Trang chủ --> PHCN --> Triển vọng và những vấn đề tồn tại của giáo dục trẻ khiếm thị
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Triển vọng và những vấn đề tồn tại của giáo dục trẻ khiếm thị

 

 

    (Thế giới matxa) - Hiện nay, một vấn đề lớn đang còn tồn tại là số học sinh ở các trường trợ giúp đặc biệt(trường mù) giảm đi và tỉ lệ học sinh đa tật nặng lại tăng lên.

Ảnh minh họa

 

(1) Phương hướng của các vai trò sau này

Tỉ lệ trẻ đa tật nặng ở tiểu học ở các trường mù trên toàn nước Nhật năm 1980 là 30,02 phần trăm, nhưng đến năm 2006 đã lên tới 56,9 phần trăm, rõ ràng đã chiếm tới hơn một nửa.

            Hơn nữa, Các trường mù phải đóng vai trò của trung tâm giáo dục trợ giúp đặc biệt ở mỗi địa phương.Do vậy, đòi hỏi phải thừa

Kế và phát triển được những chuyên môn đã tích lũy được từ trước. Việc  cơ cấu của các trường mù có tiếp tục tồn tại hay không là rất quan trọng trong việc đối ứng với vai trò và chuyên môn của các trường mù. Khi nghĩ đến tầm quan trọng của các trường mù trong vai trò trung tâm của mỗi địa phương đã được chỉ ra trong Igarashi 19), hơn 30 năm trước, thì có lẽ việc xác lập vai trò trung tâm của các trường mù một cách cấp tốc là rất cần thiết.

 (2) Ý kiến về việc thừa kế và phát triển chuyên môn

            Theo điều tra của bộ giáo dục Nhật Bản tháng 5 năm 2005, thì tỉ lệ giáo viên có bằng chuyên môn ở các trường mù chỉ là 26,0 phần trăm. Mặc dù vai trò trung tâm của các Trường mù có được xác lập đi chăng nữa, mà nội dung trợ giúp đó không được địa phương nhìn nhận thì có lẽ không thể phát triển được. Do vậy,  việc nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên là rất cần thiết.  Cần có các cuộc tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên kể cả ở các trường mù và sự di chuyển nhân sự cũng cần có kế hoạch hợp lí.

 Phạm Văn Sơn biên dịch

Lượt xem : 30393 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo