tin tức nổi bật
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Tẩm quất người mù Hoàng Kim tổ chức lớp Tập huấn kỹ thuật massage làm đẹp da mặt, massage giảm mỡ bụng cạo gió, giác hơi ống trúc cho nhân viên
- Góp máy tính cho người khuyết tật
- Chương trình tài trợ 1000 máy xông hơi cho thành viên hội người mù việt nam
- Những ngón tay dệt nên thần thoại
- Quyển sách: Món ngon ngày tết
- Giám đốc Trung tâm Hoàng Kim được ghi nhận là thành viên tích cực của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (năm 2012)
- video người mù vượt qua bóng tối (P1) (năm 2012)
- Giới thiệu 2: Đĩa âm nhạc tẩm quất người mù Hoàng Kim
- Tuyển dụng nhân viên làm tẩm quất ở Hoàng Kim
- Người giàu không ở... hai con mắt
- Biển tẩm quất người mù bị trịch thu vì ảnh hưởng đến làng văn hóa
- Những ngón đàn xuyên suốt màn đêm
- Hoàng kim trước thềm xuân mới.
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
Những người bạn đối đầu nghịch cảnh
Bán tóc để có tiền đi học, đến trường trên đôi tay... những người bạn khiến teen phải nghiêng mình thán phục bởi nghị lực hơn người.
Nữ sinh bán tóc để có tiền đi học
Võ Nguyễn Hoàng Chi, 15 tuổi, quận Thanh Khê, Đà Nẵng có một hoàn cảnh gia đình rất éo le. Ba Chi đi tù, một mình mẹ vất vả làm đủ mọi việc từ lau chùi nhà cửa đến rửa chén bát để có tiền nuôi hai chị em chi ăn học. Thương ba mẹ, Hoàng Chi chỉ biết cố gắng học thật tốt.
Chi đăng ký vào Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền nhưng không đậu nên được xét tuyển vào Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận Thanh Khê, Đà Nẵng. Năm học mới, nhìn số tiền cao ngất với hoàn cảnh gia đình, tương đương cả chục ngày làm việc vất vả của mẹ, Chi ngậm ngùi bán đi mái tóc dài mình nuôi dưỡng suốt nhiều năm để lấy 500.000 đồng nộp học phí.
Hoàng Chi bán đi mái tóc dài của mình để có tiền đóng học phí. |
Cô bạn luôn tâm niệm: “Cố gắng học thật giỏi dù là bổ túc cũng được”. Nói về số tiền bán tóc của mình, Chi chia sẻ: "Mình nộp học phí hết 325.000 đồng, còn lại mua sách vở cho năm học mới và mua gạo cho mẹ hết 25.000 đồng”. Từ sau khi cắt tóc, bạn chia sẻ chẳng ngủ được ngon giấc vì cứ quen đưa tay lên vuốt tóc, thấy trống trải là lại khóc.
UBND phường cho biết gia đình Chi mới chuyển về nên không có trong danh sách hộ nghèo, sắp tới phường sẽ có nhiều chính sách để hỗ trợ những bạn như Chi được đến trường.
Cậu bạn 8 năm đi học trên đôi tay
Lương Văn Mậu, học sinh lớp 8A, trường THCS Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Mẹ của bạn đi tù vì buôn bán ma túy, bố phải đi làm thuê kiếm sống khắp nơi. Không ai chăm sóc, 5 anh em phải về ở với ông bà ngoại trú tại bản Minh Hương. Ông bà sức đã yếu, tuổi đã cao nên cuộc sống rất chật vật.
Bản thân Mậu lại bị dị tật bẩm sinh với đôi chân teo tóp. Hằng ngày, bạn phải đến trường trên đôi tay.
Lương Văn Mậu, cậu bé bất hạnh nhưng giàu nghị lực. |
Bà ngoại đã đưa Mậu đi chạy chữa nhiều nơi nhưng các bác sỹ đều bó tay trước căn bệnh của Mậu. Không đầu hàng số phận, hàng ngày Mậu vẫn tự làm mọi thứ bằng đôi tay của mình. Ngoài các buổi học, khi về nhà, Mậu có thể phụ bà ngoại rửa bát, quét nhà. Nghị lực cao hơn người bình thường, cậu bạn 14 tuổi này luôn cố gắng học, năm nào cũng là học sinh khá, giỏi của trường cấp 2
Nữ sinh 20 năm tập đi
Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở tỉnh Nghệ An, Nguyễn Thị Thanh Hoa mang trên mình đôi chân bị tật ngay từ khi lên 2 tuổi do cơn sốt viêm não Nhật Bản. Gia đình Hoa tìm đủ mọi cách chạy chữa nhưng đều vô vọng.
Ngay từ khi còn nhỏ, Hoa đã buồn bã rất nhiều khi những người bạn xung quanh đối xử với mình không bình thường như bao người khác. Bạn rất chán nản về nỗi đau mình phải gánh lấy nhưng với tình yêu thương của gia đình, thầy cô Hoa đã cố gắng vượt qua để tiếp tục sống.
Cô bạn Thanh Hoa đã hơn 20 năm chống chọi lại số phận trên đôi chân tật nguyền của mình. Ảnh: NVCC |
Đến năm lớp 7, Hoa may mắn được chữa trị bởi các bác sĩ đến từ Mỹ trong một chương trình nhân đạo. Một năm ròng rã làm bạn với nạng gỗ và chân giả, nhiều lúc Hoa muốn gục ngã nhưng bằng tất cả sức mạnh và khát khao được đi trên đôi chân của mình, Hoa đã cố gắng vượt qua. Những ngày bị té, bật khóc vì đau đớn, bố luôn là người ở bên cạnh động viên Hoa.
Giờ, Hoa là sinh viên khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm TP HCM. Mỗi lần lê đôi chân tập tễnh lên xe buýt đến trường là một lần Hoa thử thách lòng dũng cảm của bản thân. Dần dần, trên con đường đến trường của mình, Hoa đã kết thân với nhiều bạn mới. Hoa còn làm gia đình bất ngờ hơn khi bạn cộng tác với các báo, lấy nhuận bút trang trải sinh hoạt cá nhân. Vừa qua, Hoa còn tham gia chiến dịch Mùa Hè Xanh của thành đoàn TP HCM với vai trò là một ngòi bút trẻ.
Ngoài việc học trên trường, cô bạn đồng thời rất tích cực tham gia các Câu lạc bộ, tổ chức người khuyết tật. Ước mơ của Hoa là trở thành một nhà báo hoặc một giáo viên dạy Văn cho những người có cùng hoàn cảnh như mình.
Nghị lực của chàng trai không tay
Anh Lý Láo Lở, sinh năm 1987, nhà ở tỉnh Lào Cai có hoàn cảnh bi đát không kém. Năm lên 8, anh bị điện giật làm mất đi hai bàn tay và một phần lớn cánh tay. Mồ côi mẹ, lại thêm nghịch cảnh không phải ai cũng chịu được ở cái tuổi mới lớn, thế mà anh Lở cũng đã vượt qua để tiếp tục đến trường.
Để có thể theo kịp bạn bè, anh Lở quyết tâm tập viết bằng phần còn lại của đôi tay. Nhiều lúc vết thương cũ bật máu nhưng anh vẫn không nản lòng. Chử viết ban đầu xấu xí, nghệch ngoạc, giờ anh đã viết tốt hơn và có thể viết khá nhanh. Anh cũng học cách đánh máy vi tính và mong ước sẽ có một ngày sở hữu một chiếc để học môn tin học.
Dù đối mặt với bi kịch thế nào, anh Lở vẫn luôn lạc quan và tin vào cuộc sống. |
Nhiều năm từ khi bị tai nạn, anh đã sử dụng thành thục đôi tay chẳng may bị mất mát một phần của mình. Anh Lở có thể viết chữ, tự làm các công việc cá nhân chăm sóc cho mình, quét nhà, nấu cơm và cũng có thể sử dụng điện thoại. Hiện nay anh Lở là sinh viên năm thứ nhất Khoa Khoa học Quản lý, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). ý chí và nghị lực của anh khiến nhiều người phải thán phục.
Tự truyện cảm động của cô bạn bị ung thư máu
Hoàng Thị Diệu Thuần đậu vào khoa Tài chính - Ngân hàng ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) năm 2005, chưa kịp hoàn thành năm I Đại học thì phát bệnh phải nhập viện. Thời gian đầu chị Thuần cũng chưa biết mình bị bệnh gì, chỉ nghĩ là mình ốm nên nhập viện điều trị. Bạn bè thầy cô vào thăm rồi cứ lén ra hành lang khóc. Sau đó, chị biết mình bị ung thư máu, phải liên tục truyền máu và hoá chất. Đang học năm I, chuẩn bị thực hiện những ước mơ thì chị ấy phải rời xa bạn bè, rời xa giảng đường làm quen với giường bệnh.
Tính đến nay, chị Thuần đã chống chọi với căn bệnh ung thư máu gần 7 năm. Những năm tháng đương đầu với bệnh tật đã giúp cho cô gái nhỏ nhắn này học được nhiều thứ mà trong đó, lớn nhất và quý giá nhất chính là bài học về sự kiên cường, không bao giờ bỏ cuộc.
|
Dù hằng ngày đối diện nỗi đau giằng xé nhưng chị ấy vẫn luôn nở nụ cười, như một cách chống chọi lại bệnh tật. |
Từ sau khi mắc bệnh, chị Thuần viết nhật kí để trải nỗi lòng của mình nhất là khoảng 2 năm gần đây, khi mà cơn đau đến ngày càng nhiều hơn. Không đi lại được cũng không ngủ được, chị lại viết nhật kí, làm thơ. Thật lạ, nhờ có những đêm say mê viết mà nỗi đau cũng giảm đi rất nhiều. Nghị lực vượt qua bệnh tật của chị khiến nhiều người nể phục. Một đơn vị xuất bản sách đã đến tìm gặp chị và động viên chị viết nên tự truyện để tạo niềm tin, ý chí cho những bệnh nhân khác. Vậy là, quyển tự truyện Như hoa hướng dương ra đời.
Chị Diệu Thuần chia sẻ: "Ai cũng có hoàn cảnh riêng, những nỗi lo riêng. Nhưng chỉ cần bạn biết chấp nhận, tin tưởng và cố gắng để mọi điều tốt đẹp thì chắc chắn điều kỳ diệu sẽ đến. Hãy tin rằng sau những nỗ lực là sự đền đáp xứng
Ý kiến độc giả
Các tin liên quan
- Tài năng đáng kinh ngạc của cậu bé mù
- Chuyện cổ tích về người phụ nữ nguyện lấy chồng mù, bại liệt
- » Nghị lực của một người khiếm thị
- Người đàn ông mù ở Hà Nội biết đi xe đạp và có… 10 vợ
- Nghị lực cô gái mù vì u não giành giải thưởng của Bill Gates
- Chuyện cổ tích về ông lão mù nơi xứ Mường
- Người đàn ông mù hành nghề chụp ảnh
- Nghị lực đến trường của cô bé khiếm thị
- Nghị lực phi thường vượt qua số phận của người đàn ông mù tự tay đóng gạch để xây nhà
- Ông già mù có biệt tài "chinh phục" mọi loại khóa
Ảnh & vi deo sự kiện
-
Dự án tài trợ máy xông hơi cho Hội ng...
-
Hoàng Kim ra mắt Công ty cổ phần tư v...
-
Sinh nhật Website Hoàng Kim tròn 1 tu...
-
Tẩm quất người mù Hoàng Kim với công...
-
Kỷ niệm ngày người khuyết tật Việt na...
-
Tổng kết năm 2010 của Trung tâm Hoàng...
-
Tin nhanh
-
Sản phẩm - Dịch vụ
-
Khách hàng thân thiện
-
Nhân viên Hoàng Kim
tin tức mới
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Doanh nhân khiếm thị tâm huyết / Chàng trai khiếm thị thành lập doanh nghiệp hỗ trợ nghề
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Giáo trình dạy học DDS – Điện sinh học
- Ưu thế nổi bật của công nghệ DDS – Điện sinh học trong chữa bệnh và làm đẹp
tin tức xem nhiều
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
- Dịch vụ đăng quảng cáo đặt Banner giá rẻ - Hiệu quả bất ngờ
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
Bình luận