Trang chủ --> Gương sáng --> Những người khiếm thị vượt lên chính mình
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Những người khiếm thị vượt lên chính mình

Năm ngoái, Duy tốt nghiệp loại giỏi khoa Luật, Trường đại học Huế. Hiện anh là Ủy viên Ban Chấp hành của Tỉnh hội. Ngoài giờ làm việc, Duy còn tích cực kèm các em nhỏ ở Hội học văn hóa và giúp các em định hướng, phục hồi chức năng. Duy tâm sự: "Tôi được như hôm nay là nhờ có sự cưu mang, giúp đỡ rất nhiều của các cô, các chú ở Hội. Những ngày đầu ở đây, tôi được nghe kể nhiều về lời dạy của Bác Hồ khi Người tới thăm Trường Thương binh Hà Nội, năm 1956, là "Thương binh tàn nhưng không phế". Lời dạy ấy cũng rất cần thiết, thôi thúc người khuyết tật vượt lên mặc cảm và khó khăn để sống có ích cho gia đình và cộng đồng".

 

Tâm sự của Duy cũng là phương châm sống của nhiều hội viên nơi đây. Đồng chí Đặng Công Chánh, Bí thư chi bộ, cán bộ Hội, giới thiệu và kể cho chúng tôi nghe nhiều tấm gương vượt khó, vươn lên, trong đó có đồng chí Chủ tịch Hội Lê Văn Lộc. Năm 1993, tai nạn lao động đã khiến anh Lộc bị mù. Có sự động viên, chia sẻ của gia đình và nhiều người chung quanh, anh Lộc đã tham gia và trở thành hội viên Hội Người mù thành phố Huế, rồi làm Chủ tịch Tỉnh hội. Phát huy tinh thần trách nhiệm, năng động, dám nghĩ, dám làm của mình, anh đã cùng tập thể Hội vượt qua nhiều khó khăn, thiếu thốn, vươn lên để Hội ngày càng trở thành chỗ dựa tin cậy của hội viên; đồng thời khẳng định vai trò, vị trí của Hội trong sự nghiệp phát triển của tỉnh. Trong quá trình ấy, nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu của Hội đã vinh dự được đón nhận nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành. Năm 2008, đồng chí Lê Văn Lộc được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng. Năm 2009, Hội Người mù tỉnh Thừa Thiên - Huế được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì, và đồng chí Chủ tịch Hội được tặng Huân chương Lao động hạng ba.

Trò chuyện với chúng tôi, đồng chí Lê Văn Lộc tâm sự: Trong học tập và lao động, nhất là những lúc khó khăn, tôi thường tâm niệm và làm theo lời dạy của Bác Hồ đối với TNXP năm nào: "Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên". Và, chúng tôi biết, cũng như anh, nhiều hội viên cũng luôn học theo lời dạy đó để vượt lên chính mình, góp phần xây dựng giá trị của cuộc sống.

Năm 1995, ngay khi đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội Người mù tỉnh, đồng chí Lê Văn Lộc đã mạnh dạn đề xuất ý tưởng và cùng tập thể Hội thành lập cơ sở nuôi dạy trẻ em mù trong độ tuổi học đường, không có điều kiện học hành vì hoàn cảnh nghèo khó. Từ đó đến nay, Trung tâm Giáo dục - Hướng nghiệp trẻ em mù của Hội đã nuôi dưỡng, phục hồi chức năng, trang bị những kiến thức cơ bản về học đường và xã hội cho hơn 250 em. Ngoài thời gian học văn hóa, các em được định hướng nghề nghiệp phù hợp với trình độ, sức khỏe, lứa tuổi, năng khiếu, với các lĩnh vực như âm nhạc, ca Huế, ngoại ngữ, giúp các em thi tuyển vào các trường văn hóa nghệ thuật, hoặc học nghề. Thực tiễn ấy của Hội càng lay động và thôi thúc trách nhiệm và tình cảm của các cấp ủy đảng, cơ quan, các đoàn thể trong việc quan tâm, chăm sóc và tạo thêm điều kiện để trẻ em mù được học tập và vươn lên. Nhiều em như Trương Thị Hoài Hạnh, Phạm Văn Phú, Nguyễn Văn Duy, v.v. sau khi học hết lớp 5 tại Trung tâm của Hội đã học hòa nhập, trở thành sinh viên các trường đại học, cao đẳng, nhạc viện.

Cùng với hướng nghiệp dạy nghề, Hội Người mù tỉnh Thừa Thiên - Huế còn được biết đến là địa chỉ tin cậy của hội viên về tạo việc làm. Ban lãnh đạo Hội đã tìm mọi biện pháp để duy trì và phát triển các mặt hàng truyền thống, khuyến khích khai thác các mặt hàng mới, đầu tư đổi mới trang thiết bị, tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Hội hiện quản lý một công ty TNHH, ba HTX, bốn cơ sở sản xuất, năm cơ sở dịch vụ xoa bóp với hơn 300 lao động, trong đó có 200 người khiếm thị và con em, với mức lương bình quân hơn 500 nghìn đồng/người/tháng. Số đông hội viên đã qua đào tạo nghề đều có việc làm tại các cơ sở sản xuất, cơ sở xoa bóp hoặc ở gia đình. Chị Hồ Thị Bền, nhà ở huyện Quảng Điền tâm sự: "Làm tăm tre thu nhập tuy chưa cao nhưng cũng đủ trang trải cho bản thân, tìm thấy niềm vui và ý nghĩa của cuộc sống". Được biết, Hội còn phối hợp với nhiều cơ quan, đơn vị mở hàng trăm lớp xóa mù giúp hàng nghìn hội viên đọc được sách, báo chữ nổi, tiếp thu kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi để tạo lập cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, vươn lên.

 


 

Lượt xem : 57171 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo