Trang chủ --> Gương sáng --> Một giáo viên nhiệt tình giúp đỡ học sinh khuyết tật ở Mỹ
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Một giáo viên nhiệt tình giúp đỡ học sinh khuyết tật ở Mỹ

Cô giáo Donna Karlson đã gần 40 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục những em học sinh khuyết tật tại Học viện Giáo dục đặc biệt ở New York – Mỹ.

Hơn 37 năm làm việc tại Học viện Giáo dục đặc biệt ở New York - Mỹ, cô giáo Donna Karlson chuyên làm công việc khuyên nhủ và tư vấn cho các học sinh bị điếc hay bị khuyết tật thị lực định hướng tương lai cho các em. Cô cũng là người cổ động mạnh mẽ và thúc đẩy hơn nữa việc giáo dục của những người khuyết tật Mỹ.

Cả bố và mẹ đều mất sớm nên từ lúc  còn nhỏ Donna sống gần gũi với anh chị em ruột của mình. Khi còn là một nữ sinh trẻ tuổi, cô đã ước mơ trở thành một giáo viên nhưng không hề nghĩ đến việc sẽ dạy các học sinh khuyết tật thuộc lĩnh vực giáo dục đặc biệt. Donna  nói: “Tất cả những gì tôi nghĩ là được làm việc với trẻ em, khi bắt đầu dạy học tôi không hề có kinh nghiệm về giáo dục đặc biệt, nhưng nhờ sự giúp đỡ của người giám thị, công việc dạy học của tôi đã thuận lợi hơn.” Toàn bộ sự nghiệp giáo dục của Donna Karlson chỉ diễn ra ở Học viện Giáo dục đặc biệt New York, chỉ trừ khoảng thời gian ngắn khi cô ra trường để nhận bằng Thạc sỹ Giáo dục đặc biệt và nhận chứng chỉ sử dụng thủ ngữ về chữ Braille. Một trong các thành tựu đáng tự hào nhất của Donna là lãnh đạo Hội đồng học sinh trở nên tích cực ở cộng đồng Pelham Bay. Rất nhiều học sinh đã trở thành mũi nhọn của phong trào. Donna cho biết khi chứng kiến các học sinh tham gia bỏ phiếu, đưa ra các quyết định và phát biểu về sự tàn tật của chúng ở hội đồng, đó là những giây phút tôi cảm thấy hạnh phúc.

Jose De la Cruz – một cựu học sinh khuyết tật của Donna nói về sự say mê của cô có tính lan tỏa, tinh thần và nhiệt tình của cô thật cao cả và rõ ràng. Cô đã dạy Jose và các học sinh khác phấn đấu, vượt lên khuyết tật của họ. Jose nói: “chính nhờ sự khuyến khích và lòng tin tưởng của cô mà tôi đã làm được đôi điều tuyệt diệu cho cuộc đời của mình.” Rất nhiều học sinh của cô Donna đã đạt kết quả cao, một số đã vào học trường luật, một số khác trở thành nhà quản lý, riêng Jose đã tốt nghiệp trường Georgetown và đã đỗ thạc sỹ ở trường Đại học Edinburgh.

Jose nói: “Cô Donna đã dùng ô tô của mình lái xe chở tôi đi trong 16 giờ đồng hồ liền để tham gia phỏng vấn, nộp đơn xin vào trường đại học. Đó là chuyến đi từ New York đến Wasington”. Hiện nay Jose biết 4 ngoại ngữ và đi khắp thế giới để làm việc cho một ngân hàng Đức.

Nhờ sự nhiệt tình giúp đỡ của Donna nhiều năm qua các học sinh ở Học viện Giáo dục Đặc biệt New York đều hăng hái tham gia hoạt động tình nguyện ở trường vào những ngày nghỉ cuối tuần. Donna nói, điều khiến cô ngạc nhiên và khó khăn nhất là làm cho bố mẹ của những trẻ em khuyết tật về nghe và nhìn hiểu được tiềm năng của con họ. Nhiều ông bố bà mẹ không làm bất cứ điều gì để giúp đỡ con cái, thậm chí có một bà mẹ có con khuyết tật thị lực đã không chịu ký vào những giấy tờ cần thiết để cho con nộp đơn xin vào đại học. Cô phải đích thân đưa một cán bộ công chứng đến nhà bà mẹ ấy để bà ta ký vào giấy tờ. Nhờ sự giúp đỡ này hiện nay em học sinh khuyết tật thị lực đó đang theo học tại Trường Đại học St. Thomas Anuinas ngành tâm lý học.

Ngoài hoạt động tư vấn, Donna còn tích cực tìm kiếm việc làm cho các học sinh điếc và tàn tật thị lực đã tốt nghiệp. Cô cho biết nhiều người sử dụng lao động muốn giúp các em học sinh khuyết tật thị giác, thính giác được học tập và có việc làm. Tuy nhiên theo cô hiện người khuyết tật ở Mỹ còn rất thiếu việc làm vì vậy cô đã nỗ lực thực hiện rất nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với vấn đề này. Donna đã thực hiện một chuyến đi trên tàu thủy Intaipid dài trọn 1 ngày và tiến hành nhiều hoạt động phong phú như hội thảo, thuyết trình, nêu gương điển hình, bán sản phẩm, thảo luận các kỹ thuật mới trợ giúp học sinh khuyết tật về nghe và nhìn. Diễn giả chính của chuyến đi là người phụ trách văn phòng Về Người khuyết tật của thị trưởng thành phố New York.

Một trong những thời khắc tự hào nhất của Donna là khi các cựu học sinh của cô trở lại thăm cô với bao tình cảm trìu mến, kính trọng. Mùa thu vừa qua, một cựu học sinh nay đã 32 tuổi đã đưa cả vợ con đến thăm Donna khiến cô vô cùng cảm động. Cô thực sự đã để lại ấn tượng đẹp đẽ lâu dài trong lòng các thế hệ học sinh.

Lê Hồng Thủy (Theo Tạp chí Braille Monitor số tháng 1/2012)
Lượt xem : 35093 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo