Trang chủ --> PHCN --> Nội dung và phương pháp giáo dục trẻ khiếm thị
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Nội dung và phương pháp giáo dục trẻ khiếm thị

 

 

    (Thế giới matxa) - Trẻ em mù ở Nhật được quan tâm và giáo dục trong môi trường cực kỳ tốt trên tất cả các phương diện cũng như được đáp ứng mọi phương tiện học tập sinh hoạt lý tưởng.

 

Ảnh minh họa

            Nơi giáo dục trẻ khiếm thị ở Nhật là các trường học trợ giúp đặc biệt thị giác(trường mù), lớp học trợ giúp đặc biệt thị giác(trẻ kém mắt), các trường lớp thông thường.

1. Trường học trợ giúp đặc biệt thị giác

            Trường học trợ giúp đặc biệt thị giác(trường mù) thực hiện việc giáo dục  trẻ khiếm thị từ mẫu giáo, cấp một, cấp hai, cấp ba.Các cấp học một, hai, ba được  thiết lập với mục tiêu khắc phục những khó khăn   trong học tập cũng như trong sinh hoạt và thúc đẩy khả năng tự lập. Ở cấp ba, ngoài giáo dục phổ thông, còn có giáo dục nghề nghiệp với các khoa: châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, vật lí trị liệu, âm nhạc vv. Hơn  nữa, ở các trường mù, tỉ lệ trẻ kém mắt sử dụng chữ sáng trong học tập chiếm 60 đến 70 phần trăm.

            Ngoài ra, trường mù còn thực hiện chức năng trung tâm ở mỗi địa phương, tư vấn và trợ giúp giáo dục cho những trẻ khiếm thị và giáo viên ở các trường thông thường. 

2. Lớp học trợ giúp đặc biệt(trẻ kém mắt)

            Ở những lớp học trợ giúp đặc biệt, cùng với việc chuẩn bị môi trường học tập dễ nhìn, để sử dụng tối đa thị lực còn lại, trẻ được hướng dẫn sử dụng các dụng cụ trợ giúp thị giác và sử dụng những giáo cụ dễ nhìn để học tập. Lớp học trợ giúp đặc biệt và lớp học thông thường có mối liên kết chặt chẽ với nhau; trẻ kém mắt  học một số môn ở lớp học trợ giúp đặc biệt, những môn còn lại học hòa nhập ở các lớp thông thường.

3. Việc dạy học ở các lớp học thông cấp

            Đối tượng của các lớp học này là trẻ em kém mắt nhẹ; các môn học gần như ở lớp thông thường; một tuần mỗi em học 2 đến 8 tiết. Nội dung dạy học chủ yếu là cách nhận biết bằng thị giác, cách phối hợp giữa tay và mắt, cách sử dụng các dụng cụ trợ giúp thị giác; những trường hợp cần  được hướng dẫn cách thu thập và xử lí thông tin thị giác thì việc phụ đạo các môn học cũng được thực hiện.

            Hơn nữa, để việc học tập và sinh hoạt của các em ở các lớp học thông thường được trôi chảy, giống như các lớp học trợ giúp đặc biệt, việc trợ giúp và liên kết mật thiết với giáo viên ở các lớp học thông thường là điều cần thiết.

4. Việc dạy học ở các lớp học thông thường

            Do những vấn đề về thiết lập  các lớp trợ học trợ giúp đặc biệt mà vẫn có một số lượng lớn trẻ kém mắt đang học ở các lớp học thông thường. Khi nghĩ đến   môi trường học tập của những học sinh này, dù đã có sự quan tâm của các giáo viên về chữ ngồi hay chữ viết đủ to thì vẫn còn chưa đủ. Việc chuẩn bị đầy đủ sách vở và giáo cụ thích hợp là không dễ dàng và hơn nữa vẫn còn những trường hợp không bao giờ dùng các dụng cụ hỗ trợ hay kỹ thuật sự dụng các dụng cụ này còn non yếu.

            Từ năm 2004, tất cả trẻ em kém mắt học ở các trường lớp thông thường đều được cung cấp miễn phí sách giáo khoa; tuy nhiên, còn có những vấn đề như trên nên việc hỏi tư vấn các trường mù là  không thể thiếu được. 

(2) Tính chuyên môn của giáo viên về nội dung giảng dạy ở nhà trường

            Một điều cần phải lưu ý là mục tiêu giáo dục trẻ khiếm thị giống như giáo dục thông thường ở các cấp từ mẫu giáo đến cấp ba, và cần phải chú ý quan tâm những vấn đề sau:

1. Tránh việc thu nạp thông tin chỉ thông qua lời nói bằng việc học tập thông qua thể kiến(những kinh nghiệm thự tế của bản thân  trẻ).

2.  Hướng dẫn một cách hệ thống việc đọc viết chữ nổi cũng như  chữ hán.

3. Sử dụng hiệu quả giáo cụ chữ nổi và chữ phóng to cũng như việc sáng tạo trong khi dạy học

4. Giúp trẻ dần dần có thể nhận biết được môi trường và phán định hoàn cảnh bằng cách hình thành cho trẻ  những khái niệm về không gian và thời gian.

            Ngoài ra, khi bàn về tính chuyên môn của giáo viên về nội dung giảng dạy ở nhà trường, Toriya yoshiko 7), đã đưa ra 4 điểm sau:

  1. Tính chuyên môn của giáo dục nhà trường chính là lực lượng giáo viên và trường học trong việc khắc phục hay giảm nhẹ mọi khó khăn gây ra do nguyên nhân không nhìn thấy hay không  nhìn rõ để có thể thực hiện được việc giáo dục trẻ khiếm thị như mục tiêu giáo dục  ở các cấp học một, hai,

ba.

2. Việc thực hiện được như mục tiêu giáo dục  ở các cấp học một, hai, ba có nghĩa là bất kể có khiếm thị hay không, cần phải thực hiện được các mục tiêu giáo khoa.

3. Như vậy, không phải  việc thực hiện các chương trình giáo khoa một cách máy móc mà cần thiết phải dựa trên bản chất của nội dung giáo khoa.

4. Căn cứ của mục đích giáo dục là phải dựa trên lượng chỉ đạo học tập thiết yếu của từng môn ở mỗi lớp học chứ không phải là dựa vào sách giáo khoa.

 

(3) Nội dung và phương pháp giáo dục trẻ em mù 

1. Dạy học chữ nổi

            Mỗi ô chữ nổi gồm có 6 chấm(chiều ngang 2 chấm, chiều dọc 3 chấm). Sự kết hợp của 6 chấm nổi này đã tạo thành 63 kí hiệu. Ngoài hình nổi ra, các ký hiệu này có thể thể hiện được các chữ cái, các âm tiết, ký hiệu toán học và cả tiếng nước ngoài. Các bậc thầy cô và cha mẹ cần nắm vững các ký hiệu chữ nổi như trê. Việc dạy học chữ nổi về cơ bản là nhằm mục đích nuôi dưỡng năng lực đọc viết môn quốc ngữ.  Hơn nữa, để tăng tốc độ đọc chữ nổi một cách hiệu quả thì việc thiết lập mục đích thích hợp là cần thiết; và việc huấn luyện này được thực hiện ở các hoạt động tự lập.

2. Hướng dẫn đi bộ

            Bộ hành của người khiếm thị bao gồm hai khía cạnh gắn liền với nhau là nhận biết môi trường(định vị) và di chuyển(đi bộ); việc hướng dẫn đi bộ cho trẻ em mù cũng  cần phải nuôi dưỡng năng lực phối hợp hài hòa giữa việc nhận biết môi trường và di chuyển.  

            Việc hướng dẫn đi bộ lại được chia thành bộ hành trước gậy trắng và bộ hành gậy trắng; và nói chung, việc hướng dẫn đi bộ được thực hiện ở cuối tiểu học và trung học.

 

(4) Nội dung và phương pháp giáo dục trẻ kém mắt

            Đối với việc giáo dục trẻ kém mắt, việc quan trọng là sử dụng tối đa thị lực còn lại để nâng cao hiệu quả học tập. Do vậy, việc chuẩn bị môi trường dễ nhìn và sử dụng các dụng cụ trợ giúp thị giác là có hiệu quả. Việc  chuẩn bị môi trường là những việc chẳng hạn như: việc chuẩn bị sách  vở, giáo cụ và việc chiếu sáng thích hợp vv. Sách chữ  phóng to thì thật là hữu hiệu, vậy nhưng không chỉ sách giáo khoa mà cả các sách đọc thêm, tư liệu, sách báo hàng ngày, đến cả việc sau khi tốt nghiệp giáo dục bắt buộc, do vậy cũng cần nghĩ đến việc sử dụng các dụng cụ trợ giúp thị giác. Dụng cụ trợ giúp thị giác gồm có máy phóng to chữ và kính kém mắt.

1) Máy phóng to chữ

            Máy phóng to chữ sử dụng có hiệu quả ở 8 điểm sau:

1. Trường hợp cần phóng to gấp nhiều lần

2. Trường hợp cần thị trường thực tương đối rộng

3. Trường hợp cần nhìn hình ảnh có tiêu điểm ổn định trong thời gian tương đối dài

4. Trường hợp  cần làm một việc khác trong khi hình ảnh đang được mở ra

5. Trường hợp thầy cô giáo vừa chỉ vào màn hình vừa hướng dẫn

6. Trường hợp cần vừa nhìn hình vừa sử dụng cả hai tay

7. Trường hợp đọc sách và viết chữ trong hoàn cảnh không cần tốc độ nhanh

8. Trường hợp hiệu quả trong việc chuyển chữ đen trắng

2) Kính kém mắt

            Kính kém mắt  gồm có kính viễn dụng để nhìn những đối tượng tương đối xa như bảng đen vv và kính cận dụng dùng để dọc sách. Kính kém mắt có thể ví như dụng cụ trợ thính của trẻ khiếm thính, và  việc sử dụng thành thạo hay không sẽ là chìa khóa thành bại của việc học tập và nhận thức bằng thị giác. Và để trở lên có khả năng sử dụng thành thạo thì việc rèn luyện sử dụng trong thời gian dài là cần thiết. Tuy nhiên, Việc rèn luyện sử dụng cho đến cùng vẫn chỉ là sự rèn luyện cơ bản. Để có được những kỹ thuật sử dụng cao độ hơn thì việc thường xuyên sử dụng trong sinh hoạt và học tập hằng ngày là rất quan trọng. Từ quan điểm này, ở các trường trợ giúp đặc biệt(trường mù), trong các môn học giáo khoa, ngoài việc rèn luyện sử dụng ra, cần thiết có một kế hoạch sử dụng chu đáo.

Phạm Văn Sơn biên dịch

Lượt xem : 89424 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo