Trang chủ --> Chia sẻ --> Kỹ năng tiếp xúc với người khuyết tật
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Kỹ năng tiếp xúc với người khuyết tật

Người khuyết tật có thể là do bị thương tích của chiến tranh, do khi sinh ra, do ảnh hưởng của chất độc. Vậy chúng ta, những thành viên của câu lạc bộ sinh viên tình nguyện Đại học Thái Nguyên, phải làm gì và xử lí thế nào khi tiếp xúc với những người như vậy ? Có phải là tránh xa? có phải là khinh bỉ? có phải là sợ hãi ?

 

 


 

 

Trước tiên cần phân biệt những từ ngữ để chỉ những người khuyết tật khác nhau. Người mù là người không còn nhìn thấy gì, người mắt kém thì thấy nhiều hơn một chút, từ có thể dùng chung để chỉ đối tượng kém mắt là “người khiếm thị”. Người khuyết tật về vận động là người gặp khó khăn trong việc đi lại ( mất chân... ). Người khiếm thính là người gặp khó khăn trong việc nghe, nói...Người khiếm thị vẫn có thể tự mình đi( trong địa bàn quen thuộc), dùng gậy để dò đường, người khiếm thị có thể đi xe bus. Có thể tự giặt giũ quần áo, nấu cơm và ăn cơm( trong mâm cơm, nếu giúp họ hình dung tốt về vị trí của các đĩa, bát thức ăn.. họ có thể tự gắp mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác)....!  Khi đi với người khiếm thị, mình sẽ không thể giúp họ bước được nhưng mình có thể hướng dẫn họ cách bước, mình sẽ là đôi mắt của họ, .

Thú thật là tớ chẳng biết trình bầy rõ ràng như thế nào cả vì tất cả những cái đó tớ thường tự cảm nhận là chính, vì thế không biết có nên gọi đây là kỹ năng không nhỉ? Tớ vẫn nói, làm những gì mà cảm thấy là mình nên nói, nên làm, không nói, không làm những điều mà tớ cảm thấy cần phải tránh (nói như... đúng rùi ấy )...

Có lần tớ dẫn một bạn thành viên mới đến chỗ cô Ngọc (một người khiếm thị) để bạn ấy đèo cô đi học, có những điều gì cần phải dặn bạn ấy nhỉ? Trước tiên là phải chủ động lên tiếng trước( chào hỏi, giới thiệu tên mình để làm quen và cũng là để người khiếm thị nhận định được chỗ đứng của người nói chuyện..). Khi dắt xe hoặc chuẩn bị đi cần người khiếm thị đi theo hoặc trèo lên xe ngồi thì chỉ cần cầm tay họ và đặt vào sau xe( chỗ ngồi) , kèm theo một thông báo về công việc sắp làm “cô lên xe, 2 cô cháu mình đi”, nếu là xe máy thì có thể hướng dẫn hoặc chỉ chỗ để chân.

- Khi đi cùng người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng thì điều nên tránh nhất là sự im lặng. Bạn bè chúng ta đi với nhau cả đoạn đường dài mà không nói với nhau lời nào thì nặng nề lắm. Nếu là lần đầu tiên gặp, có thể hỏi thăm đối tượng về tuổi tác, quê quán, gia đình, sở thích....bạn có thể nói về rất nhiều đề tài về thời tiết, học hành, chuyện thời sự( ca cẩm về giá xăng dầu tăng làm cái hàng bánh ngọt cạnh nhà nó... tăng giá chẳng hạn  hehe)...

- Trò chuyện chứ không có nghĩa là phải hỏi, phải nói liên tục vì nói nhìu không khéo gây khó chịu cho đối tượng... tớ cũng không bít chính xác cái vụ nhiều ít này nhưng tớ thường hay lan man và nếu cảm thấy họ muốn dừng lại ở một chủ đề nào đó thì xoáy sâu khai thác, đã đúng cái mà đối tượng quan tâm thì mình sẽ phải nói rất ít, việc lắng nghe sẽ khiến ta hiểu thêm nhiều thứ và cái quan trọng nhất là 1 câu chuyện vui vẻ sẽ giúp 2 bên rút ngắn khoảng cách.

- Đến địa điểm cần đến ta có thể thông báo “Cô/ chú ơi đến nới rồi ạ” có thể dắt xe và người khiếm thì đi đằng sau túm vào gác ba ga, vào chỗ yên sau... Bạn có thể chú ý đến đường đi hơn bình thường một chút, thông báo về các bậc thang lên xuống, độ dài, rộng,nông sâu... để người khiếm thị biết cách định hướng, cách bước đi. Đừng ngại khi chìa tay ra cho họ nắm Lúc nói chuyện với người khiếm thị hay người khuyết tật nói chung thì phải chú ý cái gì nhỉ? - Cần tránh để quá nhiều thời gian chết này, cần một thái độ thoải mái, cởi mở tự nhiên và không gò ép, gượng gạo( gọi là gì nhỉ.. nói thành tâm, khóc thật lòng và cười thoải mái ) này,...

- Cần tránh dùng những từ mạnh mà chúng ta đôi khi vẫn bỗ bã bạn bè với nhau : thằng mù, con què, đứa câm... - Một thứ mà mọi người thường hay mắc khi tiếp xúc với người khiếm thị đó là hay mời “ em có ăn kẹo/ bánh... không? ”_ có đôi khi muốn nhưng nghe câu hỏi “có ...không” câu trả lời lại là “không”, người miền Bắc mình có tính khách sáo và hay ngại lung tung mà - Lúc đưa đồ cho người khiếm thị thì nên đưa tận tay cho họ, đôi khi chúng ta vẫn có thói quen chìa tay ra và bạn mình sẽ tự lấy đồ mà nhưng ... người khiếm thị ...khác mà ..


Mong rằng kinh nghiệm của mình có thể giúp các bạn phần nào trong hoạt động. Rất mong nhận được những kinh nghiệm chia sẻ nhiều hơn nữa của các bạn.

Những điều cần biết khi giao tiếp với người khuyết tật

Người khuyết tật (NKT) thật ra không có yêu cầu gì đặc biệt trong giao tiếp. Nhưng có những "biến tấu" của không ít người trong lúc giao tiếp với NKT có thể vô tình gây phản tác dụng.

Những chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn biết tại sao và chọn cách xử sự đúng mực hơn.

1. Tập nói: Cho phép tôi giúp bạn nhé!

Nếu muốn giúp một NKT dù quen hay lạ, bạn nên bắt đầu bằng câu nói ấy. Có thể họ nói không vì khách sáo, nhưng bạn vẫn phải tôn trọng ý kiến. Bởi nếu bạn đường đột giúp họ, xin tự hỏi chính mình rằng họ có vui lòng không? Nếu họ thích tự làm thì việc bạn cố giúp cũng có nghĩa là cố làm nghịch ý của họ. Thế thì mong muốn giúp đỡ của bạn không phải để làm NKT này vui nhưng để làm thỏa mãn sở thích của bạn.

2. Đặt câu hỏi: Tôi phải làm gì đây/làm thế nào đây?

Bạn nên nghe NKT giới thiệu cách hỗ trợ, xin đừng tự ý làm theo cách bạn nghĩ. Muốn đưa một người hỏng mắt băng qua đường, hãy để họ nắm tay bạn thay vì bạn nắm gậy của họ hoặc kéo tay họ đi. Nếu muốn nâng một người đi nạn bước lên xe buýt cũng phải theo sự hướng dẫn của họ. Nếu không bạn có thể gây ra một tai nạn nhỏ đấy. Có nhiều trường hợp người hỗ trợ đường đột kia vì không hiểu các nguyên tắc sử dụng nạn, xe lăn, gậy dò đường đã vô tình làm NKT bị ngã, bị va đầu vào thành xe…

3. Gọi tên hoặc chạm nhẹ vào người hỏng mắt khi cần nói điều gì?

Bạn nên gọi tên người hỏng mắt hoặc nắm nhẹ tay, vỗ vai thân ái... khi cần nói với họ. Vì nếu không có động tác này có thể họ sẽ không hiểu bạn đang nói với ai. Nếu tiếp xúc với người khiếm thính cần tránh việc vỗ vai họ từ phía sau. Bạn cần tiến đến trước mặt họ rồi mới chào.

4. Tự giới thiệu chính mình khi giao tiếp với người hỏng mắt

Khi gặp một người quen hỏng mắt, nhiều người thích chào người quen này bằng câu đùa: “Anh có nhớ ai không?”. Một số người hỏng mắt than phiền rằng bạn bè thân thích đôi khi lại không chào mà chỉ vỗ vai rồi bỏ đi mặc cho họ muốn đoán ai thì đoán! Điều ấy có khi làm người hỏng mắt có cảm giác đang bị trêu chọc bị xem là trò đùa cho mọi người.

Nếu trò đùa không đem lại tiếng cười cho cả hai phía thì chính nó trở thành một kiểu xúc phạm.Tốt nhất bạn nên chào hỏi người quen hỏng mắt của mình bằng lời chào trân trọng, thân mật và tự giới thiệu chính mình. Đừng buộc họ tham gia trò chơi đố vui không thưởng của bạn.

5. Thong thả bước đi bên người bị tật chân

Một số người đi nạn, đi xe lăn rất ngại đi chung với bạn bè chân khỏe vì họ thường bị thúc hối: đi nhanh lên kẻo trễ giờ. Người tật chân rất muốn có những bước chân vững chắc như mọi người nhưng họ không thể làm được. Một số chàng trai tật chân còn bị bạn bè nghịch bằng cách đánh phá rồi chạy ra xa để các anh này đuổi theo. Dường như trò đùa tàn nhẫn này chỉ kết thúc khi kẻ bị trêu chọc phát khóc.

6. Giới thiệu các món ăn trên bàn

Khi ngồi chung bàn với người hỏng mắt, bạn cần giới thiệu tên từng món và lần lượt gắp các món ấy cho vào chén người hỏng mắt. Biết đâu trong số ấy có những món mà họ chỉ nghe tên mà chưa từng nếm. Sau khi nếm qua các món hiện có, bạn hãy hỏi xem người ấy thích món nào và gắp giúp người ấy.

7. Lịch thiệp với người tật trí não

Nhiều người tật chậm phát triển trí não đã lớn tuổi nhưng khả năng tư duy của họ chỉ như một em bé lên 5, lên 6. Tuy vậy nếu bạn tôn trọng nhân cách của họ, ứng xử với họ đúng với các qui tắc xã hội, bạn sẽ giúp họ ổn định tâm lý nhiều hơn.

Họ vẫn có tự ái và cảm thấy đau khổ nếu bị xúc phạm, bị coi khinh. Đáng tiếc rằng họ không biết cách diễn đạt nỗi khổ tâm này. Thần kinh của họ rất nhạy cảm. Sự tôn trọng nhân cách của bạn sẽ giúp ổn định tinh thần và tạo thuận lợi cho họ phát triển tư duy.

Đó là những gì mà tôi muốn chia sẻ tới các bạn, Hãy sống hết mình, hãy sống vì xã hội, vì mọi người. Không chỉ vì bản thân mình. Hãy chứng tỏ mình là người có ích cho xã hội. 

Lượt xem : 42232 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo