Trang chủ --> PHCN --> DẤU HIỆU ĐỂ NHẬN BIẾT TẬT KHIẾM THỊ CỦA TRẺ
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

DẤU HIỆU ĐỂ NHẬN BIẾT TẬT KHIẾM THỊ CỦA TRẺ

Dưới đây là một số dấu hiệu giúp các bậc phụ huynh có thể tự quan sát và phát hiện sớm Tật khiếm thị ở trẻ để có hướng can thiệp và đua điều trị càng sớm càng tốt.  

 

  1. Ở lứa tuổi từ 0 – 2:
    • Không phản ứng với những thay đổi độ sáng của môi trường.
    • Nhìn tập trung vào ánh sáng.
    • Không giao tiếp bằng mắt. Không nhìn vào mặt người khác.
    • Không nghịch bằng chính  hai tay của trẻ theo đường giữa thân.
    • Không đưa mắt hay nghiêng đầu “nhìn theo” hướng chuyển động của người,đồ vật…..
    • Không có “phản ứng mĩm cười” khi bị kích thích hoặc tiếp xúc với đối tượng nào đó..
    • Dễ nổi giận.
    • Không có phản ứng nhìn, với tay, nắm lấy đồ vật.

 

  1. Ở lứa tuổi từ 2 – 4:

 

  • Không vận động.
  • Cần giúp đỡ nhiều.
  • Cử động rập khuôn.
  • Mất một khoảng thời gian dài mới đi một mình ( tính từ khi biết đi nhờ được giúp đỡ ).
  • Hai chân dang rộng khi đi.
  • Thường bị ngã.
  • Tìm kiếm ánh sáng.
  • Đầu hoặc mắt ở tư thế không tự nhiên.
  • Nhìn gần hơn.
  • Có kỹ năng giao tiếp muộn hơn.
  • Sớm lặp lại và bắt chước các từ vô nghĩa.
  • Ở lứa tuổi từ 4 trở lên:
    • Bước đi ngập ngừng.
    • Rút lui khỏi các hoạt động ở ngoài trời (hay ở nơi trống trãi).
    •  Gặp các vấn đề về nhận biết màu sắc/ phân loại màu sắc.
    • Tầm nhìn xa bị thu ngắn.
    • Tư thế dáng điệu ưu tiên cho đầu và mắt.
    • Gặp các vấn đề liên quan đến việc ước lượng khoảng cách và độ sâu.
    • Thiếu kiến thức tổng hợp về cả nhóm.
    • Các vấn đề khi chuyển từ vật liệu 3 chiều sang vật liệu 2 chiều.

 

CÁC NGUY CƠ

 

  1. Ở lứa tuổi từ 0 – 2:

 

  • Không giao tiếp bằng mắt.
  • Ít biểu lộ qua nét mặt.
  • Chậm biết mĩm cười.
  • Khó giao tiếp.
  • Ít chơi trò chơi khám phá.
  • Chậm chuyển đổi từ việc hơi với các bộ phận của cơ thể đến việc chơi với thế giới giới gần gũi xung quanh.
  • Chậm biết cầm nắm.
  • Ít hoạt động.
  • Khó hiểu được mối quan hệ nhân - quả.
  • Nhát và sợ người lạ (mức độ ngày càng tăng).
  • Khó khảo sát.
  • Chậm biết tính ổn định của đồ vật.



 

  1. Ở lứa tuổi từ 2 – 4:

 

  • Giận vô cớ, tình cảm khó hiểu.
  • Cha mẹ/ gia đình không biếtphải kỳ vọng điều gì, phải đòi hỏi điều gì, phải loại bỏ điều gì.
  • Trẻ quá lệ thuộc vào môi trường; không tự chủ, cần được giúp đỡ mới học được. Khó phân biệt sự vật có thực với sự tưởng tượng.
  • Chậm biết chơi.
  • Khó hoà thuận với trẻ khác (các vai trò xã hội).
  • Xung đột lần đầu ở trường hay nhóm chơi với cảm xúc khác.

 

  1. Ở Lứa tuổi từ 4 trở lên
    • Học ở trường mất nhiều thời gian và công sức hơn.
    • Ohải chú ý nhiều hơn để nhận thức, quan sát và giải thích.
    • Các vấn đề liên quan đến học tập có thể đưa đến mặc cảm thua kém, hình ảnh tiêu cực về bản thân.
    • Các khiếm khuyết nvà các khó khăn trong giờ chơi tự do.
    • Người xung quanh không hiểu đúng về trẻ.

 

 

  

Lượt xem : 56845 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo