Trang chủ --> PHCN --> Lối đi nào cho người khiếm thị?
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Lối đi nào cho người khiếm thị?

Hằng ngày, dạo qua nhiều con phố ở Hà Nội như Lý Thái Tổ, Hàng Buồm, Lạc Trung… chúng ta không khó để thấy những người khiếm thị chọn cách đi dưới lòng đường thay vì đi trên vỉa hè.

 

 

Trao đổi với anh Hoàng Văn Lý, Phó chủ tịch Hội Người khiếm thị quận Hoàn Kiếm, chúng tôi được biết đây là kinh nghiệm đi lại của rất nhiều người khiếm thị. So với lòng đường, vỉa hè thường cao hơn, chính vì vậy khi đi lại, người khiếm thị thường hay sử dụng chiếc gậy dẫn đường đập vào cạnh vỉa hè sẽ giúp xác định mình có đi đúng hướng hay không. Hơn thế, đến những ngã tư, ngã ba hay những đoạn đường trong ngõ cắt ngang, nhờ việc đập vào vỉa hè cũng giúp họ có thể xác định được đâu là chỗ qua đường, đâu là chỗ phải rẽ…

Có một thực tế, hiện tình trạng lấn chiếm vỉa hè ở nhiều con phố cũng là một lý do khiến nhiều người khiếm thị không “dám” đi lại trên vỉa hè. Những “chướng ngại vật” như sạp hàng, bãi đỗ xe gắn máy, xe đạp, những biển quảng cáo… luôn xuất hiện. Do đó, việc đi lại dưới lòng đường sẽ giúp họ tránh được những va chạm không cần thiết. Anh Trần Văn Khôi, hội viên Hội Người khiếm thị quận Thanh Xuân khẳng định: "Chúng tôi biết đi dưới lòng đường rất nguy hiểm. Đôi lúc, chúng tôi cũng bị xe gắn máy đụng phải. Tuy nhiên, nếu so sánh với việc phải đi lại trên vỉa hè thì có lẽ đi dưới lòng đường vẫn an toàn hơn".

Ở nước ngoài, nhiều nước vấn đề giao thông đi lại cho người khuyết tật nói chung và  người khiếm thị nói riêng rất được quan tâm. Tại Việt Nam, do điều kiện kinh tế xã hội, chúng ta chưa thể xây dựng phần đường chỉ dành riêng cho người khiếm thị, hay huấn luyện chó dẫn đường cho người khiếm thị… Tuy nhiên, chúng ta có thể áp dụng những biện pháp đơn giản hơn như xây dựng những cột đèn giao thông phát ra âm thanh mỗi lần thay đổi tín hiệu, giải tỏa và làm thông thoáng vỉa hè, tạo các mốc đi lại có thể chạm được trên hè phố...

Quan trọng nhất vẫn là phải nâng cao sự quan tâm của cộng đồng đối với người khiếm thị, ứng xử phù hợp hơn mỗi khi gặp người khiếm thị lúc đi lại trên đường. Đó cũng là cách giúp người khiếm thị bớt đi sự mặc cảm tự ti, hòa nhập tốt hơn với cộng đồng.

Nhật Vương


 Theo QĐND
 
Lượt xem : 34744 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo