Trang chủ --> PHCN --> Giáo dục giới tính : chưa có lối ra cho trẻ khiếm thị
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Giáo dục giới tính : chưa có lối ra cho trẻ khiếm thị

Nếu giáo dục giới tính cho người bình thường vốn đã nhiều khó khăn, cản ngại, thì với trẻ khiếm thị, việc này dường như chưa có lối ra.

“Có một bạn nam thích một bạn nữ, bạn đó “loạn cào cào” lên là không biết người ta có thích mình hay không, thế là đi hỏi hết bạn này đến bạn kia mà vẫn không thể “gỡ rối” cho mình. Chúng em không thể nhìn thấy hoặc không nhìn rõ những biểu hiện trên gương mặt, hành động của người đối diện nên cũng khó có thể hiểu nhiều về cảm xúc, thái độ của họ. Đôi lúc chúng em cũng không biết là tình bạn bình thường hay đã “say nắng” với người ta rồi!”.

alt 

Đó là chuyện được kể lại bởi bạn N.K.P., học sinh Trường Phổ thông đặc biệt (PTĐB) Nguyễn Đình Chiểu TP.HCM. Có thể nói, những tình huống về giới tính và việc băn khoăn chưa tìm ra cách giải quyết như vậy không còn quá xa lạ với trẻ khiếm thị vị thành niên. Kết quả khảo sát học sinh mù hoàn toàn từ 12 đến 18 tuổi Trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu TP.HCM về mức độ nhận thức của các em đối với các vấn đề giới tính do nhóm sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM thực hiện từ tháng 10/2011 đến tháng 5/2012, cho thấy, nhìn chung sự hiểu biết của các em chỉ ở mức độ trung bình. Trong đó, các nội dung như: biểu hiện của tình yêu chân chính, cách ứng xử khi có nguy cơ xâm hại tình dục, sự khác nhau đặc trưng giữa nam và nữ, khái niệm giới tính, chức năng của cơ quan sinh dục... chỉ được nhận thức ở mức độ thấp (dưới 50% học sinh trả lời đúng, nhưng khi hỏi sâu hơn bất cứ vấn đề nào, các em đều ấp úng…). Con số trên gióng lên một hồi chuông báo động về những hệ lụy mà trẻ mù hoàn toàn nói riêng và cả trẻ em khiếm thị nói chung có nguy cơ sẽ phải đối mặt. Có thể thấy, ngoài những nguyên nhân chung giống như bao trẻ em khác khi bước vào tuổi dậy thì: tâm lý e dè, ngại ngùng khi đề cập đến các kiến thức, kỹ năng về giới tính; chương trình giáo dục giới tính vẫn chưa được xem là một môn học chính thức mà còn lồng ghép trong nhiều hình thức giáo dục khác nhau… học sinh khiếm thị còn gặp phải những khó khăn rất đặc trưng.

Thực tế cho thấy, học sinh khiếm thị thường đến trường muộn hơn so với các bạn đồng trang lứa, vì thế những biến động giới tính có thể diễn ra trước so với chương trình giới tính được học. Việc e sợ khi đặt vấn đề với thầy cô, ngại ngùng khi trao đổi thẳng thắn với cha mẹ và ít tài liệu về giáo dục giới tính đáng tin cậy mà các em có thể tiếp cận được dẫn đến hệ quả là các em tự tìm hiểu thông qua các trang mạng xã hội.

Học sinh khiếm thị

 

Có thể nói, giáo dục giới tính cho học sinh bình thường đã gặp nhiều khó khăn, giáo dục giới tính cho

Học sinh khiếm thị còn khó khăn hơn. Đó vẫn là một thách thức lớn, đòi hỏi những nỗ lực lâu dài và có sự phối hợp chặt chẽ từ nhiều phía.

Quang Thục Hảo
Nguồn : Phụ nữ

Lượt xem : 21586 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo