Trang chủ --> PHCN --> MỘT SỐ NÉT VỀ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

MỘT SỐ NÉT VỀ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM

     * Tỷ lệ NKT có việc làm rất thấp

Trong số 5.3 triệu NKT thì có 60% trong độ tuổi lao động, số còn khả năng lao động chiếm 40%, số đang tham gia lao động chỉ có 30%, khoảng 3% chưa đào tạo nghề. Người có việc làm phù hợp và ổn định chỉ chiếm 15% là một con số quá ít. Hơn 80% NKT sống ở nông thôn, phần lớn họ sống cùng gia đình. Số có làm việc thì đại bộ phận là lao động thủ công như: Làm tăm tre, chổi đót, đan lát, trồng trọt và chăn nuôi....Họ làm việc cùng nhau trong tổ, nhóm ở cùng một thôn, bản, làng, xóm nhưng cũng có thể làm việc làm việc theo đơn lẻ tại gia đình. Hiện cả nước có hơn 400 cơ sở này, với khoảng 20.000 lao động NKT đang làm việc với qui mô lớn, nhỏ khác nhau. 

 Hình minh họa (tẩm quất - người mù - Hoàng Kim)

Có nhiều nguyên nhân khiến NKT ít có cơ hội tìm được việc làm, trong đó, trước hết là do trình độ văn hóa thấp, không được đến trường vì nhiều lý do 41% NKT từ 6 tuổi trở lên không biết chữ, số còn lại thì chủ yếu dừng lại cấp 1, cấp 2. Trong khi đó, muốn có nghề, có việc làm thì phải có trình độ văn hóa nhất định.

     Để tăng cơ hội việc làm cho NKT, pháp luật quy định tỷ lệ bắt buộc nhận NKT vào làm việc trong các doanh nghiệp, nếu không nhận đủ thì phải nộp một khoản tiền vào quỹ việc làm cho NKT. Nhưng quy định này chưa thấy có hiệu quả trong thực tiễn, mới chỉ có 8 tỉnh, thành phố thành lập Quỹ Việc làm. Nếu các quy định được thực hiện nghiêm túc thì sẽ có một khoản tài chính đáng kể, tăng cường cho việc tổ chức dạy nghề và tạo việc làm cho NKT nhiều hơn, nhưng chưa được sự quan tâm đầy đủ, đồng thời cũng thiếu giám sát và đôn đốc, cũng như chưa có những biện pháp chế tài hữu hiệu.

Thực tế cho thấy, số NKT trên tỷ lệ dân số của mỗi quốc gia đang ngày một tăng cao hơn. Ở Việt Nam, nguy cơ từ tai nạn giao thông, tai nạn lao động, dịch bệnh, thiên tai, nghèo khó.. khiến số lượng NKT có xu hướng gia tăng. Thế nhưng, hoạt động can thiệp sớm, phòng ngừa khuyết tật, phục hồi chức năng để giảm thiểu khuyết tật chưa được quan tâm đúng mức nên giải quyết các hậu quả của khuyết tật trong đó vấn đề việc làm ngày càng nặng nề.

 

* NKT gặp khó khăn trong tìm việc làm

       Trong quá trình tiếp cận cơ hội học nghề, tìm việc làm, NKT gặp rất nhiều khó khăn. Thiếu thông tin về học nghề, việc làm là một trong những trở ngại, nhất là người khiếm thính. Để khắc phục cần có sự quan tâm của gia đình, đoàn thể, tổ chức hội, chính quyền địa phương giới thiệu, cung cấp thông tin cho NKT, những điều này không được như mong đợi. Cùng với đó là bản thân NKT còn tự ti không mạnh dạn liên hệ hoặc chủ động đề nghị giới thiệu, giúp đỡ.

Anh Lê Quang Tuấn , sinh 1974, quê xã Hải Yến, Tỉnh Gia, Thanh Hóa bước vào nghề ăn xin cách đây 5 năm với lý do phải tự nuôi thân. Anh Tuấn cho rằng: "Học nghề thì cần phải có nhiều văn hóa. Mình học hết lớp 5, người thì trông như thế này, làm gì có ai nhận dạy nghề, tạo việc làm cho". Bởi vậy, anh Tuấn chưa từng nghĩ xem mình có thể làm việc gì bằng sức lao động chính đáng mà tự cho mình chỉ có thể đi ăn xin. Điều đáng buồn là gia đình anh còn bố mẹ, anh chị cũng ủng hộ việc anh đi ăn xin khắp nơi.

Rào cản giao thông cũng là thách thức không nhỏ. Quy định cấm xe 3 bánh chở hàng, nhưng đồng thời lại chưa có giải pháp tháo gỡ thỏa đáng khiến một bộ phận NKT sống bằng nghề chở hàng xe ba bánh mất việc, không có thu nhập và cũng chưa chuyển đổi nghề khác phù hợp. Đi lại bằng giao thông công cộng thì xe buýt không tiếp cận được, thái độ phục vụ còn thờ ơ. Đến đi lại bằng đường hàng không còn trường hợp bị từ chối phục vụ. Khó khăn trong đi lại đồng nghĩa với khó khăn tìm kiếm việc làm (trừ một số người làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhận gia công tại nhà....)

Rào cản về môi trường xây dựng như: Trụ sở nơi làm việc, cơ sở học nghề không có lối đi NKT. Rào cản về nhận thức khi hầu hết chủ doanh nghiệp cho rằng sử dụng NKT sẽ thêm nặng trách nhiệm, tốn kém. Còn ở địa phương vẫn tồn tại nhận thức giải quyết việc làm cho người lành còn chưa xong, làm sao lo được cho NKT. Nhận thức này sai lầm, vì tình trạng thất nghiệp là một tồn tại xã hội, không giải quyết triệt để được. Nếu việc gì cũng phải chờ lo cho xong người lành mới đến NKT thì họ không bao giờ có cơ hội việc làm.

Quy định NKT làm việc 7h/ngày khiến nhiều doanh nghiệp ngại tuyển dụng NKT vì không đảm bảo hoạt động sản xuất bình thường. Với một số công việc đòi hỏi trình độ cao, NKT có thể đáp ứng nhưng không được sự quan tâm đào tạo. NKT tự tạo việc làm gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn vì vay Ngân hàng Chính sách thì không có tài sản thế chấp, thủ tục vay vốn phức tạp....

 

GIẢI PHÁP THÁO GỠ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH

      * Cần sự quan tâm của các nghành và toàn xã hội

Để cải thiện tình trạng trên, nâng cao cơ hội cho NKT học nghề, có việc làm cần sự phối hợp đồng bộ, có hiệu quả của các nghành hữu quan và sự quan tâm của cả cộng đồng. Phải phổ cập và nâng cao trình độ văn hóa cho NKT, tạo điều kiện cho họ học tập và học càng cao càng tốt. Cần đào tạo cho NKT ở mọi trình độ văn hóa. Đào tạo nghề phải gắn với tạo việc làm, có thu nhập. Quan tâm đến vấn đề can thiệp sớm, phục hồi chức năng ngay từ khi còn nhỏ để tránh khuyết tật nặng, tránh gây khó khăn trong học nghề và tìm việc làm sau này.

      Tạo điều kiện cho NKT đi lại thuận lợi. Các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề phải sửa chửa, cải tạo cơ sở vật chất để NKT tiếp cận và sử dụng. Nếu như cùng chung một nghành nghề, một môi trường làm việc, thì hãy quan tâm chia sẽ và ưu tiên hơn 1 chút cho những người NKT. Thay đổi nhận thức của chủ sử dụng lao động về khả năng làm việc của NKT, thay đổi định kiến cho rằng NKT không đảm bảo sức khỏe làm việc, nhận NKT thêm phiền phức, tốn kém, kinh doanh không có lãi. Bên cạnh những lợi ích của việc sử dụng lao động NKT, cần phải nhận thức đây cũng là trách nhiệm đối với xã hội. Vì nếu không được làm việc thì NKT sẽ phải sống phụ thuộc, gánh nặng gia đình và cộng đồng.

Thông tin về dạy nghề, việc làm cho NKT phải đến được NKT. Nên thông qua tổ chức tự lực của NKT, tổ chức vì NKT để tuyên truyền về các chương trình, các dự án, khóa học nghề, tuyển dụng NKT để họ nắm được thông tin và đăng ký tham dự. Cần tổ chức nhiều hơn hội chợ việc làm, ngày hội tuyển dụng dành cho NKT....

 

* Tiếp tục hoàn thiện chính sách

      Cần nghiên cứu, có cơ chế phù hợp về việc làm NKT làm việc 7 giờ/ngày. Cần có quy định về ngành nghề dành riêng cho NKT. Cần chặt chẽ hơn trong các quy định về tổ chức dạy nghề cho NKT như: Giáo án phù hợp, chính sách thỏa đáng cho giáo viên dạy văn hóa, dạy nghề, phiên dịch cho người khiếm thính. Thời gian học nghề đối với NKT cần phải linh hoạt, tăng thêm thời gian so với người không khuyết tật. Tạo điều kiện cho NKT tiếp cận các nguồn vốn vay, hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức tự lực, cơ sở sản xuất kinh doanh của NKT. Đặc biệt quan tâm và tạo điều kiện cho đơn vị, cơ sở của NKT tự tạo việc làm phát triển như: Cho họ được tham gia thực hiện các dự án, chương trình về việc làm cho NKT; ưu đãi về vốn, thuế, mặt bằng, địa điểm tổ chức sản xuất, được tham gia tập huấn về quản lý.... Không nên chỉ dành chính sách ưu đãi đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh mà nên mở rộng chính sách ưu đãi đối với cơ sở của NKT ở các lĩnh vực như: dịch vụ du lịch, dịch vụ tư vấn, .... Vì hiện nay, NKT đã có mặt và tham gia vào mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Lồng ghép vấn đề Việc làm cho NKT vào các chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Phải tách riêng kinh phí dạy nghề để tạo tạo việc làm cho NKT, không để chung với kinh phí hỗ trợ cho nông dân. Tạo thuận lợi và ưu tiên tiêu thụ, tìm đầu ra cho sản phẩm đảm bảo chất lượng do NKT sản xuất, tương tự ưu tiên dành đường, chỗ đỗ xe ... Cho NKT.

Có chính sách khuyến khích Dạy nghề cho NKT tại cộng đồng. Vì phần lớn NKT sống ở gia đình, gắn với cộng đồng dân cư nên hướng dạy nghề, tạo việc làm cho NKT ở cộng đồng là thích hợp và thuận tiện nhất. Đầu tư nâng cao năng lực, trang thiết bị kiến thức, kỹ năng, tay nghề, phát huy tài năng của lao động NKT. Với NKT ở vùng sâu, vùng xa, khu vực nông thôn, nên quan tâm và nâng thành tầm chiến lược cấp quốc gia thực hiện "Chương trình tạo việc làm tại chỗ", tạo điều kiện cho NKT và gia đình của họ tự tạo việc làm.

Anh Phạm Trọng Hoàn, sinh năm 1975 (xã Thái Tân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) bị khuyết tật chân từ nhỏ, nhưng luôn khao khát được làm việc bằng sức của mình. Ngoài kinh doanh vàng bạc, anh còn mở thêm nghề thêu ren và cơ sở chuyên may đồ bảo hộ lao động tạo việc làm cho trên 70 NKT, thu nhập tối thiểu 1 triệu đồng/tháng, có chỗ ở và hỗ trợ ăn bữa trưa. Doanh nghiệp đã được cấp 3.000m2 đất để xây dựng nhà xưởng và ký túc xá cho công nhân. Tuy nhiên, hiện doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn để xây dựng, hoàn thiện nhà xưởng, hỗ trợ mua sắm máy móc trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất, thu hút thêm lao động khuyết tật làm việc. Doanh nghiệp cần được hỗ trợ kinh phí dạy nghề và xây thêm nhà nội trú cho NKT. 

Lượt xem : 27913 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo