Trang chủ --> Kinh doanh --> Làm cho đối phương thừa nhận sự thất bại
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Làm cho đối phương thừa nhận sự thất bại

 

  Trong khi tranh luận, đưa từng vấn đề ra, bẻ gãy lập luận của đối phương từng khâu một, cuối cùng dồn đối phương vào thế đường cùng, phải chịu chấp nhận phần thua. Mục đích nêu câu hỏi là để đưa đối phương vào bẫy cũng cần chú ý thêm rằng khi nêu câu hỏi thì vấn đề trước và vấn đề sau phải ăn khớp với nhau, phải tương ứng với nhau và theo trình tự từ ngoài vào trong, từ nông đến sâu. Cuối cùng thì nhanh chóng tung ra một luận cứ đầy sức thuyết phục, bắt đối phương phải khuất phục.

   Trong giao tiếp mua bán, phương pháp này được vận dụng nhiều nhất, thông thường dồn đối phương vào thế phải chấp nhận những yêu cầu đã định sẵn của mình. Chuyện rằng có một nhà buôn ra chợ bán ngựa, giá bán mỗi con ngựa là 500 đồng. Ông ta khoe khoang về lũ ngựa của mình: “Tôi có tài nuôi ngựa, ngựa do tôi huấn luyện có thể phi nhanh như tia chớp, bốn chân không chạm đất, nếu đem đi thi bảo đảm giành thắng lợi, nếu tôi nói sai sự thật, tôi xin bù thêm cho quí khách 500 đồng.

          Một kỹ sĩ đi ngang qua đó nghe ông ta quảng cáo như thế, liền nối lời: “Lũ ngựa của ông tuyệt như vậy, thì tôi mua hai con, nhưng phải để tôi cưỡi thử”.

          “Đương nhiên là được”, nhà buôn gật đầu lia lịa, kỵ sĩ dắt hai con ngựa đi.

          Một lát nhà buôn tìm kỵ sĩ đòi ông trả tiền, kỵ sĩ nói: “Tôi đã thanh toán hết cho ông rồi, chẳng thiếu đồng nào của ông cả”.

          Nhà buôn nghe nói thế, hoảng hồn lồng lộn lên “Mỗi con 500 đồng, hai con 1.000 đồng, ông đã trả đồng nào đâu, mà dám dựng đứng lên là trả hết rồi”.

          Kỵ sĩ đùa tếu: “Ông nói hay lắm, tôi đã cho hai con ngựa của ông chạy thi với nhau, kết quả là một con chạy trước, một con chạy sau, như thế là tôi phải trả tiền cho con thắng cuộc 500 đồng, ngược lại ông phải bù 500 đồng cho con ngựa chạy thua, tôi với ông coi như thanh toán sòng phẳng, chẳng bên nào mắc nợ bên nào phải không?”.

          Nhà buôn hết đường tranh cãi, đành ngậm ngùi chịu thua.

          Một nhà doanh nghiệp lớn, hai bàn tay trắng dựng nên cơ đồ, trong một chuyến về thăm quê, được bạn bè và xóm giềng thết tiệc mừng, trên chiếu tiệc có người hỏi: “Bí quyết thành công của anh là gì?”.

          Nhà doanh nghiệp trả lời: “Thứ nhất: phục vụ đại chúng, thứ hai: vận dụng trí tuệ”.

          Bạn bè hỏi thêm: “Anh có thể nói rõ hơn một chút không?”.

          Nhà doanh nghiệp: “Phục vụ đại chúng là thành tâm thành ý mang lại lợi ích cho mọi người. Ví dụ, nhỡ mình có bị lỗ chút ít, cũng đừng có tính toán so bì nhiều, hãy cố gắng làm thật nhiều điều tốt cho mọi người”.

          Bạn bè: “Thế còn điều thứ hai?”.

          Nhà doanh nghiệp: “Biết vận dụng đầu óc tức là nhìn nhận phán đoán tình hình, những việc không có lợi cho mình thì chớ có làm”.

          Một nhà buôn lão luyện nói với con trai: “Chính trực và thông minh – là bí quyết thành công trong kinh doanh. Thế nào là chính trực, sau khi hợp đồng mua bán đã ký, thì cho dù biết là bị phá sản, người chính trực vẫn kiên quyết giao hàng đúng hẹn”.

          Con trai: “Thưa cha, thế còn thông minh là thế nào ạ?”.

          Cha: “Chớ giơ tay ký vào loại hợp đồng như thế”.

        

Lượt xem : 10355 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo