Trang chủ --> Gương sáng --> Thương binh mù hai mắt vẫn làm thầy giáo
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Thương binh mù hai mắt vẫn làm thầy giáo

           (Thế giới matxa) - Vượt qua những chặng đường dài dưới cái nắng chói chang của mùa hè, chúng tôi về xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn (Nghệ An) tìm gặp người thương binh mù cả hai mắt mà đa tài

Tìm được nhà ông Khoa thì trời đã xế chiều. Trong vườn, một ông già đang chăm sóc cây. Thấy động, ông hỏi ai đấy? Chúng cháu muốn gặp ông Khoa. Tôi là ông
Khoa mù đây. Mời anh vào nhà đợi tôi chút, có bà nhà tôi ở trong nhà đấy. Trong lúc chờ đợi, bà Khoa kể cho chúng tôi nghe về chồng mình: Ông ấy vốn là
người khỏe mạnh, lành lặn. Trước khi đi bộ đội ông cưới tôi, rồi vào chiến trường. Năm 1968, bom đạn địch cướp đi đôi mắt của ông nên ông phải rời khỏi
quân ngũ. Trở về quê hương, là một thương binh mất sức 81% trong hoàn cảnh làng xã xơ xác vì bom đạn Mỹ. Mù cả hai mắt nhưng ông không chút nao lòng, còn
làm tốt hơn ai hết, ông tự lập được… Mọi sinh hoạt đi lại trong nhà, đường làng ngõ xóm, ông đều thuộc vanh vách.

Xong việc, ông Nguyễn Đăng Khoa vội vã vào nhà tiếp khách. Nhìn cách đi của ông, nếu không biết trước thì cứ tưởng hai mắt ông vẫn sáng. Ông bước nhanh
nhẹn và chính xác. Vào đến bàn tiếp khách, ông tự kéo ghế ngồi. Anh thông cảm, lúc nãy đang dở tay, ngày nào tôi cũng chăm sóc những cây cảnh do tôi tự
tạo, các anh đã trông thấy chưa? Có được không? Nhiều người khen và muốn mua nhưng tôi không bán. Ông thật dễ gần. Năm nay đã 68 tuổi nhưng ông không chút
nghỉ ngơi vẫn cống hiến cho dân. Trước đòi hỏi thông tin trong sản xuất, ông mạnh dạn đề nghị với xã thành lập đội thông tin tuyên truyền. Câu chuyện người
ở xã Nam Lĩnh làm bản tin khiến nhiều người ngạc nhiên. Để việc tuyên truyền có hiệu quả, hằng ngày ông thu thập tư liệu qua Đài phát thanh về nhiều
lĩnh vực thuộc chủ trương, chính sách Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt những vẫn đề liên quan đến nhà nông; đi nắm thông tin ở địa phương, tổng hợp
lại rồi đọc trên loa truyền thanh cho dân làng trong xã nghe. Bằng tâm huyết và có năng lực trong công tác tuyên truyền, không lâu sau (năm 1998), ông
trúng cử vào Ban châp hành Hội người mù Nghệ An. Chúng tôi tò mò hỏi ông về những chiếc đàn vi-ô-lon, kèn, đàn măng-đô-lin và chiếc trống được dựng ngăn
nắp trong nhà, ông cười: 'Những nhạc cụ đó tôi thường sử dụng đi tham gia biểu diễn mỗi khi có lễ hội, hội diễn văn nghệ xã, huyện…'. Ông là thành viên
đội nhạc cụ trong huyện. Những bằng khen, phần thưởng treo đầy trong căn nhà gỗ đơn sơ đã chứng minh tài âm nhạc của ông.

Ông Nguyễn Đăng Khoa đang biểu diễn Vi-ô-lon.
Ông vốn là một học sinh giỏi của làng thời xưa, những kiến thức toán học đã ăn sâu vào ông. Ông ước mơ truyền dạy một chút kiến thức về môn toán cho các
cháu trong làng. Việc ông trở thành thầy giáo làng xuất phát từ chuyện hai cháu học sinh cấp 2 cãi nhau vì bài toán không giải được. Nghe thấy, ông liền
giảng giải cho các cháu. Và từ đấy mỗi khi vướng mắc về toán, các cháu lại sang nhờ ông giải. Ông quyết định mở lớp dạy học, với mong muốn đem lại con
chữ cho những học trò cấp 2 trong xóm nghèo này. Lớp học chỉ là gian nhà của người hàng xóm cho mượn. Đến nay ông đã dạy được 8 lớp cho các cháu trong
làng. Một số cháu trước đây chưa ngoan nay đã tiến bộ, có cháu còn học giỏi nữa. Nhiều phụ huynh muốn gửi tiền học phí nhưng ông từ chối. Cách dạy của
ông đơn giản, dễ hiểu, gợi mở cho các cháu tính mạnh dạn, sáng tạo. Ông cho biết hàng ngày các cháu thay nhau lên bảng viết hộ ông. Để nắm bắt kiến thức
trong sách của các cháu, ông đến nhà học sinh, bảo đọc tất cả bài toán mà các cháu đã học cũng như sẽ học. Ông hình thành trong đầu, khi lên lớp, học trò
vướng mắc chỗ nào ông phân giải ngay chỗ đó. Ông còn gợi ý để các cháu thảo luận, rồi lên bảng đọc bài giải của mình'. Ngoài những buổi học toán, ông Khoa
còn dành thời gian giảng cho các cháu hiểu thêm về lịch sử mà ông từng biết và cách đối nhân xử thế; kể cho các cháu nghe những mẩu chuyện về Bác Hồ. Ông
Nguyễn Đăng Khoa tham gia cuộc thi kể chuyện Bác Hồ của huyện được giải nhất và đoạt giải nhì cuộc thi kể chuyện Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh của tỉnh năm 2009.

Lượt xem : 44036 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo