói, hay than thở, những người này khí thường không thông. Vì thế ăn nhiều thực phẩm có tác dụng lưu thông máu và khí như rau hẹ, hành tây, giá, măng.
- Những người hay nổi nóng, hay tức dận nên ăn những thực phẩm chua và mát như đu đủ và ô mai…
- Một số người chức năng gan không tốt, hay mệt mỏi, thiếu sức lực hoa mắt nên ăn những thực phẩm bổ gan như ba ba, gan lợn.
Mùa xuân nên chú ý bảo dưỡng tạng gan. Theo học thuyết ngũ hành, gan thuộc mộc, ứng với mùa xuân, giống như cây cối đang đâm chồi nẩy lộc. Tạng gan trông coi sự phân bố dương khí toàn thân, tàng trữ và điều tiết lượng huyết dịch trong cơ thể, bài tiết mật, trợ giúp quá trình tiêu hóa và hấp thụ.Tạng gan có khỏe mạnh thì khí huyết mới điều hòa, kinh mạch thông lợi, các cơ quan trong tạng phủ mới hoạt động nhịp nhàng. Mùa xuân cũng là lúc tỳ và phế suy yếu nhất, con người dễ bị rối loạn tiêu hóa, ho hen… nên cần bảo dưỡng hai tạng này. Ăn uống không nên ăn quá no, cũng không dùng những thứ khó tiêu hóa cơ thể gây tổn hại cho tỳ vị.
Mùa hạ:
Kinh nghiệm cho thấy vào mùa hạ khí hậu nóng nực, nắng nhiều mưa ít, sức ăn của con người cũng giảm, sự tiêu hóa cũng giảm. Do đó nên lựa chọn ăn những chất trừ nóng, dễ tiêu hóa. Nên ăn ít mỡ hoặc thức ăn chứa nhiều dầu để tránh quá hại âm: ăn nhiều thức ăn trừ nóng giúp giải nhiệt. Nhưng không được ăn thức ăn quá lạnh, đồ ăn sống, điều này vô cùng quan trọng, phụ nữ mang thai phải nên chủ ý ghi nhớ. Thức ăn thường dùng vào mùa hạ là cháo đậu xanh có tác dụng trừ độc giải nhiệt, giải khát, ăn nhiều các loại trái cây, rau tươi như: cà chua, dưa hấu, dưa chuột, mướp đắng, bầu, bí, các sản phẩm từ thịt, trứng, cá, sữa vừa đảm bảo được chất dinh dưỡng lại có thể duy trì cân bằng lượng kali, nattri, còn có thể duy trì nhu cầu về chất đạm và vitamin và có thể phòng chống cảm nắng. Mùa hạ, nhiệt độ thường cao không nên ăn những thức ăn đã biến chất.Do đó phải đặc biệt chú ý đến vệ sinh, ăn uống, đề phòng ngộ độc thức ăn và các bệnh viêm nhiễm đường ruột.
Trong mùa hạ, dân gian khuyên nên chú trọng dùng nhiều đồ ăn thức uống có tác dụng thanh nhiệt giải thử, lợi niệu trừ thấp… tuy nhiên vẫn cần lấy ôn ấm làm chính để trợ giúp khí dương bởi mùa hạ tuy dương khí vượng thịnh bên ngoài nhưng khí âm lại tiềm ẩn bên trong cơ thể.
Mùa hạ có 3 tháng, tính từ tháng 4 đến tháng 6 âm lịch, bắt đầu từ ngày lập hạ cho đến ngày lập thu, bao gồm 6 tiết khí: lập hạ, tiểu mãn, mang chủng, hạ chí, tiểu thử và đại thử. Đây là mùa dương khí vượng nhất trong năm, thời tiết nóng bức và ẩm thấp. Quá trình trao đổi chất trong con người diễn ra mạnh mẽ, dương khí phát ra ngoài, âm khí tiềm phục vào trong. Các lỗ chân lông dãn rộng, mồ hôi tiết ra nhiều để điều hòa thân nhiệt nhưng cũng vì thế mà tà khí dễ xâm nhập vào trong. Hệ thống mao mạch ngoại vi cũng giãn ra. Khí huyết lưu thông nhanh và mạnh hơn. Công năng của tì vị có xu hướng suy giảm vì nóng bức uống nhiều làm cho dịch vị bị pha loãng, quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn dễ bị rối loạn.
Bởi vậy dân gian khuyên rằng mùa hạ nên ăn những thức ăn thanh đạm, hạn chế đồ béo bổ, chiên xào, sống lạnh để giảm bớt gánh nặng cho tì vị. Sách dưỡng sinh như đã viết: “hạ chí hậu thu phân tiền, kị thực nhi bình, hoắc du tô chi thuộc, thử ẩng vật dữ lửu, tương qua quả thực vi tương phỏng, hạ nhiệt da tật dĩ thủ” (mùa hạ nên kiêng ăn đồ béo ngậy, bơ sữa và rượu, những thức này dễ gây nhiều bệnh tật).
Tiết trời nóng ẩm cũng là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển mạnh (dân gian gọi là tà khí) làm cho thực phẩm dễ bị thiu, biến chất, khi đó, vì uống nhiều nước dịch dạ dày bị pha loãng nên khả năng sát khuẩn giảm thấp càng làm cho nguy cơ ngộ độc thức ăn tăng cao. Bởi vậy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trở nên hết sức cấp bách. Để dự phòng “Bệnh tong nhập khẩu” cần chú ý dữ gìn vệ sinh ăn uống, không uống nước lã, nước nhiễm bẩn, rau quả tươi phải được rửa thật sạch…
Dân gian cho rằng: Thử (nắng nóng) là chủ khí mùa hạ, là dương tà, khí thăng tán dễ làm hao tổn khí và tân dịch. Thử tà sâm nhập vào cơ thể gây nhiều mồ hôi làm tổn thương tân dịch, nếu không kịp thời bù đắp có thể làm hao tổn nguyên khí, biểu hiện ra bên ngoài bằng các triệu chứng mệt lả, khó thở, ngại nói, có khi đột nhiên ngã lăn bất tỉnh (say nắng, say nóng). Hơn nữa, thử thường kèm với thấp (độ ẩm), thấp là âm tà dễ làm tổn thương dương khí. Đặc điểm của thấp tà là nặng trệ, dễ gây thương tổn, tỳ dương. Biểu hiện trên lâm sàng bằng các triệu chứng như chân tay tê mỏi, mình mẩy nặng nề, đầu nặng như đeo đá, không muốn ăn, hay đầy bụng, đại tiện lỏng, thậm chí có thể phù nhẹ hai chân…
mồ hôi ra nhiều phải chú ý bổ sung đủ lượng nước đã mất bằng đường ăn uống. Dân gian có câu: “Hãn vị tâm dịch” (mồ hôi là dịch của tâm), Bởi thế khi mất mồ hôi tâm dịch trong cơ thể nói chung và âm dịch trong tạng tâm nói riêng (gọi là tâm âm) cần chú ý trọng dụng những đồ ăn thức uống có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm như thạch đen, chè đậu đen, chà mạch môn, nước ép quả lê, nước ép ngó sen, nước mơ, nước mận, nước dâu, trà bát bảo…
Ngoài việc thanh nhiệt giải thử và dưỡng âm, ăn uống trong mùa hạ phải hết sức chú ý tránh làm thương tổn tỳ vị. Theo dân gian, các thực phẩm có công dụng phương hướng tỉnh tỳ, kiện tỳ hóa thấp, giải thử đều trực tiếp hoặc gián tiếp giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt động của tỳ vị, ví như các loại cháo chế biến từ đậu đen, đậu cove, bạch biểu đậu, ý dĩ, hạt sen, củ mài,…; các loại trà hoắc hương, trà nụ vối, trà hương nhu, trà lá sen,… Nên chú ý dùng thêm các đồ ăn thức uống có vị chua ngọt, cay thơm để nhằm mục đích khai vị, kích thích cảm giác thèm ăn như các loại canh chua chế từ quả sầu, me, khế, quả dọc, chua me đất hoa vàng… và các loại nước cam, nước chanh, nước mơ, nước sấu…
Tuy nhiên chú ý không nên dùng quá nhiều đường tinh luyện, khi pha chế các loại nước giải khát. Để bảo vệ nguyên khí, cổ nhân khuyên “bảy mươi hai ngày mùa hạ nên bớt vị đắng, tăng vị cay để dưỡng phế khí (thiên kinh yếu phương)”. Bởi vì căn cứ vào luật ngũ hành, tâm thuộc hỏa, phế thuộc kim, hỏa khắc kim, tâm hỏa quá thịnh sẽ khắc phạt phế kim, vị đắng vào tim, vị cay vào phế, nếu ăn thêm một ít vị cay thì phế khí sẽ được trợ dưỡng, nếu ăn bớt vị đắng thì tâm hỏa sẽ không quá vượng thịnh mà hại phế khí.
Cùng quan niệm dân gian vào những ngày nắng nóng chỉ cần ăn một vài múi mít, sầu riêng hay ăn thịt chó, bạn sẽ thấy cơ thể nóng rực khó chịu. Đây là các thực phẩm có tính dương mạnh, nếu ăn vào mùa hạ sẽ làm cho cơ thể mắc bệnh vì thế nên ăn kiêng.
Thịt chó có tính nóng, không độc, có tác dụng ôn bổ tỳ thận, trừ hàn, trợ dương, được dùng để phòng chữa bệnh do dương hư, do đó không nên sử dụng để làm thức ăn hàng ngày như các loại thịt khác. Đây cũng không phải là món ăn thích hợp cho những người cơ thể hay bị nóng, táo bón, nóng nảy, khó ngủ. Những người cao huyết áp hay bị mẩn ngứa, mụn nhọt cũng nên hạn chế món ăn này. Phụ nữ mang thai cũng không nên ăn.
Để đảm bảo sức khỏe, mùa nóng người nội trợ cũng nên biết cách chế biến các món ăn phù hợp với thời tiết. Ví dụ, nên tăng cường các món nhiều nước như canh, rau, các món luộc, các món ăn chua như cà muối, dưa muối, nộm canh chua…
Cuối cùng trong vấn đề dưỡng sinh ăn uống mùa hạ, dân gian còn có một quan điểm hết sức độc đáo đó là: “xuân hạ dưỡng dương”. Mùa hạ nóng nực ta phải dùng nhiều đồ ăn thức uống có tác dụng thanh nhiệt giải thử nhưng cũng cần lấy ôn ấm làm chính để trợ giúp khí dương. Bởi vậy, các nhà dưỡng sinh dân gian cho rằng mùa hạ tuy dương khí vượng thịnh bên ngoài nhưng âm khí lại tiềm ẩn bên trong cơ thể, vậy nên “trời tuy nóng chớ tham mát, dưa tuy ngon chớ ăn nhiều”. Nếu không biết giữ gìn dương khí trong mùa hạ thì mùa đông sẽ mắc nhiều bệnh tật, phải biết thuận ứng thiên thời để bồi bổ dương khí, trừ khử âm hàn có như vậy mới gọi là phòng bệnh triệt để. Bởi vậy trong mùa hạ, việc chọn dùng một số đồ ăn thức uống có tính ôn bổ cũng là rất cần thiết, đặc biệt với những người có bệnh mạn tính và thể chất vốn suy nhược do dương khí kém.
Mùa Thu:
Vào mùa thu táo khí khô khan dẫn đến dễ mắc bệnh khô, mũi khô, môi khô, họng khô, ho khan, da khô ráp… Ngoài ra khí hậu mùa thu dần chuyển mát, nếu ăn uống nhiều đồ quá lạnh, đều có thể tổn thương tì vị, gây rối loạn tiêu hóa… Không nên ăn nhiều các đồ ăn sống và lạnh.
Mùa thu tiết trời mát mẻ, nhưng chủ khí của mùa thu là táo khí; Nhiệt độ giữa sáng, trưa và tối có sự chênh lệch lớn. Thời tiết mát mẻ, khô, cây cỏ khô héo, là mùa dương khí đã giảm xuống, sức ăn của mọi người dần dần được cải thiện. Mùa thu nên ăn những loại thức ăn thanh đạm, ăn ít đồ rán, ăn nhiều rau cải, bầu, bí, mọc nhĩ trắng. Ăn nhiều thịt có thể là thịt vịt, gà, cá. Nên ăn nhiều trái cây có vị chua như cam, chanh. Mùa thu lượng mưa giảm xuống thấp, không khí khô, nên uống nhiều nước, đậu nành và sữa bột; ăn nhiều cà rốt, ngó sen, lê, mật ong, có tác dụng làm nhuận phổi, dưỡng âm, không nên ăn những thức ăn quá nóng như hành, nghệ, tỏi, ớt, rượu, cũng nên tránh rán các loại thức ăn có chứa mỡ và chất tanh; nên ăn nhiều loại thực vật như vùng, bạch đào, gạo nếp, mật ong , mía, cà rốt, các loại sản phẩm từ sữa. Các món ăn dưới đây có tác dụng phòng ngừa các bệnh do tà khí mùa thu gây ra.
Nước bạc hà: Bạc hà 6g, đường trắng 15g. Rửa sạch bạc hà, bỏ tạp chất, bỏ bạc hà và đường vào cốc, dùng nước mới sôi đổ vào, đậy nắp ngâm 10 phút là được.Uống thường xuyên thay nước.
Nước huyền sâm mạch đông: Huyền sâm 6g, mạch đông 6g, bạc hà 6g, đường trắng. Bỏ huyền sâm và mạch đông vào nồi, cho nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi, rồi hạ nhỏ lửa nấu 10 – 15 phút. Bỏ bạc hà và đường vào đun tiếp 5 phút, dùng vải xô lọc lấy nước là được. uống thường xuyên.
Nước hoa cúc: Hoa cúc 10g, đường trắng 15g, rửa sạch hoa cúc, bỏ tạp chất, cho vào cốc, cho đường vào, đổ nước sôi vào đậy nắp lại, ngâm 3 – 5 phút là được.Uống thường xuyên.
Trà tam hoa: Ngân hoa 3g, hoa cúc 3g, hoa nhài 2g đem rửa sạch, cho vào cốc. Dùng nước sôi ngâm 3 – 5 phút là được. uống thay trà.
Thịt nạc nấu hoa cúc: Hoa cúc 5 bông, thịt lợn nạc 100g, bột bổ tiêu 3g, cùng các gia vị. Thịt lợn rửa sạch, thái miếng mỏng, rồi cho tiêu, gia vị vào để ướp. Rửa sạch hoa cúc, bỏ nhụy xếp ra đĩa. Bắc chảo dầu nóng để xào phần thịt đã ướp, rồi cho hoa cúc vào xào thêm một ít nữa là được. Ăn cùng với cơm.
Nộm giá đậu xanh: Giá đậu xanh 250g, hành, tỏi, gừng tươi, dầu vừng, giấm, các gia vị. Rửa sạch giá, trần qua nước sôi 3 phút, vớt ra. Gừng, hành, tỏi thái nhỏ cho vào bát, cho xì dầu, giấm, dầu vừng, đường, bột ngọt, muối trộn đều. Xếp giá ra đĩa, tưới nước trộn lên là được. Làm thức ăn cho bữa ăn trưa và tối.
Cháo lá dâu: Lá dây tươi (lá non càng tốt) 15g, gạo tẻ 60g, muối một ít. Đãi sạch gạo, rửa sạch lá dâu, cùng cho vào nồi, cho nước vừa đủ, nấu lửa lớn đến sôi, rồi hạ nhỏ lửa nấu thành cháo, cho muối vào là được.
Mùa Đông:
Mùa đông thời tiết rất lạnh, nên theo kinh nghiệm dân gian không nên ăn đồ sống, đồ lạnh. Đặc biệt là những người già, trẻ em lại càng phải ăn thức nóng chín, bởi vì ăn đồ sống, đồ lạnh không tiêu hóa được, dễ tổn thương đến dạ dày. Khí hậu lạnh giá, nên ăn những thức ăn nóng nhưng không nên ăn quá nhiều. Mùa đông da thường hay khô, dễ mắc bệnh về gió, cảm, viêm họng, chảy máu cam, khát nên ăn nhiều loại thức ăn có tác dụng dưỡng âm như lê, thịt vịt, nhân sâm và ăn nhiều loại thức ăn có chứa chất an thần là giảm bớt sự căng thẳng như là vừng, đậu, rau cải, khoai tây, mật ong, củ cải, và rốt, giá đỗ, mã thầy, nhãn, nho, ngó sen, hạt dẻ. Những thức ăn mùa đông nên có khẩu vị đậm một chút, nên có một lượng mỡ nhất định như thịt hầm, cá rán. Nên ăn những loại thức ăn có mầu hồng như ớt đỏ, táo có chứa nhiều vitamin C là chất chống lại các tác nhân gây bệnh của cúm, tăng sự phục hồi. Ngoài ra mùa đông nên ăn mọt số loại thức ăn như hành, nghệ, tỏi, hẹ. Trong mùa đông cũng nên dùng những loại thức ăn có màu đen như nếp cẩm, vừng đen, đậu đen, mọc nhĩ, táo, rong biển, gà ác, tía tô, giúp tăng cường chức năng của thận, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Đối với phụ nữ mang thai, mùa đông là mùa thích hợp cho ăn uống nhất, nên ăn những loại thức ăn ích khí bổ dưỡng như thịt bò, tôm hùm, canh gà, cũng có thể dùng một số loại thuốc như nhân sâm, nhung hươu, phụ tử. Mùa đông không được ăn những loại thức ăn dính, lạnh.
Theo dân gian, hàn tà là chủ khí của mùa đông. Mùa đông là mùa hành tác của hàn tà và phong tà, chúng thường thực hiện với nhau để gây bệnh cho co người, sinh ra cảm mạo phong hàn, viêm khí quản, phế khí thũng, đau các khớp… Từ lâu, dân gian đã nhận thức được mối quan hệ giữa tạng phủ và thời tiết trong mùa đông. Thận và thời tiết mùa đông có quan hệ mật thiết, thận chủ thủy, tang tinh, nếu thận khí bất tắc hoặc dương khí bất tắc thì cơ thể con người sẽ sợ lạnh. Trong mùa đông càng dễ có các bệnh quan hệ đến dương khí bất tắc, loại bệnh này thường có biểu hiện: Sợ lạnh, đau mỏi cơ lưng, phù thũng, đại tiện ít, tiểu tiện nhiều, hoặc xuất hiện liệt dương, kinh nguyệt không đều, hoặc hen suyễn tăng nặng, khó có giấc ngủ yên. Vì thế mùa đông con người phải dưỡng sinh, ăn uống và rèn luyện để chống lại hàn tà.
Hàn tà gây ra bệnh tật, thường làm cho gân mạch tê cứng, khí trệ huyết ứ, có hiện tượng đau đồng thời dễ tổn thương đến dương khí con người. Điều trị bệnh do phong hàn gây ra thường dùng phương pháp sơ phong tán hàn, dùng các dược vật có tính tân ôn để giải biểu như gừng tươi, đường đỏ, tô diệp, quất kho, rau mùi, hành củ… Hàn tà sâm nhập cơ thể có thể sốt cao, miệng khát, mồ hôi nhiều, lúc này nên dùng các thức ăn có tính năng thanh nhiệt, sinh tâm. Mùa đông khí hậu hàn lạnh, dương khí ẩn sâu, hàn tà rất dễ thương tổn đến thận dương, do đó ăn uống cần chú ý đến bổ dương. Có thể dùng các đồ ăn và vị thốc dân gian như là thịt dê, cừu, đại táo, thực địa hoàng, sơn dược…
Ý kiến độc giả
Các tin liên quan
- Chế phẩm từ sữa: phô mai
- THỰC ĐƠN ẢNH HƯỞNG TỚI NHÂN CÁCH ĐỨA TRẺ THỰC ĐƠN ẢNH HƯỞNG TỚI NHÂN CÁCH ĐỨA TRẺ
- CHẾ BIẾN KEM DƯỠNG DA TAY TỪ THIÊN NHIÊN
- CHẾ BIẾN MẶT NẠ LÀM MÁT DA TỪ THIÊN NHIÊN
- CHẾ BIẾN MẶT NẠ TÁI TẠO DA VÀ THƯ GIÃN TỪ THIÊN NHIÊN
- CHẾ BIẾN MẶT NẠ LÀM KHOẺ DA TỪ THIÊN NHIÊN
- CHẾ BIẾN MẶT NẠ GIỮ ẨM, LÀM SẠCH VÀ , MỊN DA TỪ THIÊN NHIÊN
- CHẾ BIẾN MẶT NẠ THANH TẨY, LÀM SẠCH LỖ CHÂN LÔNG TỪ THIÊN NHIÊN
- 7 CÁCH CHẾ BIẾN MẶT NẠ LÀM SÁNG DA TỪ THIÊN NHIÊN
- CHẾ BIẾN MẶT NẠ TOÀN THÂN TỪ THIÊN NHIÊN
Ảnh & vi deo sự kiện
-
Dự án tài trợ máy xông hơi cho Hội ng...
-
Hoàng Kim ra mắt Công ty cổ phần tư v...
-
Sinh nhật Website Hoàng Kim tròn 1 tu...
-
Tẩm quất người mù Hoàng Kim với công...
-
Kỷ niệm ngày người khuyết tật Việt na...
-
Tổng kết năm 2010 của Trung tâm Hoàng...
-
Tin nhanh
-
Sản phẩm - Dịch vụ
-
Khách hàng thân thiện
-
Nhân viên Hoàng Kim
tin tức mới
-
Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
-
Doanh nhân khiếm thị tâm huyết / Chàng trai khiếm thị thành lập doanh nghiệp hỗ trợ nghề
-
Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
-
Giáo trình dạy học DDS – Điện sinh học
-
Ưu thế nổi bật của công nghệ DDS – Điện sinh học trong chữa bệnh và làm đẹp
tin tức xem nhiều
-
Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
-
Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
-
Dịch vụ đăng quảng cáo đặt Banner giá rẻ - Hiệu quả bất ngờ
-
Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
Ủng hộ từ thiện

Bình luận