Trang chủ --> PHCN --> Nguyên tắc chung phục hồi chức năng cho người có khó khăn về nhìn
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Nguyên tắc chung phục hồi chức năng cho người có khó khăn về nhìn

Tàn tật là tình trạng người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận hay chức năng cơ thể gây cản trở người đó thực hiện vai trò của mình trong cộng đồng, phải phụ thuộc một phần hay hoàn toàn vào người khác để có thể tồn tại được. Tỷ lệ tàn tật trên thế giới khoảng 10% dân số. Ở Việt nam ước tính có khoảng 7 triệu người tàn tật. Trong đó khó khăn về nhìn là một trong những loại khuyết tật hay gặp.

 

 

1. Nguyên nhân:

+ Đau mắt hột.

+ Đục thuỷ tinh thể.

+ Bệnh glocôm.

+ Viêm mống mắt.

+ Tổn thương do vật lạ.

+ Khô giác mạc.

+ Viêm kết mạc.

+ Lác mắt bẩm sinh.

+ Bệnh phong.

+ Tuổi già.

 

2. Nguyên tắc chung PHCN người khuyết tật có khó khăn nhìn

2.1. Điều trị y học và phục hồi chức năng

- Khám chuyên khoa mắt: cần đưa người bệnh đi khám chuyên khoa mắt càng sớm càng tốt để xác định nguyên nhân và xử trí kịp thời, đề phòng mù mắt.

-Phục hồi chức năng khi bị khuyết tật/giảm chức năng nhìn rất nặng hoặc bị mù hoàn toàn: bao gồm các biện pháp huấn luyện cho NKT cách định hướng và vận động di chuyển:

+ Phát triển các kỹ năng nhận biết nhờ cảm giác ngửi hoặc sờ mó: hướng dẫn cách cầm nắm, cách nghe để phán đoán sự vật hiện tượng, cách cảm nhận môi trường xung quanh.

+ Giúp người có khuyết tật/giảm chức năng nhìn di chuyển xung quanh: khuyến khích trẻ chơi và khám phá môi trường xung quanh, phải đảm bảo mọi thứ đều an toàn cho trẻ. Đối với người lớn cần hướng dẫn họ di chuyển đi đến điểm đầu tiên mà họ muốn. Cầm tay họ, để cho họ sờ vào một vài điểm mốc dọc đường đi như hòm thư, cây cối hoặc những vật đặc biệt khác.

+ Hướng dẫn trẻ hoặc người lớn có khuyết tật/giảm chức năng nhìn, sử dụng gậy. Chọn chiều cao của gậy từ mặt đất đến vị trí giữa vai và hông. Dạy họ dùng gậy để khám phá môi trường xung quanh.

+ Hướng dẫn người có khuyết tật/giảm chức năng nhìn các chức năng sinh hoạt hàng ngày như: ăn, uống, mặc quần áo, tự chăm sóc bản thân, các công việc nội trợ:

- Các dụng cụ trợ giúp cho trẻ có khuyết tật/giảm chức năng nhìn: Đối với các trẻ bị mù toàn thể, có thể đeo kính bảo vệ hoặc thẩm mỹ. Đối với trẻ bị tật khúc xạ hoặc giảm thị lực, có thể khám đeo kính.

2.2. Giáo dục và hoạt động xã hội:

- Can thiệp giáo dục cho trẻ khuyết tật/giảm chức năng nhìn càng sớm càng tốt bằng các phương pháp đặc biệt.

- Dạy nghề cho người có khuyết tật/giảm chức năng nhìn những nghề thích hợp giúp họ có thu nhập.

- Trợ giúp về tâm lý và xã hội cho người mù: động viên họ, giúp họ tự tin hơn trong cuộc sống, giúp họ vượt qua các rào cản của chính bản thân họ, gia đình và cộng đồng.

- Tạo môi trường thích nghi cho người có khuyết tật/giảm chức năng nhìn: Tạo môi trường đi lại, sinh hoạt gia đình thích nghi cho người có khuyết tật/giảm chức năng nhìn, đảm bảo an toàn cho họ khi đi lại cũng như khi làm việc. Tại gia đình và công sở của NKT, cần phải có tay vịn dọc theo lối đi, hành lang, đặc biệt là cầu thang lên, xuống.

 

Theo Internet

  

Lượt xem : 31931 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo