Trang chủ --> Gương sáng --> Bài thơ tình của thi sĩ mù lay động truyền hình Nhật
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Bài thơ tình của thi sĩ mù lay động truyền hình Nhật

- Tạo hóa thật tàn nhẫn khi phú cho chị tài làm thơ “rơi nước mắt người đọc”, để rồi lấy đi cái quyền được nhìn thấy ánh sáng của chị. Thật buồn khi phải gọi Trịnh Xuân Phương là “nữ thi sĩ mù”, nhưng sự thật vốn nghiệt ngã hiển hiện như gần 40 năm cuộc đời chị dò dẫm trong bóng tối. Nỗi đau cũng đã đến tột đỉnh, vậy mà nước mắt vẫn chưa ngừng rơi, với chị ngày ngày, nỗi lo về tương lai vẫn trĩu nặng gánh đời.
 
Trọn cõi “xem đêm”

 

Người đàn bà bất hạnh có tài làm thơ ấy, sinh năm 1970. Chị là con út trong 1 gia đình có 8 người con, 4 trai, 4 gái. Các cụ vẫn bảo “giàu con út, khó con út”, ngẫm câu nói ấy so với cuộc đời lận đận, cực khổ “vui ít buồn nhiều” của chị mà thấy không hề sai.

Phận đời chị là một cấp số cộng những sự bất hạnh đằng đẵng nối tiếp nhau. Mở đầu là tuổi thơ bất hạnh trong nỗi đau mù lòa.

Ngày ấy, mới 3 tuổi, Trịnh Xuân Phương đã là đứa trẻ mang nỗi đau tật nguyền. Tỉnh dậy sau trận ốm thập tử nhất sinh, 2 mắt chị cứ mờ đục dần và lụi hẳn. Đôi mắt không còn nhìn được ánh sáng, từ đấy cuộc đời chị ngày cũng là đêm đen.

Bất hạnh không chỉ có vậy, lên 6 tuổi, một trận ốm ngấp nghé thần chết ập xuống đầu Phương. Lúc này, vợ đi vắng, một mình người cha của chị loay hoay chưa biết xoay sở ra sao giữa bầy con thơ dại. Thấy con sốt cao quá, ông đánh liều nhờ vị bác sĩ “nửa mùa” gần nhà tới khám chữa.

Trớ trêu thay ông bác sĩ “vườn” đã tiêm nhầm thuốc, dẫn đến kết cục thê thảm là chiếc chân trái của người con gái bị teo dần. Cũng vì thế mà cô bé Phương ngày ấy không còn được chạy nhảy, nô đùa với bạn bè cùng trang lứa.

 

Mẹ con chị Trịnh Xuân Phương
Mẹ con chị Trịnh Xuân Phương

Sống những tháng ngày cô đơn trong “cõi xem đêm”, sự đớn đau, tủi phận của cô bé Phương ngày một là khoảng lặng khó lấp đầy. Chỉ đến khi 14 tuổi, cô mới được đưa vào học tại trường chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu.

Ở môi trường mới đầy lòng nhân ái, và tình yêu thương, nơi không có sự phân biệt, mặc cảm về khiếm khuyết hình thể, những ước vọng tương lai tươi sáng được đánh thức trong trái tim như héo rũa của Phương.

Thay vì ủ rũ, buồn bã như trước đây, thêm ngày mới trôi đi cô thêm yêu cuộc sống, miệt mài học tập vun lo cho ước mơ trở thành cô giáo dẫn đường cho những học sinh khiếm thị. Cũng chính thời gian này, mối “lương duyên” giữa chị và thơ đã bén ngọt.

Khi trái tim cô đơn được thổ lộ sự đồng cảm, san sẻ bất hạnh với những mảnh đời cùng cảnh ngộ, đem đến cho nhau những niềm vui bình dị, chị bảo, những vần thơ tìm đến làm bạn với chị như 1 lẽ đời bù đắp cho những thiệt thòi, bất hạnh mà chị phải phải gánh chịu.

Nhớ lại quãng thời gian đó, gương mặt chị thoáng buồn, chị tâm sự: “Cuộc đời đúng là không ai nói trước được điều gì cả. Chuẩn bị tốt nghiệp lớp 9, thì mẹ tôi ốm nặng, nghỉ học ở nhà chăm mẹ gần 1 năm trời xong, thì không may cha tôi lại đổ bệnh.

Nhà tuy đông con, nhưng các anh chị đều có gia đình riêng phải lo toan, không đỡ đần được cha mẹ già nhiều, lúc đó, tôi đành gác lại việc học, ở nhà chạy chữa thuốc thang cho cha. Không được đi học nữa, tôi biết tương lai rồi lỡ dở, nhưng đổi lại tôi giữ được trọn đạo làm con, không có gì phải hối tiếc”.

Bài thơ dang dở mối tình

Hỏi “nữ thi sĩ mù” về những bài thơ, chị hồ hởi chia sẻ: “Ngày còn đi học mình viết rất nhiều thơ, những bài thơ hay đều mang tặng các thầy cô, bạn bè trong trường. Năm 1992, mình có xuất bản chung tập thơ Những vần thơ chữ nổi với các bạn trong trường, trong đó mình góp mặt 10 bài, đến năm 1994, có thêm tập Hương Đêm ra đời”.

Đang hồ hởi khoe về những đứa con tinh thần, nghe tôi nhắc đến bài thơ: “Tình yêu người hỏng mắt” của chị, đôi mắt chị ri ri chảy lệ, lời nói  pha trộn cảm xúc nghẹn ngào. Bài thơ ấy, lâu nay chị giấu kín vào ký ức, muốn lãng quên như một mối tình buồn đào sâu chôn chặt.

Chỉ bảo, đó là bài thơ chị viết cho mối tình dang dở của chị, năm 1999, với bài thơ tình cảm động ấy, chị được trao giải nhất thơ của Hội Bảo trợ tan tat  và trẻ mồ côi. Trước đó, Hội Bảo trợ tàn tật và trẻ mồ côi mở cuộc thi thơ cho những người khuyết tật.

Nhờ sự động viên của bạn bè, chị mạnh dạn gửi 3 bài thơ đi tham dự cuộc thi. Và bất ngờ, bài thơ “Tình yêu người hỏng mắt” của  chị được đánh giá là một trong những bài thơ hay nhất. Bài thơ về mối tình dang dở ấy, chị viết khi ở tuổi 23, ngày ấy, trái tim chị tràn đầy nhựa sống tình yêu.

Người mà chị yêu thương cũng chung nỗi bất hạnh như chị, anh càng chân thành bao nhiêu thì chị càng cố nén nỗi đau thắt tim xuống bấy nhiêu. Trước mặt anh, chị cố tỏ ra nguội lạnh, vô cảm để khước từ tình cảm của anh, vì chị không muốn đời chị đã bất hạnh lại đem đến nỗi bất hạnh cho người khác.

Nhưng chỉ chị mới hiểu, những bước chân anh xa dần, thì tim chị quặn thắt âm thầm dõi theo. Chị đã yêu anh bằng tấm chân tình và đức hy sinh cao cả.

Sau này, bài thơ tình “để đời” của chị đã được chọn vào là 1 trong 100 bài thơ lay động trái tim, trong triển lãm: “Một trái tim, một thế giới” do Đài phát thanh truyền hình Nhật Bản tổ chức triển lãm cho những người tàn tật ở khắp nơi trên thế giới.

Để có được 100 bài thơ cảm động “rơi nước mắt” ấy, ban tổ chức đã dày công tuyển chọn trong số gần 5.500 bài thơ của 5.000 tác giả tật nguyền.

“Tình yêu người hỏng mắt” của chị đã vinh dự xếp ở những trang đầu của tập thơ đong đầy nước mắt. Thậm chí, được nghe chị đọc bài thơ cảm động, kể chuyện đời mình, nhiều người nước ngoài đã cảm động rơi nước mắt ngậm ngùi cho thân phận của người đàn bà “tài hoa bạc mệnh”.

Vai gầy trĩu gánh âu lo

Từng là hội viên Hội người mù quận Hai Bà Trưng (Hà Nội). Trước đây, ban ngày Trịnh Xuân Phương làm ở xưởng tăm của Hội người mù quận Hai Bà Trưng, buổi tối trở về căn nhà nhỏ trong ngõ 505 Trần Khát Chân, chị lại cặm cụi với chiếc máy đánh chữ để chuyển dịch những đầu sách từ khoa học kỹ thuật, đến văn học nghệ thuật...từ chữ sáng sang chữ nổi cho người khiếm thị.

Bên cạnh đó, có thời gian chị tình nguyện cứ Hội người mù ở các quận trong thành phố mở lớp là chị tham gia làm “giáo viên” giảng dạy chữ nổi cho các học viên khiếm thị. Việc đi lại khó khăn nhưng với chị, được chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời đồng cảnh ngộ là niềm hạnh phúc lớn lao.

Chia sẻ về công việc dịch sách, chị nói: “Đó là một công việc vất vả, với người sáng mắt đã khó khăn nên với người mù như mình càng khó khăn hơn. Trung bình mỗi đêm phải đánh máy được 50 trang sách, có những hôm trời sáng rõ mặt người mới được đi nằm, 10 đầu ngón tay đau nhói”.

Công việc vất vả là thế, nhưng tiền công nhận lại nhiều lắm chị cũng chỉ được trả 1000 đồng/1 trang sách. Vậy nhưng, 17 năm cặm cụi làm công việc gắn bó với những trang sách, hiểu được giá trị của tri thức, nghệ thuật, điều đó khiến chị càng trân trọng những vần thơ đời mình hơn.

Cuộc sống của một người phụ nữ tật nguyền như chị luôn phải hứng chịu nhiều thiệt thòi do số phận đem lại. Tuy tật nguyền, nhưng cũng là người phụ nữ như bao người phụ nữ khác, Trịnh Xuân Phương cũng có quyền đắm đuối với tình yêu đôi lứa, khao khát hạnh phúc được làm vợ, làm mẹ. Những lúc cô đơn, nước mắt chị chảy ướt đầm trên gối, chị thèm nghe tiếng con trẻ bi bô vô cùng.

3 năm trước, trong lúc cô đơn tột cùng, chị tình cờ gặp gỡ 1 người đàn ông khiến trái tim chị rung động. Trịnh Xuân Phương kể, lần đó, chị đi thăm Di tích đền Hùng, chị bị trượt chân ngã ở đền Giếng, anh là người đã chạy lại nâng chị dậy. Sự tình cờ quen biết như vật đã đưa đẩy anh chị đến với nhau.

Ôm con gái Trịnh Phương Linh 3 tuổi vào lòng, chị bảo đó là kết trái của tình yêu giữa hai người. Tuy nhiên, mối tình ngang trái này đã khiến chị khóc cạn nước mắt khi đưa ra một quyết định khó khăn. Khi đó, chị thật tội nghiệp, trước khi đến với chị, anh đã có 1 gia đình riêng.

Nếu chị có anh, đồng nghĩa với mái ấm gia đình kia có nguy cơ tan vỡ, những đứa trẻ vô tội trong gia đình đó sẽ gặp bất hạnh, điều mà chị không hề mong muốn. Dù rất yêu anh, chị nén lòng gạt lệ chia tay anh để làm một người mẹ đơn thân, lặng lẽ nuôi con.

Việc kiếm sống với người tật nguyền như chị đã khó khăn, từ khi có con, những gánh nặng chất chồng thêm trên đôi vai gầy của người phụ nữ tàn tật. Trong căn nhà nhỏ trong ngõ của đường Trần Khát Chân, một mình chị phải “thiêu thân” với bộn bề công việc, kiếm tiền nuôi cha mẹ già và con thơ.

Bố mẹ đều là công nhân, mẹ chị về hưu non nên giờ không có lương, nhà tuy đông các anh, chị em, nhưng những anh chị của Phương, người thì dính vòng lao lý, người ốm đau, không thì cũng vỡ nợ vì làm ăn thua lỗ nên chẳng mấy khi đỡ đần được cha mẹ già. Mọi gánh nặng lo toan đều đổ dồn lên đôi vai gầy của chị.

Cách đây gần 3 năm, bố chị bị tai biến, đột ngột qua đời. Người mẹ già lại luôn đau yếu, một mình chị vật lộn không xuể với nỗi lo “gạo, tiền”. Cực chẳng đã, chị phải nén lòng bán nhà, chuyển lên đường Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) mua ngôi nhà bé hơn, số tiền dư dả chị “thắt lưng buộc bụng nuôi con”.

Căn nhà 2 tầng tổng diện tích chỉ khoảng 12 m2 của chị là nơi 3 mẹ con, bà cháu nương dựa vào nhau, rau cháo cho qua ngày đoạn tháng.

“Nhìn” về tương lai, chị xót xa cho biết, từ ngày sinh cháu, chiếc chân tàn tật của chị yếu hơn, việc đi lại khó khăn, hiệu quả công việc kém hơn trước, người ta không cho chị làm việc dịch sách nữa, nên chị lâm cảnh thất nghiệp đã 3 năm nay.

“May nhờ một nhóm các mẹ mỗi tháng giúp đỡ tôi tiền đóng học cho con, tôi cứ ước ao mình có được một công việc ổn định để có thể phụng dưỡng mẹ già, nuôi con thơ ăn học, nhưng nhiều cơ quan họ chuộng hình thức lắm, mình tàn tật thế này rất khó xin việc.

Cứ thất nghiệp thế này, sắp tới tôi phải bán nhà, đi thuê phòng trọ ở nuôi con. Biết là các mẹ rất tốt, cưu mang tiền học cho con tôi, nhưng không thể cứ nương nhờ các mẹ mãi được” – chị Phương buồn bã sẻ chia.

Ngồi bên cạnh tôi, trong suốt cuộc trò chuyện, nước mắt bà Nguyễn Thị Điền cứ rướm rỉ trên đôi hốc mắt già nua. Bà nghễnh ngãng một bên tai, câu được câu chăng nhưng bà cũng hiểu câu chuyện về hoàn cảnh éo le của gia đình bà.

Bàn tay run run, bà kéo áo tôi lại gần hơn, bà rỉ tai nói: “Nhà có 2 thằng con trai, 1 thằng mắc tệ nạn chết rồi, còn một thằng suốt ngày rượu chè, sắp chết nốt, con gái thì vỡ nợ cả, khổ lắm. 3 mẹ con, bà cháu tôi ở với nhau bữa đói, bữa no. Ngày chỉ ăn có 1 bữa thôi, trưa nay nhịn đói chú ạ”.

Rời ngôi nhà số 45B, Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) ra về. Khép lại câu chuyện cuộc đời đong đầy nước mắt của “nữ thi sĩ mù” Trịnh Xuân Phương, lòng tôi se thắt. Trước đây, chị ước mơ bao nhiêu thì bây giờ chị dò dẫm bước đi trong bóng tối vô vọng cuộc đời.

 

Tình yêu người hỏng mắt

Đã bao lần anh muốn nói cùng em
Một tiếng nói từ lâu hằng ấp ủ
Em cũng biết trái tim mình bé nhỏ
Và thời gian chưa đủ hiểu về nhau
Trái tim kia nào ai biết gì đâu
Chỉ cảm nhận qua từng lời anh nói
Có những lúc thấy lòng mình bối rối
Chợt ngỡ ngàng, hay đó là tình yêu
Từng đêm dài trăn trở bao nhiêu
Chưa thể nói với nhau lòng hẹn ước.

  • Bật Kỳ
 
Lượt xem : 30632 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo