Trang chủ --> Sống khỏe --> Ngày tết bàn về việc thờ cúng các vị thần
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Ngày tết bàn về việc thờ cúng các vị thần

(Hoàng Kim) – Xin giới thiệu cúng 6 vị thần: Cúng thổ cung, Cúng thần tài, Cúng tiền chủ, Thờ Đức thánh quan, Thờ thần Hổ, Thờ Mộc tinh

 

            1/ Cúng thổ cung

 

            Gia đình nào tin theo Thần đạo đều có bàn thờ Thổ cung. Những gia đình thuộc ngành thứ không có bổn phận cúng giỗ, nên trong nhà không có bàn thờ tổ tiên, nhưng họ vẫn có bàn thờ Thổ công.

 

            Bàn thờ Thổ công thường đặt gian bên, cạnh bàn thờ tổ tiên. Đối với những gia đình nếu không lập bàn thờ tổ tiên, thì bàn thờ Thổ công có thể đặt gian chính giữa nhà.

 

            Bàn thờ Thổ công đơn giản hơn bàn thờ tổ tiên, gồm một hương án, kê liền với tường sau. Trên hương án có mâm nhỏ, giống chiếc bàn nhỏ đặt trên hương án bàn thờ gia tiên và ở trên đó có ba đài rượu với nắp đậy như bàn thờ gia tiên.

 

            Đằng sau chiếc bàn thờ nhỏ này là bài vị Thổ công được kê cao, có khi được thay bằng một cỗ mũ gồm ba chiếc, mũ đàn bà đặt ở giữa, hai bên hai chiếc mũ đàn ông. Cũng có nhà chỉ đặt một chiếc mũ.

 

            Đằng trước bàn nhỏ là bình hương hoặc đỉnh trầm. Hai bên là đôi nén,, đôi ống hương.Cúng Thổ cung vào ngày giỗ , tết, sóc vọng. Lễ sắm để cúng Thổ cung có thể tùy theo gia chủ, có thể cúng chay hoặc cúng mặn.

 

            Trong những ngày sóc vọng, ngày mồng một, ngày rằm âm lịch, nhiều gia đình cúng chay, đồ lễ gồm giấy vàng, giấy bạc trầu nước, hoa quả. Tuy vậy có người cúng mặn.

 

            Cúng mặn phải có rượu, ngoài đồ lễ các thứ trên còn có xôi, gà, chân giò, có khi là cả một mâm cỗ.

 

            Trong mọi trường hợp làm lễ cúng cáo gia tiên bao giờ cũng cúng Thổ công và khấn cầu sự phù hộ của Thổ công như cầu khấn gia tiên. Mặc đầu gọi cúng Thổ công, nhưng khi khấn phải khấn đủ bài vị thần linh ghi trong bài vị.

 

            2/Cúng thần tài

 

            Một số gia đình còn có bàn thờ thần tài, tức là vị thần đem lại thần tài, giàu có cho gia chủ . Theo truyền thuyết thì xưa có người lái buôn tên là Âu Minh. Âu Minh hiền lành, chăm chỉ, buôn bán khắp nơi nhưng vẫn lận đận. Một hôm Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy Thần đem cho một con hầu tên là Như Nguyệt. Âu Minh đem con hầu về nhà thì tự nhiên việc làm ăn, buôn bán phát đạt và chỉ vài năm sau trở thành người giàu có nhất vùng. Nhưng một hôm Âu Minh nổi nóng, đánh Như Nguyệt quá tay. Như Nguyệt sợ hãi bỏ trốn vào đống rơm rồi biến mất.

 

            Từ ngày người hầu ra đi,, gia cảnh nhà Âu Minh sa sút, rồi thất cơ lỡ vận lại lâm cảnh nghèo túng , bấy giờ Âu Minh mới nghĩ ra, đoán Như Nguyệt là Thần Tài nhưng cơ sự đã nhỡ….

 

            Phải chăng từ tích này mà dân gian có tục kiêng hót rác đầu năm, sợ Thần Tài ẩn trong đống rác đó nếu đổ đi sẽ mất lộc. Do vậy, các ngày mồng một, mồng hai tết họ thường quét dồn rác một góc nhà, mong sự làm ăn phát đạt sẽ đến và lưu lại trong năm.

 

            Từ quan niệm trên nên nhân dân ta, nhất là các nhà buôn bán lập bàn thờ Thần tài.

 

            Nói cách khác, ở những nơi xó xỉnh, góc nhà, hàng hiên miễn sao thích hợp. Nghĩa là không đặt ở nơi khang trang, sạch đẹp thoáng như bàn thờ tổ tiên, hay bàn thờ Thổ công.

 

            Người xưa cúng Thần tài quanh năm, không chỉ vào dịp giỗ, tết sóc vọng.

 

            Trong các dịp giỗ, tết, sóc vọng, cúng Thần tài là cúng mặn và có khi là cả mâm cỗ.

 

            Trong những ngày thường cúng Thần tài đơn giản hơn, chỉ cần có trầu nước và có thể có đĩa trái cây.

 

            Bàn thờ Thần tài cũng chỉ là  một chiếc khảm nhỏ, sơn son thiếp vàng, có khi chỉ là một chiếc thùng gỗ dán giấy đỏ xung quanh. Bàn thờ Thần tài không cần to. Phía trong khám dán bài vị của Thần tài.

 

            Trước bài vị là bát hương, có hai cây đèn nhỏ. Trong khám đặt mấy cóc nước, chén rượu. Có một mam bồng để đặt hoa quả phẩm vật khi cúng lễ.

 

            Có gia đình khắc trên khảm mấy chữ đại tự và hai bên có đôi cầu đối nội dung ca tụng sự giúp đỡ của thần tài và sự cầu mong của gia chủ.

 

            Vào mỗi buổi chiều hàng ngày, lúc chuông chùa điểm, bàn thờ Thần tài được thắp hương lên, có khi gia chủ khấn vái trước bàn thờ. Vì việc khấn vái chỉ nên làm trong những ngày giỗ tết, sóc vọng.

 

            VĂN KHẤN THẦN TÀI

 

            Duy Việt Nam Quốc… niên…nguyệt…nhật.

 

            Tín chủ …ngụ tại…

 

            Đồng gia quyến đẳng bái thỉnh:

 

            Cẩn dĩ hương đăng hoa quả… cảm kiều cáo vu.

 

            Kính thỉnh: Ngũ phương ngũ Thổ long thần

 

            Tiền hậu địa chủ Tài thần

 

            Giám lâm hâm hưởng, gia hộ gia ân,

 

            Tăng tài tăng lộc, vạn sự hưng long

 

            Sở nguyện tòng tâm, thượng kỷ giám chỉ

 

            Bảo ngã tín chủ, dĩ phú niên niên

 

            Cẩn cốc

 

            Dịch nghĩa

 

            Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

           

            Năm …tháng…ngày…

 

            Tín chủ…ở lại thôn… xã(phường)…huyện(thành phố)…tỉnh… cùng toàn gia lễ thỉnh

 

            Kính dâng hương đăng hoa quả…kính cẩn thư rằng.

 

            Kính cáo: ngũ phương ngũ thổ Long thần

 

            Tiền hậu địa chủ  tài thần

 

            Tiếp nhận lòng thành, che chở ban ân

 

            Thêm tài thêm lộc,, mọi sự điều lành

 

            Cúi mong soi xét, nguyện ước thành tâm

 

            Phúc đến năm năm, giúp cho tín chủ

 

            Kính cẩn dâng lời.

 

            3/  Cúng tiền chủ

 

            Tiền chủ là chủ của một ngôi nhà trước tiên, và ở ngôi nhà này cho đến khi tết cũng tồn tại ngôi nhà này.

 

            Theo thời gian, ngôi nhà thay đổi chủ, từ chủ này sang chủ khác. Đó là chuyện bình thường trên trần thế. Nhưng tại cõi âm, người Tiền chủ vẫn nhớ ngôi nhà mà xưa họ đã ở, nên vẫn thỉnh thoảng đi lại thăm nom và coi những người chủ sau của ngôi nhà( không phải là chủ đích thực của ngôi nhà). Do người xưa suy nghĩ như vậy, cho nên các chủ đến ở sau, nếu không muốn bị vong hồn người Tiền chủ quấy rối, họ phải lập bàn thờ Tiền chủ.

 

            Bàn thờ Tiền chủ là một cây hương  xây ở ngoài sân. Cây hương gồm có một cột trụ cao khoảng 1 mét 6 trở lên, mé trên xây rộng ra như một mặt bàn thờ , có thành ở đằng sau và hai bên. Trên bàn thờ đặt một bình hương. Không có bài vị vị không ai biết tên Tiền chủ là được.

 

            Cúng Tiền chủ vào những ngày rằm, mồng một( ngày sóc vọng), giỗ, tết. Đồ lễ cúng giống như đồ lễ thờ Thổ công. Thậm chí mỗi khi trong nhà có ai đó ốm đau, bệnh tật hoặc gặp chuyện lục đục không hay người ta đều cúng khấn Tiền chủ, cầu sự bình an.

 

            4/ Thờ Đức thánh quan

 

            Đức thánh quan là Quan Vân Trường, một vị tướng thời Tam Quốc, sinh thời là một người rất trung thực lúc chết đã hiển Thánh.

 

            Trên bàn thờ có tượng hoặc bức họa của ngài. Bức tranh thường vẽ Ngài ngồi giữa, bên phải là Quan Bình con nuôi của Ngài, bên trái là vị tướng trung thành của Ngài là Châu Xương.

 

            Đằng sau bức tranh(hoặc tượng) là bát hương với các đài để rượu, mâm bông để các đồ cúng vái. Có đèn nến và ống hương.

 

                 VĂN KHẤN TIỀN CHỦ

 

            Nam mô A Di Đà Phật!

 

            Nam mô A Di Đà Phật!

 

            Nam mô A Di Đà Phật!

 

            - Con lạy chín phương trời , mười phương chư phật, Chư phật mười phương.

 

            - Kính lạy ngài Hòng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần.

 

            - Con kính lạy ngài Đông Trù Chư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.

 

            - Con kính lạy các ngài Thần Linh, Thổ Địa cai quản trong xứ này.

 

            - Con kính lạy ngài Bản gia Tiền chủ ngụ trong nhà này.

 

            Tín chủ là…………………………………………………………………………….

 

            Ngụ tại……………………………………………………………………………….

           

            Hôm nay là ngày………..tháng…………….năm………………………………..

 

            Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa, trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài bản cảnh Thành Hoàng, ngài bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Tiền Chủ.

 

            Cúi xin Chư vị Tôn Thần Bản gia Tiền chủ thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con an ninh, khang thái vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện lòng tâm.

 

            Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

 

                                    Nam mô A Di Đà Phật!

 

                                    Nam mô A Di Đà Phật!

 

                                    Nam mô A Di Đà Phật!

 

            5/ Thờ thần Hổ

 

            Thần hổ là vị chúa tể của loài Hổ. Thượng dân ta thờ thần Bạch Hổ, hoặc thần Ngũ Hổ, tức là năm thần hổ năm sắc khác nhau.

 

            Bàn thờ thường được thiết lập một chiếc bàn xây ngoài sân, hay miếu xây ngoài vườn, đặc biệt là đối với các gia đình ở chân núi.

 

            Vào những ngày sóc vọng, hoặc có công việc gì gia chủ phải cúng cáo gia tiên thì cũng đồng thời cúng Thần Hổ.

 

            Cúng Thần Hổ, ngoài trầu rượu, phải cúng lễ mặn, dùng thịt sống hay trứng sống làm đồ lễ.

           

            6/ Thờ Mộc tinh

 

            Mộc tinh là tinh của những cây lớn mọc ở những vườn rộng , nhất là những cây cổ thụ. Nhiều người sau khi mua được nhà cửa, có vườn rộng, trong vườn lại có nhiều cây cối, cây ăn quả, đặc biệt là những cây cổ thụ. Khi dọn đến ở gặp phải một vài trở ngại, tai ương như: nhà có người ốm đau, bệnh tật, tai nạn gây nên thương tật, hay mất của cải ….người xưa cho là tai nạn những cây cổ thụ có thần và vị thần đang ra uy để chứng tỏ sự hiện diện của mình.

 

            Vì vậy, người ta tin rằng để được tai qua nạn khỏi, có cuộc sống bình yên, thì gia chủ phải lập miếu ở gốc cây.

 

            Tục xưa tin rằng những cây cổ thụ to, xanh tốt thường có hồn ma về trú trụ, muốn được bình yên phải cúng lễ.

 

            Tuy đây chỉ là một sự huyễn hoặc, nhưng thực tế vẫn được một số lượng người tin, việc này xem ra cũng vô hại đối với cuộc sống hàng ngày của con người.

 

Nguồn: hoàng Kim 

Lượt xem : 28979 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo