tin tức nổi bật
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Tẩm quất người mù Hoàng Kim tổ chức lớp Tập huấn kỹ thuật massage làm đẹp da mặt, massage giảm mỡ bụng cạo gió, giác hơi ống trúc cho nhân viên
- Góp máy tính cho người khuyết tật
- Chương trình tài trợ 1000 máy xông hơi cho thành viên hội người mù việt nam
- Những ngón tay dệt nên thần thoại
- Quyển sách: Món ngon ngày tết
- Giám đốc Trung tâm Hoàng Kim được ghi nhận là thành viên tích cực của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (năm 2012)
- video người mù vượt qua bóng tối (P1) (năm 2012)
- Giới thiệu 2: Đĩa âm nhạc tẩm quất người mù Hoàng Kim
- Tuyển dụng nhân viên làm tẩm quất ở Hoàng Kim
- Người giàu không ở... hai con mắt
- Biển tẩm quất người mù bị trịch thu vì ảnh hưởng đến làng văn hóa
- Những ngón đàn xuyên suốt màn đêm
- Hoàng kim trước thềm xuân mới.
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
Ẩn ý trong lời nói của sếp
(Hoàng Kim) - Tại các văn phòng ta thường nghe thấy nhân viên tỉ tê bình phẩm “Này, lời nói của ông trưởng ban X chớ có tin ngay, coi chừng bị hố đấy” “Ai bảo cậu chỉ biết nhất nhất làm theo lời nói của ông ta mà chẳng chịu khó suy nghĩ gì cả!”.
Thế mới biết phải nắm được ý tứ sâu xa của sếp, đó cũng là yêu cầu về năng lực của mọi nhân viên.
Với sếp hay “khách sáo”:
Có một loại sếp luôn luôn nói những câu khách sáo, lúc nào cũng tỏ ra tôn trọng nâng đỡ cấp dưới, ban phát lời khen có phần quá mức sự thật. Ví dụ: “Nếu không có cậu ở đó, mình chẳng còn biết xử trí ra làm sao nữa” “Trăm sự nhờ cậu đó”. Với những câu nói đó, bạn hãy chịu khó nghiền ngẫm thật kỹ, để nắm bắt được ẩn ý bên trong, và đưa ra cách ứng phó thích đáng. Bạn còn phải biết cách tùy cơ ứng biến, để luôn luôn hòa nhập với lãnh đạo, có nghĩa bên ngoài đón nhận sự tin cậy cao “tất cả trông nhờ vào cậu đấy”. Sau đó tỏ ra giả bộ như vô tình không biết để đưa sếp vào tròng. Ví dụ lúc đó bạn đáp “Cảm ơn sếp đã tin cậy tôi sẽ làm hết sức mình”. Cách ứng xử như vậy là thông minh sáng suốt và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho mình có được một không gian thông thoáng để xoay xở.
Với sếp chân tình:
Một số sếp tương đối tôn trọng cấp dưới. Khi phải từ chối các đề nghị của nhân viên dưới quyền ông chú ý xem xét nhiệt tình công tác và lòng tự trọng của cấp dưới, không bao giờ từ chối thẳng thừng mà lúc đầu làm ra vẻ như đồng tình ủng hộ, sau đó mới vạch ra những điểm khác nhau giữa ý kiến của cấp dưới với tình hình toàn cục, kiểu ứng xử đó, nhìn qua tưởng như là xoa trước đấm sau, thực tình đã được ông suy nghĩ dàn dựng rất công phu. Là cấp dưới bạn phải biết cách lĩnh hội được ý nghĩ thật sự của sếp và mục đích mà sếp đã vạch ra.
Ví dụ bạn đề đạt việc gì đó với sếp, được sếp trả lời “ý kiến của cậu rất tốt, tuy nhiên ở một số điểm không hoàn toàn ăn khớp với kế hoạch chung”. Trong trường hợp đó bạn phải hiểu ngay ý nghĩ thực của sếp. Chớ có đeo bám mà trình bày phương án của bạn hợp lý, chính xác ra làm sao, cũng đừng có bắt sếp tỏ rõ thái độ. Tốt nhất là bạn nên nói “Đây chỉ là ý nghĩ cá nhân của tôi, nếu như có chỗ nào đó mâu thuẫn với tình hình chung của công ty thì xin sếp cứ căn cứ vào tình hình toàn cục để bố trí công việc ạ!”. Trong lòng sếp lúc đó sẽ rất cảm ơn về cách ứng xử thông minh, biết điều của bạn, hai người sẽ thấy gần gũi chan hòa với nhau hơn, và điều đó hết sức có lợi cho bạn.
Với dạng lãnh đạo hay đùn đẩy:
Một số lãnh đạo thường rất vui vẻ chấp nhận đề nghị của bạn, nhưng sau đó lại đùn đẩy việc đó cho sếp ở cấp cao hơn, trường hợp đó bạn nên cân nhắc lại chữ “được” mà sếp vừa nói ra.
Những người nắm cương vị lãnh đạo mà không muốn bộc lộ thái độ thật sự của mình bằng cách đùn đẩy cho cấp trên, thì những lời nói của sếp bao giờ cũng chứa đựng ẩn ý bên trong, qua thái độ bên ngoài có vẻ như sếp rất thông cảm đồng tình với bạn nhưng thực chất đôi khi trái hẳn, chỉ khi nào không thể không nói thì sếp sẽ nói “Mình đã nói với cậu rồi cơ mà” để lấy cớ thoái thác. Những người lãnh đạo thuộc dạng này không đáng tin cậy, nếu chẳng may bạn là cấp dưới của họ thì cần đặc biệt lưu ý.
Nguồn: Hoàng Kim
Ý kiến độc giả
Các tin liên quan
- Làm gì với những nhân viên kém cỏi?
- Những điều không nên nói với sếp
- 9 bí quyết tuyển dụng nhân viên thành công
- Cách hòa hợp tính cách khác nhau trong công sở
- 8 điều sếp không nên nói với nhân viên
- 10 mẹo ít người biết để tăng tốc cho sự nghiệp
- Nghỉ việc thế nào cho chuyên nghiệp?
- “Thép đã tôi thế đấy!”
- Làm cho đối phương thừa nhận sự thất bại
- Đến phút cuối mới chìa con át chủ bài ra
Ảnh & vi deo sự kiện
-
Dự án tài trợ máy xông hơi cho Hội ng...
-
Hoàng Kim ra mắt Công ty cổ phần tư v...
-
Sinh nhật Website Hoàng Kim tròn 1 tu...
-
Tẩm quất người mù Hoàng Kim với công...
-
Kỷ niệm ngày người khuyết tật Việt na...
-
Tổng kết năm 2010 của Trung tâm Hoàng...
-
Tin nhanh
-
Sản phẩm - Dịch vụ
-
Khách hàng thân thiện
-
Nhân viên Hoàng Kim
tin tức mới
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Doanh nhân khiếm thị tâm huyết / Chàng trai khiếm thị thành lập doanh nghiệp hỗ trợ nghề
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Giáo trình dạy học DDS – Điện sinh học
- Ưu thế nổi bật của công nghệ DDS – Điện sinh học trong chữa bệnh và làm đẹp
tin tức xem nhiều
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
- Dịch vụ đăng quảng cáo đặt Banner giá rẻ - Hiệu quả bất ngờ
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
Bình luận