Trang chủ --> PHCN --> Mỹ: Công nghệ smartphone đang “giết chết” chữ nổi
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Mỹ: Công nghệ smartphone đang “giết chết” chữ nổi

Các ứng dụng smartphone tiên tiến như đọc nội dung văn bản trên màn hình, chuyển văn bản thành tiếng nói, điều khiển bằng giọng nói… đang khiến ngày càng ít người mù học chữ nổi.

 
Một người mù đang sử dụng iPhone đi kèm bàn phím vật lý và màn hình chữ nổi.

 

 

Ngày càng nhiều công nghệ hỗ trợ người mù

Với sự phát triển của mạng Internet và sự ra đời của máy đọc sách điện tử, truyền thông kỹ thuật số đang ngày càng đe dọa ngành xuất bản truyền thống. Tuy nhiên, ít ai biết rằng ngoài sách báo in, công nghệ số còn đe dọa cả sự tồn tại của chữ nổi - hệ thống chữ viết đặc biệt dành cho người mù, gồm những chấm nổi trên mặt giấy có thể sờ để nhận biết được.

Nghiên cứu gần đây cho thấy, các sản phẩm của Apple và Android đang đem đến nhiều ứng dụng có thể hỗ trợ cho người mù, như công nghệ như đọc nội dung văn bản trên màn hình, chuyển văn bản thành tiếng nói, phần mềm điều khiển bằng giọng nói. Đây là yếu tố quan trọng khiến ngày càng ít người mù tại Mỹ học chữ nổi. Theo ước tính, tại Mỹ, cứ 10 người mù thì chỉ 1 người biết đọc chữ nổi, giảm nghiêm trọng so với đầu những năm 1990.

Đối với chàng trai mù Rolando Terrazas 19 tuổi, công nghệ smartphone đã trở thành một phần quan trọng của cuộc sống. Nhờ chiếc iPhone, Terrazas có thể gửi và nhận email, tin nhắn văn bản, tìm kiếm các quán cà phê yêu thích. Khi đi mua sắm, chỉ cần quét hóa đơn qua camera, điện thoại sẽ “nói” cho Terrazas biết số tiền phải thanh toán. Đây là những điều tuyệt vời mà thời đại kỹ thuật số đã đem đến cho những người tàn tật. Tuy nhiên, càng sử dụng công nghệ nhiều, Terrazas càng ít sử dụng chữ nổi.

Chữ nổi vẫn cần cho cuộc sống người mù

Bà Julie Deden, Giám đốc Trung tâm người mù Colorado Center ở phía Bắc Denver (Mỹ), cho biết, hệ thống chữ nổi có khả năng sẽ được cải tiến rất nhiều trong thời gian tới. Bà lấy dẫn chứng là một máy đọc điện tử có kích cỡ quyển sách. Thay vì phải lần mò rất nhiều ký tự chữ nổi, thiết bị này cho phép người mù chỉ cần quét ngón tay trên những nút nhựa nhỏ tự động nổi lên và chìm xuống theo mỗi dòng văn bản.

Mặc dù việc học và sử dụng chữ nổi trở nên thuận tiện hơn, các công nghệ di động như trên smartphone vẫn đe dọa sẽ gây ra tình trạng “mù chữ nổi”. Ông Chris Danielsen, một thành viên của Hội Bảo vệ người mù Quốc gia, cho biết, nhóm ông đang tăng cường làm việc với các trường học và các nhà chức trách liên bang để tìm kiếm một giáo viên chữ nổi. Tuy nhiên, ông lo ngại rằng các học viên sẽ nói rằng: “Chúng tôi đã có phần mềm đọc văn bản trên màn hình. Chúng tôi có các công cụ cần thiết và chúng tôi không nghĩ người mù cần phải học chữ nổi”.

Bất chấp điều đó, Trung tâm Colorado Center vẫn không ngừng nỗ lực thuyết phục các học viên rằng họ vẫn cần chữ nổi để có thể sống độc lập và xin được việc làm.

Một ví dụ điển hình là Jackie Owellet, bị mất thị lực sau một cuộc phẫu thuật. Hiện cô đang làm việc trong một quán cà phê ở ngoại ô Denver. Theo Owellet, học chữ nổi là điều mà trước đây cô chưa bao giờ nghĩ đến. Tuy nhiên, khi tham ra các lớp học lấy chứng chỉ hướng dẫn yoga, Owellet nhận ra rằng sự hỗ trợ của công nghệ giọng nói không thể giúp cô nghiên cứu tỷ mỉ các tài liệu về yoga. Owellet chia sẻ: “Tôi đã nhận ra chữ nổi thực sự có tác dụng. Tôi nghĩ mỗi người dùng chữ nổi theo cách riêng của mình. Bạn biết đó, mỗi người sẽ tự nhận ra họ cần gì khi dùng chữ nổi”.

Sau một thời gian phụ thuộc quá nhiều vào laptop, chàng thanh niên Rolando Terrazas đã quyết định tham gia học lại chữ nổi tại Trung tâm dành cho người mù Colorado Center.

Phạm Duyên

Theo NPR  

Lượt xem : 11542 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo