Trang chủ --> PHCN --> Người mù vẫn cảm nhận được màu sắc nhờ... bàn tay
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Người mù vẫn cảm nhận được màu sắc nhờ... bàn tay

Người mù có thể "nhìn thấy" được màu sắc? Đây là điều hoàn toàn có thật, nhưng tất nhiên là không thể thiếu sự trợ giúp của máy tính để chuyển màu sắc sang dạng đồ hoạ có kết cấu. Công trình nghiên cứu đã được công bố trên trang web vật lý của trường ĐH Cornell (New York, Mỹ).

Nguoi mu van cam nhan duoc mau sac nho ban tay

Đến bao giờ người mù mới cảm nhận được cảnh đẹp này?

 

Là tác phẩm của Artur Rataj, nhà nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Máy tính Ứng dụng và Lý thuyết (Viện Khoa học Ba Lan), chương trình máy tính mới được coi là công trình đầu tiên đưa màu sắc về dạng đồ hoạ hình khối, giúp người mù cảm nhận được một cách đầy đủ hơn về hình ảnh bằng... tay.

Thực ra, ý tưởng hỗ trợ người mù nắm bắt hình ảnh để hòa nhập với cuộc sống không phải là điều quá mới mẻ - điển hình là chữ Braille. Sinh năm 1809 tại làng quê Coupvray gần Paris, cậu bé Louis Braille bất hạnh bị mù mắt trong một tai nạn lúc mới lên ba tuổi. Trong cậu, một thế giới ý tưởng bao la đang bị giam hãm chỉ vì tật nguyền, và cậu không chịu đầu hàng số phận. Louis quyết tâm tìm ra chiếc chìa khoá dẫn tới cánh cửa cuộc đời cho chính mình, và cho hàng triệu người mù khác: chữ nổi Braille ra đời.

Dựa trên nguyên lý chữ Braille, một số nhà khoa học đã thử tìm cách giúp người mù "xem" tranh ảnh. Có người cho các nốt chấm như trong chữ Braille sát vào nhau, có người sử dụng nhựa đã qua xử lý chân không để quấn lên đường nét ba chiều của hình ảnh. Tuy nhiên, phương pháp dùng nhựa chân không tỏ ra khó khả thi vì rất tốn kém và mất thời gian. Ngoài ra, hình ảnh còn được xây dựng theo hình khối nổi nhờ các đường kẻ và đường đứt quãng - sử dụng ngón tay, người mù có thể cảm nhận được chi tiết của hình ảnh. Nhưng cho đến nay, các hình ảnh này vẫn chỉ là đen trắng, vì thế người mù vẫn chưa thể thực sự cảm nhận hết độ tinh tế trong màu sắc của một bức tranh.

Rataj cho biết vấn đề màu sắc có thể được giải quyết nhờ sự trợ giúp của máy tính. Chương trình máy tính của ông có thể nhận biết đường nét của các vật trong ảnh và gán cho mỗi phần trên bức ảnh một màu cơ bản. Mỗi màu được thể hiện bằng các hàng nét gạch theo những góc khác nhau. Chẳng hạn, màu vàng là các hàng nét gạch đứng, còn màu xanh dương là các hàng nét gạch ngang. Màu sắc được đơn giản hóa sao cho chỉ có một màu xanh dương duy nhất, không có bóng tối và không có màu xanh thẫm. Màu phối, chẳng hạn như màu da cam, được tạo nên nhờ các nét gạch xếp theo hướng lưng chừng giữa đỏ và vàng. Độ đậm nhạt của màu sắc được thể hiện trên mật độ các nét gạch - càng nhiều nét gạch, màu sắc càng sáng.

Khánh Hà (Theo ABC) 

 

 
Lượt xem : 26597 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo