Trang chủ --> PHCN --> Hãy lắng nghe người khuyết tật
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Hãy lắng nghe người khuyết tật

Cần phải coi những người khuyết tật là công dân bình thường, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ như mọi người.

Hiến pháp nước ta qui định người khuyết tật được Nhà nước và xã hội trợ giúp. Sau 15 năm lấy 18/4 là ngày bảo vệ - chăm sóc người khuyết tật, đến nay chúng ta đã có Luật Người khuyết tật và thành lập được Liên hiệp Hội Người khuyết tật Việt Nam. Trước đó, nhiều văn bản pháp luật liên quan đến người khuyết tật cũng đã được ban hành, nhưng thực thi không được như mong muốn. Nguyên nhân là chúng ta chưa hiểu rõ về người khuyết tật nên không biết họ muốn gì.

Người khuyết tật là một bộ phận của cộng đồng, xã hội, có quyền và nghĩa vụ như mọi công dân khác. Tuy nhiên, cách nhìn nhận thế nào là người khuyết tật còn chưa thống nhất.

Luật Người khuyết tật qui định có 7 dạng khuyết tật, trong đó có một dạng rất chung chung gọi là khuyết tật khác... Nhưng khuyết tật khác là gì, tự kỉ có nằm trong nhóm này hay không, thì chưa thấy văn bản nào hướng dẫn cụ thể.

Người khuyết tật nên được tiếp nhận làm việc như những người bình thường khác

Trong xu hướng phát triển, hội nhập, sẽ có thêm nhiều dạng khuyết tật nữa khó mà dự báo trước để nắm bắt được... Ngay con số thống kê của cơ quan chức năng cũng vênh nhau bởi lí do này, có khi xác định khoảng 8% dân số là người khuyết tật hoặc thấp hơn nữa, nhưng có khi lại lên tới 15%. 

Sự chưa hiểu rõ về người khuyết tật không chỉ thể hiện trên các văn bản và con số thống kê, mà đáng phê phán hơn là sự phân biệt kì thị của xã hội.Nhiều doanh nghiệp không muốn nhận người khuyết tật, thậm chí có doanh nghiệp tuyên bố sẵn sàng nộp tiền để không nhận lao động khuyết tật. Có lẽ trong vấn đề này, cùng với chế tài của luật pháp còn cần đến vai trò của truyền thông.

Làm sao để thay đổi được cách nhìn nhận cũ kĩ, từ chỗ cho rằng người khuyết tật cần được giúp đỡ bằng tình thương, bằng vật chất, từ chỗ đứng ở trên với tay xuống cứu trợ, chuyển sang coi họ là công dân bình thường, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ như mọi người. Làm được như vậy sẽ có lợi cho từng doanh nghiệp và cả xã hội. Bởi, theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc tế, mỗi năm Việt Nam đã và đang để mất 3% GDP vì thị trường lao động hạn chế tiếp nhận người khuyết tật.

Hơn ai hết là chính chúng ta, công dân của một đất nước từng trải qua những cuộc chiến tranh kéo dài với nhiều đau thương đã di chứng đến thế hệ thứ ba, rồi còn bao nhiêu nỗ lực xây dựng đất nước từ hoang tàn đổ nát, cho nên cần hiểu rõ về người khuyết tật để biết họ muốn gì. Họ đáng được nhận sự trợ giúp, nhưng quan trọng hơn là sự chia sẻ của cộng đồng.

Theo một kết quả điều tra mới đây, có tới 60% số người khuyết tật bị trầm cảm từ nhẹ đến nặng, hơn 40% sống dưới chuẩn nghèo. Nguyên nhân phần nhiều do sự kì thị của xã hội. Dù rằng trong số trên dưới chục triệu người khuyết tật có rất nhiều gương điển hìnhkhông đầu hàng số phận, có những người làm nên điều kỳ diệu đáng khâm phục, nhưng quan trọng là Nhà nước cũng như từng cộng đồng và toàn xã hội cần tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật được bình đẳng về cơ hội để tự khẳng định và phát huy khả năng của bản thân. Đó là cơ hội được học văn hoá, học nghề, có việc làm phù hợp, có điều kiện vận động, đi lại thuận lợi, vui chơi, tập luyện thể dục thể thao…

Người khuyết tật không bao giờ muốn trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội, càng không muốn là đối tượng của hoạt động từ thiện. Nếu có cơ hội, họ sẽ vươn lên bằng nghị lực của chính mình.

Ngày xưa thày đồ Nguyễn Đình Chiểu khóc mẹ để lại đạo hạnh cho đời sau. Ngày nay, thày giáo Nguyễn Ngọc Ký không chịu thua số phận. Sau này còn nhiều thày giáo cô giáo khác, trong đó có thày Phạm Văn Tường ở Thanh Hóa được mẹ cõng đi học rồi khi thành đạt đã tận tâm tận lực cống hiến cho học trò nghèo vùng cao. Và còn nhiều câu chuyện kì diệu nữa. Nếu ai đã từng xem các cuộc thi tìm kiếm tài năng và thi giọng hát Việt trên truyền hình thì không thể quên được cô bé xương thủy tinh Nguyễn Phương Anh, hay những cái tên như Dương Quyết Thắng, Hà Văn Đông, Phương Dung, Nguyễn Thanh Bình... Và người không tay không chân ở Australia cũng sẽ được ít người Việt Nam biết đến nếu như không có dịch giả Bích Lan, một người khuyết tật tự học tiếng Anh qua radio.

Trăng có khi khuyết có khi tròn. Những cái tên mới nhất đó thêm một lần thuyết phục tất cả chúng ta rằng, hãy để người khuyết tật tự tin khẳng định mình trong cuộc sống bằng cách riêng của họ.

 
VOV
Lượt xem : 15996 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo