Trang chủ --> Chia sẻ --> Chơi vơi chiều ba mươi
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Chơi vơi chiều ba mươi

Góc quán nhỏ, những đợt rét cứ bám riết lấy đôi tay gầy của tôi. Bàn phím gõ từng nhịp thời gian nghèo nàn rơi trong từng khoảnh khắc.

 

Bản nhạc vút lên giai điệu xanh của phố phường buổi chiều chầm chậm dòng người qua lại. Những chiếc lá vàng tơi hơn, mỏng hơn và rơi nhẹ hơn giữa những khoảnh khắc gió chạm mặt lá, lá chạm mặt đất.

Bản nhạc làm tôi lịm nhớ. Bản nhạc gọi về một không gian mênh mang. Bản nhạc như gió, chải vào tóc người miền ảo diệu mơ màng.


Bất chợt rơi vào mắt tôi một khoảng nhớ chiều cuối năm tựa như màu khói trên miền quê có mẹ hiền đang hong lá vườn chiều. Thoải dốc. Bay. Mái tóc mẹ như tơ trời. Trắng một niềm ký ức tuổi thanh xuân. Chiến trường. Tình yêu và những hẹn hò đã không bao giờ lặp lại. Có đôi lúc tôi cũng như một hình dong, ngồi đếm đo bầu trời có bao nhiêu ngôi sao. Cũng có lúc tự hỏi mình có bao nhiêu sợi tóc trên đầu, mỗi khi nhìn những sợi tóc rụng sau mỗi lần chải đầu, lại ngẩn ngơ tựa hồ như khuôn mặt mình khắc lên đó bao nhiêu thời gian không thể trôi. Tôi là hình hài mẹ. Hơn ba mươi năm!

Ly cà phê chiều cuối năm đắng lịm cảm giác xa nhà. Người vẫn đi về đầy phố. Dòng xe vùn vụt lao. Người người ấm trong tay. Gió ngược miền cỏ dong. Lá trầu xanh đã cay nồng chờ Tết. Gió bắt đầu đổi chiều sau những màn mưa. Mưa Xuân ý vị và thao thiết. Niềm nhớ hãnh diện đòi tôi phải quay lòng lại. Gặp phải bản sao gương mặt mình trong chiếc gương thời gian.

Ký ức lam hồng dệt kim lên những chiếc khăn chưa bao giờ tôi choàng dù chỉ một lần. Thoáng chốc, nỗi nhớ nhà ập đến choán hết lấy cái không gian nhỏ nơi ngã ba, có cái quán cóc tôi đang ngồi. Những chiếc ghế màu trắng nho nhỏ được lắp men theo hàng gạch men của vỉa hè. Sau lưng tôi, những mảng tường màu tím nhạt được sơn sửa cẩn thận, hoa văn đang vẽ nên những đường chéo như tơ trời. Màu lam, màu xanh lục rồi ánh vàng. Tơ trời đang nhả xuống dưới đôi bàn tay tôi đang gõ đều đều lên bàn phím máy tính những dòng dài đứt nối trong dòng cảm xúc.

Cô chủ quán gõ nhẹ vào vai tôi: "Chị ơi, chiều ba mươi Tết, em nghỉ sớm".

Tôi rời mắt khỏi bàn phím. Gió thổi ngược mái tóc. Bàn tay lạnh.

Kỳ lạ buổi chiều ngày cuối năm nơi thành phố xa lạ này. Chẳng biết bàn chân mình sẽ đi về đâu trong buổi chiều cứ dài mãi trong vùng nhớ. Cái mớ tơ trời đó. Hanh hao quá.

Khi nhà nhà đã ấm yên trong 3 ngày Tết, khi người người đã tay ấm trong tay dạo chơi đâu đó, hát ca đâu đó, chuỗi ký ức ngọt nhất lắng lại. Đọng lại trong lòng đứa con tha hương là tôi, chợt hối hận, chợt nôn nao, chợt thấy mình sao vô nghĩa trước cái bất tận của đất trời. Lòng quặn thắt.

Lại nhớ một vài hình ảnh lướt vội. Rất vội. Tôi trở về với muôn vàn những nếp nhăn trên khóe mắt. Căn nhà, ở góc nhìn từ đây nhìn ra của tôi và anh vẫn thường nhìn, giờ mình tôi ngồi trơ trọi. Trời lại mưa, thành phố mưa bay. Mưa lây phây, mưa buồn như một bức tranh đầy gam màu lạnh.

Có những mùa Xuân tự khai vào tâm hồn tôi cái gì đó sâu tựa một đáy sông. Rồi bồng bềnh cái cảm giác thả lỏng tâm hồn mình giữa những chơi vơi có thể. Nhưng không để lại gì. Đó chỉ là một nỗi nhớ mồ côi trên những cánh đồng hoa cúc dại vàng đến ngẩn ngơ. Đó chỉ là một ý niệm chạy dọc sống lưng mỗi khi ngoái lại nhìn vào tấm gương thời gian trên chính khuôn mặt mình. Đó là tình yêu, thứ tình yêu chảy mãi giữa những bước chân chưa bao giờ cùng bước về một hướng, mà tách chia thành nhiều ngả trên từng cung đường.

Đứa con tha hương xứ người vẫn loay hoay mỗi lần nhớ mẹ trong tơ trời chơi vơi chiều ba mươi Tết.


Tìm tình giữa phố

Đi giữa phố đông người
Tương tư những nụ cười
Khẩu trang che kín mặt
Dành khói bụi phần tôi

Không thấy má em hồng
Đâu biết tình e thẹn
Không nhìn răng em khểnh
Đâu biết tình còn duyên
Chỉ đôi mắt là… nghiêm
Mới nhìn thôi đã ngại
Và tiếng còi tê tái
Tình chìm trong tiếng xe

Thành phố cứ nguy nga
Để tình nhòa khói bụi
Ai che tay hờn tủi
Sợ mặt mình hóa ma.

Đoàn Vị Thượng

 Theo Người Lao Động
 
Lượt xem : 16084 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo