Trang chủ --> Gương sáng --> VĐV nữ tật nguyền giàu nghị lực
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

VĐV nữ tật nguyền giàu nghị lực

8 năm làm vận động viên khuyết tật, chị đã giành được tổng cộng 32 huy chương các loại, trong đó có 9 Huy hương vàng, 19 Huy chương bạc và 4 Huy chương đồng. Cùng với đó là các Bằng khen, Giấy khen của các cấp, các ngành. Đó cũng là một niềm động viên rất lớn đối với những người chịu nhiều thiệt thòi như chị…

Do ảnh hưởng di chứng chất độc da cam từ ba mẹ, nên sinh ra đã bị bại liệt đôi chân, cứ tưởng cuộc đời chị Lê Thị Xanh (43 tuổi), ở khu phố 7, phường 3, thị xã Quảng Trị, sẽ trôi qua trong tẻ nhạt. Ngờ đâu, bằng nghị lực phi thường và niềm tin của mình, chị đã không cam chịu số phận, vươn lên trở thành người có ích. Sau nhiều năm là vận động viên khuyết tật xuất sắc của tỉnh, của thị xã, đến nay chị đã có cho mình 32 tấm huy chương các loại…

Ngôi nhà của chị Xanh nằm sâu hút trong một căn hẻm nhỏ của đường Lê Hồng Phong, thị xã Quảng Trị. Căn nhà vốn đã nhỏ lại càng hiu quạnh hơn khi mà cả ba, mẹ lẫn chị thường xuyên ốm đau, bệnh tật. Thế nhưng, trong căn nhà chỉ 20m2 đó lại toàn là những bằng khen, giấy khen và huy chương các loại. Đó là kết quả của bao nhiêu nghị lực, cố gắng và nhiều năm tham gia thể thao người khuyết tật mà chị đã đạt được.

 

Chị Lê Thị Xanh luôn nâng niu bộ huy chương đã đạt được trong những kỳ Đại hội Thể dục thể thao.

"Đó là năm 2003, khi thị xã Quảng Trị có đợt tìm kiếm vận động viên khuyết tật để tham dự Đại hội Thể dục thể thao người khuyết tật của tỉnh. Lúc đầu mình cũng ái ngại và tự ti lắm, nhưng được bác Lê Quang Bảo thường xuyên đến nhà động viên, khuyên nhủ, thuyết phục nên mình cũng đánh liều đăng ký tham gia cho biết, có ai mà ngờ được đi thi tỉnh rồi thi quốc gia như ngày hôm nay", chị Xanh tâm sự.

Ngay lần đầu tiên khi thi sơ loại để chính thức trở thành vận động viên khuyết tật của tỉnh tham dự Đại hội Thể thao người khuyết tật toàn quốc chị đã giành được vị trí thứ nhất. Cũng trong năm 2003, chị vinh dự được tỉnh cử đi tham gia Đại hội Thể dục thể thao người khuyết tật toàn quốc. Không phụ lòng mong đợi của tỉnh nhà chị đã giành được Huy chương vàng ở các môn: Ném đĩa và đẩy tạ.

Chị Xanh kể: "Đại diện cho tỉnh tham dự Đại hội thể dục thể thao toàn quốc dành cho người khuyết tật mình run lắm, chỉ sợ không thi tốt ảnh hưởng đến kết quả của đoàn. Vì vậy, khi thi mình rất cố gắng, quyết tâm thi thật tốt, cuối cùng mình cũng đã giành chiến thắng, đem lại niềm vui cho mọi người. Khi đứng trên bục cao nhất nhận tấm huy chương, mình đã òa khóc trong niềm vui sướng vô hạn…".

Chị tâm sự: "Mới ngày đầu khi tham gia tập luyện vì đôi chân bị bại liệt nên gặp nhiều khó khăn lắm. Một vận động viên là phải linh hoạt và nhanh nhẹn vậy mà mình phải ngồi một chỗ. Khi ném cái đĩa, phóng cây lao hay đẩy quả tạ đi là lại phải có một người bên cạnh nhặt về cho mình tập tiếp. Mỗi lần như vậy mình thấy khó chịu và ái ngại vô cùng". Sau những lần tập luyện phải nhờ người khác "phục vụ", chị Xanh quyết tâm tập đi lại bằng nạng để tự phục vụ cho bản thân mình…

Năm 2007, chị Xanh lại tiếp tục thi đấu ở tỉnh với bộ môn bơi lội. Thêm một thử thách nữa lại đến với chị, tuy nhiên lần này cũng như bao lần trước đó chị cũng đã vượt qua được và hoàn thành xuất sắc phần thi của mình và giành được Huy chương vàng tại Đại hội Thể dục thể thao tỉnh dành cho người khuyết tật năm đó. Rồi năm 2010, chị tiếp tục giành được thêm 6 Huy chương vàng nữa...

Từ năm 2003 đến nay, qua 8 năm làm vận động viên khuyết tật chị đã giành được tổng cộng 32 huy chương các loại, trong đó có 9 Huy hương vàng, 19 Huy chương bạc và 4 Huy chương đồng. Cùng với đó là các Bằng khen, Giấy khen của các cấp, các ngành. Đó cũng là một niềm động viên rất lớn đối với những người chịu nhiều thiệt thòi như chị…

Giờ đây khi tuổi đã ngoại tứ tuần, không còn đủ sức khỏe để cống hiến cho thể thao tỉnh và thị xã được nữa chị lại quay về với cuộc sống thường ngày bằng công việc nhận đồ may sẵn về làm cúc, khuy, móc tại nhà. Cuộc sống tuy còn bao khốn khó, vất vả nhưng chị Xanh vẫn có niềm tin vào cuộc sống - niềm tin của một con người không cam chịu số phận

 

Lượt xem : 14470 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo