Trang chủ --> Gương sáng --> Những phụ nữ đáng tự hào của người Việt
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Những phụ nữ đáng tự hào của người Việt

Mỏng manh như cánh hồng, nhưng ẩn chứa sau đó là tinh thần và ý chí thép của thế hệ con cháu Bà Trưng, Bà Triệu, biết vượt qua khó khăn, vượt qua định kiến, vượt qua ngăn trở để dâng hiến cho đời. 

 

Hạnh phúc của bác sĩ là nụ cười của bệnh nhân

Những ai có mặt tại hội trường của lễ trao giải thưởng Kovalepskaia năm 2012 đều ấn tượng bởi gương mặt sáng bừng và nhân hậu của PGS-TS Bạch Khánh Hòa – nhà khoa học nhận giải. PGS-TS Bạch Khánh Hòa nguyên là Trưởng khoa Xét nghiệm sàng lọc, Viện Huyết học – Truyền máu trung ương.

 

vvv
  PGS-TS Bạch Khánh Hòa trong "vòng vây" báo chí.

Đến với nghề y, với những ống nghiệm chứa đầy tế bào máu như một định mệnh (PGS-TS Bạch Khánh Hòa là con gái thứ hai của ông Bạch Quốc Tuyên, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu trung ương), rất yêu công việc âm thầm, lặng lẽ “thấy tên nhưng không thấy người của mình”. “Giam” mình trong phòng thí nghiệm nhưng chưa lúc nào bà quên nỗi đau đớn trên gương mặt người bệnh, và đó cũng là động lực để PGS-TS Bạch Khánh Hòa vượt qua mọi khó khăn của công việc, cuộc sống.

Việt Nam hiện được "biết mặt", gọi tên trên bản đồ các quốc gia có kỹ thuật ghép tạng tiên tiến trên thế giới. Nhưng cách đây hơn 20 chục năm, vào những năm của thập kỷ 80-90, Việt Nam chưa từng thực hiện ca cấy ghép nào thành công, bởi sự đào thải tự nhiên của cơ thể người bệnh. Đau đáu với ước mong đem lại hy vọng sống cho bệnh nhân suy thận, PGS-TS Bạch Khánh Hòa đã lao vào nghiên cứu.

Năm 1990, bà đã bảo vệ thành công luận án PTS với đề tài “Góp phần tìm hiểu hệ kháng nguyên bạch cầu ở Việt Nam, kỹ thuật phát hiện và ứng dụng”. Từ thành công nghiên cứu, PGS-TS Bạch Khánh Hòa đã trực tiếp lựa chọn người cho và người nhận thận để tiến hành thành công ca ghép tạng đầu tiên ở Việt Nam. Từ đó đến nay, bà thường xuyên tham gia hỗ trợ các bệnh viện lớn như BV Việt – Đức, BV Bạch Mai, BV Nhi trung ương để triển khai công tác ghép thận, gan và đặc biệt là ghép tủy mang lại kết quả như mong muốn….

Còn nhiều lắm những thành tựu trong cuộc đời làm khoa học của PGS-TS Bạch Khánh Hòa. Nhưng trên sân khấu lễ trao giải, cũng như đứng trong vòng vây của phóng viên, PGS-TS Bạch Khánh Hòa rất ít nói về mình. Bởi với bà “hạnh phúc của bác sĩ chỉ giản đơn là nụ cười những người bệnh”.

Ánh sáng của em không đến từ mặt trời

Là nhân vật trong bài viết đạt giải Nhất cuộc thi viết “Những tấm gương phụ nữ Việt Nam tự tin – tự trọng – trung hậu – đảm đang” do Trung ương Hội LHPNVN phát động, khi em – Đỗ Thúy Hà -  bước lên sân khấu giao lưu, cả hội trường như lặng đi trong sự thán phục.

Em kể về công việc của mình với chất giọng rất bình thường, nhưng người nghe đều hiểu để có được như ngày hôm nay (hiện Đỗ Thúy Hà đang là Chủ tịch Hội Người mù quận Đống Đa, HN, cử nhân Anh văn, thí sinh châu Á xuất sắc của khóa đào tạo “Kỹ năng lãnh đạo dành cho những người khuyết tật châu Á – Thái Bình Dương”), em đã phải vượt qua rất nhiều gian nan, vất vả, bởi ánh sáng của em không đến từ mặt trời.

 

c
Đỗ Thúy Hà (người đứng bên trái nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa) tại lễ trao kỷ niệm chương cho nhân vật bài viết.

Hồi tưởng lại những năm tháng học tập tại Nhật theo đuổi khóa đào tạo, Hà cho biết, trong vòng một ngày đặt chân lên nước bạn, em đã làm quen với phòng ở của mình và tự nấu nướng, không cần người trợ giúp. Sau này em mới biết, đây cũng là một trong những thử thách mà Ban tổ chức đưa ra cho các thí sinh Khuyết tật.

Nhiều người dân Nhật sống trên quãng đường từ nhà đến trường của Hà, chắc hẳn không thể quên hình ảnh cô gái Việt nhỏ bé sáng sáng với cây gậy dò đường, đi qua hai chặng tàu điện ngầm để theo đuổi tri thức. Làm quen tiếng Nhật thông qua tiếng Anh, nhưng chỉ trong 3 tháng ngắn ngủi, dự án tốt nghiệp của Hà đã đạt điểm xuất sắc với sự đồng lòng của tất cả thành viên giám khảo.

Một người chồng sáng mắt yêu thương vợ, đứa con trai ngoan ngoãn, được làm việc để giúp đỡ những người cùng cảnh – đó là hạnh phúc của Đỗ Thúy Hà. Kiên nghị như vậy, nhưng em lại bẽn lẽn cười khi nhắc lại câu nói của người chồng yêu thương lúc cầu hôn em rằng: “Ngoài bố mẹ, anh chị em ruột của em, em có đồng ý cho anh là người bên em suốt cuộc đời này?”

Tươi mãi những nụ cười

Đi suốt những năm dài của lịch sử,  trên thế giới, hiếm có dân tộc nào mà phụ nữ lại đóng vai trò quan trọng trong xã hội như ở Việt Nam. Trải qua mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, phụ nữ Việt Nam luôn giữ một vai trò trọng yếu trong lịch sử dân tộc. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng đất nước, những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam lại được tiếp tục khẳng định và phát huy mạnh mẽ.

Không nghi ngờ gì khi nói rằng, chừng nào Việt Nam mình còn những người Phụ nữ âm thầm cống hiến chứ không muốn nói về mình như PGS-TS Bạch Khánh Hòa, những người phụ nữ không quản ngại những khó khăn tự thân, ngoại cảnh để vươn lên như Đỗ Thúy Hà, những người phụ nữ biết hy sinh hạnh phúc riêng vì sự nghiệp chung như cô giáo Bùi Thị Nhung (nhân vật trong bài đạt giải Nhì cuộc thi viết) đã vận động gia đình bỏ công việc, nhà cửa ở đất liền để ra Trường Sa  dạy học… thì đất nước sẽ còn tươi mãi những nụ cười.

Hồng Minh

Hoàng Kim/Báo Pháp luật Việt Nam  
Lượt xem : 20149 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo