Trang chủ --> PHCN --> Việc làm cho người khiếm thị: Trọng tâm là công tác dạy nghề
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Việc làm cho người khiếm thị: Trọng tâm là công tác dạy nghề

Việc làm cho người khiếm thị: Trọng tâm là công tác dạy nghề

Sự hỗ trợ của chương trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề của Nhà nước, cùng kinh phí các dự án hoặc quyên góp vận động từ thiện, hội đã đứng ra tổ chức các lớp dạy nghề chuyên biệt cho người khiếm thị. Thông qua đây, người khiếm thị đã có được việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống"

Ông Cao Văn Thành, Chủ tịch Hội Người mù Việt Nam cho biết, dạy nghề và tạo việc làm cho người khiếm thị là nhiệm vụ trọng tâm của hội. Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2007-2012, hội đã phát động chương trình: "Việc làm, xóa đói, giảm nghèo" và tiến hành khảo sát, điều tra, phân loại người khiếm thị trong độ tuổi lao động cũng như nhu cầu học nghề, vay vốn, tình hình đời sống và nhà ở để có biện pháp chăm sóc cụ thể, thiết thực. "Chúng tôi xác định nghề xoa bóp tẩm quất là mũi nhọn; sản xuất thủ công, làm tăm chổi là nghề truyền thống; chăn nuôi trồng trọt là nghề chủ đạo đối với người khiếm thị ở nông thôn. Trên cơ sở xác định như vậy, hội đã tập trung mở rộng các cơ sở sản xuất, thu hút và tạo việc làm ổn định cho người lao động", ông Cao Văn Thành nói.

 
 
 
Hướng dẫn người khiếm thị sử dụng internet.Ảnh: Thu Giang
 
Năm năm trở lại đây, vấn đề việc làm cho người khiếm thị đã được cải thiện rõ rệt. So với năm 2007, năm 2012 số cơ sở sản xuất tập trung của Hội Người mù Việt Nam tăng 186 cơ sở (tăng 125%), doanh thu tăng hơn 174 tỷ đồng, số lao động tăng 312 người, lương bình quân tăng 562.000đồng/người/tháng. Các cơ sở sản xuất tập trung đã được đầu tư các trang thiết bị máy móc để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường. Ngoài các ngành nghề truyền thống, có thế mạnh phù hợp với số lao động trẻ tuổi có sức khỏe, một số cơ sở đã tìm thêm ngành nghề phù hợp với khả năng của số đông người khiếm thị như làm tăm, hương bằng máy. Một số đơn vị còn tổ chức các đội văn nghệ đi biểu diễn ở các trường học, khu dân cư không chỉ tăng thu nhập cho người lao động mà còn có tác dụng tuyên truyền hoạt động hội.
 
Hội Người mù Việt Nam đặc biệt chú trọng đến công tác dạy nghề. Trong vòng 5 năm (2007-2012), hội mở được 61 lớp đào tạo nghề cho 963 học viên; các cấp hội tổ chức được 437 lớp dạy nghề, truyền nghề ngắn hạn cho hơn 6.801 học viên. Sau khi tốt nghiệp có tới 80% học viên có việc làm và sống được bằng nghề đã học. Hiện số hội viên trong độ tuổi lao động được đào tạo nghề chiếm 36,6%. "Trang bị kiến thức nghề phù hợp với sức khỏe và khả năng là yếu tố quan trọng giúp cho người khiếm thị có việc làm. Với đặc thù là cảm nhận qua âm thanh và các giác quan khác, trình động văn hóa có hạn nên người khiếm thị đa phần không thể tham gia học các chương trình đào tạo nghề ngắn hạn ở các trung tâm dạy nghề bình thường cũng như cơ sở dạy nghề cho người khuyết tật nói chung. Do vậy với sự hỗ trợ của chương trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề của Nhà nước, cùng kinh phí các dự án hoặc quyên góp vận động từ thiện, hội đã đứng ra tổ chức các lớp dạy nghề chuyên biệt cho người khiếm thị. Thông qua đây, người khiếm thị đã có được việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống", ông Cao Văn Thành đánh giá.
 
Một trong những yếu tố quan trọng cải thiện việc làm cho người khiếm thị là nguồn vốn vay. Hiện

 Hội Người mù Việt Nam đang quản lý 43,8 tỷ đồng vốn vay từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm. Hội đã hỗ trợ 8.002 hộ vay vốn để phát triển kinh tế gia đình. Không chỉ sử dụng vốn vay có hiệu quả mà đại đa số người khiếm thị đều trả nợ đúng hạn. được các cơ quan quản lý nhà nước và ngân hàng chính sách xã hội đánh giá là đơn vị sử dụng và quản lý vốn tốt nhất.

 
Hiện số hội viên Hội Người mù Việt Nam trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên, ổn định là 8.820 người/ 21.203 người (chiếm tỷ lệ 41,5%) đã góp phần làm tỷ lệ hộ khiếm thị nghèo ngày một giảm (bình quân mỗi năm giảm 2%). Tuy nhiên, so với tiêu chí hộ nghèo mới thì tỷ lệ gia đình khiếm thị nghèo còn cao (chiếm 30,6%). Người khiếm thị rất cần sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện nhiều hơn nữa của các cấp, các ngành... để được học nghề, có việc làm ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống.
 
Hội Người mù Việt Nam hiện có 334 cơ sở sản xuất tập trung, tạo việc làm ổn định cho 3.755 người khiếm thị. Ngoài ra, hội còn quản lý 281 tổ, nhóm tẩm quất với 1.015 nhân viên. Tổng doanh thu các cơ sở sản xuất đạt gần 269 tỷ đồng. Lương bình quân của người lao động đạt 932.000 đồng/người/tháng.
 

Tác giả bài viết: Quỳnh Anh

Nguồn tin: Hà Nội Mới

 
Lượt xem : 22587 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo