Trang chủ --> Kinh doanh --> Bí quyết nắm bắt lòng người
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Bí quyết nắm bắt lòng người

(Hoàng Kim) - Lãnh đạo nhất thiết phải hiểu rõ nội tâm, nguyện vọng, nhu cầu của cấp dưới và đáp ứng họ, mới có thể khiến họ đi theo mình. 

 Hình minh họa (tẩm quất - người mù - Hoàng Kim)

  • Đối với một người làm thuê mà nói, cơ hội thăng tiến là rất quan trọng. Nhưng đối với một vị khác thì bảo đảm công việc là quan trọng hàng đầu.
  • Miệng người làm thuê nói muốn gì có thể hoàn toàn khác với thực tế anh ta muốn gì.

Cho họ cái mà họ muốn

Một tập thể hoặc một công ty hội tụ người từ bốn phương là lãnh đạo, anh ta đã bao giờ nghĩ: “Những con người tính tình khác nhau vì sao lại tập hợp xung quanh anh, nghe theo sự chỉ huy của anh, lao động có hiệu quả vì anh chưa?” Lãnh đạo nhất thiết phải hiểu rõ được tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu của cấp dưới và có sự đáp ứng thích đáng, mới có khả năng khiến họ theo mình. Dưới đây là phân tích của các chuyên gia, tổng kết nhu cầu chung của đại đa số công nhân viên chức. lãnh đạo cần phải nắm cho được:

  1. Làm việc như nhau, nhận tiền như nhau

Đai đa số những người làm công đều mong muốn việc làm của họ được trả thù lao công bằng. Tức là làm công việc như nhau thì thù lao như nhau. Điều mà công nhân, nhân viên thường bất mãn là người khác cũng làm việc như họ, nhưng lại nhận được nhiều tiền hơn. Họ mong muốn thu nhập phù hợp với trình độ của mình làm không đúng sẽ khiến họ phẫn nộ.

  1. Được xem là một “nhân vật”

Mỗi nhân viên muốn mình tỏ ra quan trọng trong con mắt bạn bè. Họ luôn hi vọng việc làm xuất sắc của mình được mọi người thừa nhận. Động viên vài caai, vỗ vai hoặc tăng tiền lương đều có thể là những cách đáp ứng nhu cầu này.

  1. Cơ hội từng bước thăng tiến

Đa số công nhân viên đều mong có cơ hội thăng tiến trong cộng việc, vươn lên phía trước là điều vô cùng quan trọng. Công việc không có tiền đề, triển vọng khiến họ nảy sinh bất mãn, cuối cùng có thể dẫn đến bỏ việc, thôi việc.

Ngoài cơ hôi được thăng tiến, công nhân viên còn mong muốn công việc được đảm bảo. đối với những người làm chủ gia đình, phải gánh vác trách nhiệm gia đình mà nói thì mong muốn này càng cao.

  1. Làm công việc thích thú ở những nơi thoải mái

Rất nhiều công nhân viên xếp điểm này lên hàng đầu. Mọi cán bộ, công nhân viên đều mong một điều kiện làm việc an toàn, sạch sẽ, thoải mái. Nhưng nếu họ không thích thú với công việc thì nơi làm việc có thoải mái mấy cũng không có tác dụng.

Đương nhiên là công việc khác nhau có sức hút khác nhau đối với mỗi người. Cái này có thể là bánh ngọt đối với người này, nhưng lại là thuốc độc đối với người kia. Vì thế, lãnh đạo phải chịu khó suy nghĩ, có trách nhiệm lựa chọn sắp xếp công việc thật hợp lý cho mỗi người.

  1. Được “ đại gia đình của anh” chấp nhận

Mỗi người cán bộ, công nhân viên, người làm thuê đều mong được xã hội và đồng nghiệp thừa nhận. Nếu không có được điều này thì sĩ khí của họ có thể bị giảm đi, khiến hiệu suất công tác giảm. Họ không chỉ muốn cảm nhận mình thuộc về tập thể, mà còn muốn cảm thấy mình thuộc về cả công ty, cả đơn vị, mình là một bộ phận của cả công ty, cả đơn vị.

  1. Lãnh đạo đừng là “đồ bỏ đi”

Tất cả cán bộ, nhận viên đều muốn dựa vào người lãnh đạo của họ, tin tưởng vào người lãnh đạo của họ. Họ nguyện làm việc tích cực hết mình cho những người hiểu được họ, biết đưa ra các quyết định chính xác, đúng lúc và chí công vô tư. Ngược lại, họ không muốn gặp người lãnh đạo “là đồ bỏ đi”.

Mỗi cán bộ ,nhân việ có nhu cầu, mong muốn khác nhau đối với vấn đề này. Là người lãnh đạo cần phải biết nhận thức được yêu cầu này, nhận thức được sự khác nhau này. Đối với mỗi cán bộ, nhân viên, cơ hội thăng tiến là vô cùng quan trọng nhưng đối với người khác thì việc đảm bảo việc làm lại trở lên quan trọng hàng đầu.

Thấy được nhu cầu của mỗi người không hề đơn giản. Cho nên người lãnh đạo phải thấy được điểm này. Cán bộ, nhân viên miệng nói muốn cái gì, còn thực tế họ muốn cái gì hoàn toàn không phải là một. họ có thể nói họ không thỏa mãn với tiền lương, nhưng nhu cầu chân chính của họ lại muốn được các cán bộ, nhân viên khác thừa nhận. Để làm tốt mối quan hệ này, anh phải hiểu nhu cầu này, cố gắng hết sức tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu của đại bộ phận cán bộ, nhân viên. Làm sao lãnh đạo và nhân viên tiếp cận được với nhau, trên dưới đồng lòng.

Thực hiện biện pháp tinh tế

Là lãnh đạo chỉ hiểu nội tâm, nguyện vọng của nhân viên thì chưa đủ, không được cho rằng phát nhiều tiền thưởng, nói nhiều lời hay là động viên được tinh thần tích cực của họ. Con người rất phức tạp. Muốn họ làm việc cho anh, đòi hỏi anh phải càng có nhiều biện pháp tinh tế hơn.

Có một vài biện pháp có thể khiến nhân viên thấy được thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu của mình, đồng thời khơi dậy lòng nhiệt tình, tính tích cực của họ để năng cao hiệu suất công tác.

  1. Miêu tả viễn cảnh cho họ

Người lãnh đạo phải để cho nhân viên hiểu được toàn bộ kế hoạch công tác và nhìn thấy được thành quả cố gắng của mình. Nhân viên càng hiểu mục tiêu của đơn vị công ty bao nhiêu thì sẽ càng dồn tâm trí cho đơn vị, công ty bấy nhiêu. Đồng thời họ cũng sẽ tự bồi dưỡng mình để đáp ứng được yêu cầu của đơn vị, công ty.

Cho nên người lãnh đạo phải hiểu rõ mình đang nói cái gì, không được lẫn lộn giữa ý kiến và thực tế. Cấp dưới rất hy vọng ở anh, và chân thành đối với đơn vị, công ty mà mình phục vụ. họ có thể cung cấp những tin tức quan trọng liên quan đến đơn vị, công ty mình. Nếu không hiểu họ, nhân viên sẽ không hướng về đơn vị, công ty họ, sẽ có ý muốn chuyển đơn vị, công ty khác.

Nếu được chấp nhận, họ sẽ không để lãng phí thời gian tinh lực để nghe ngóng các tin tức, chuyên tâm vào làm việc cho đơn vị, công ty.

  1. Trao quyền cho họ

Trao quyền không chỉ là bổ nhiệm phong quan, khi người lãnh đạo phân công công việc cho cấp dưới cũng chính là trao quyền cho họ. Cho nên, muốn giúp người được trao quyền loại bỏ trở ngại tâm lý phải để họ cảm thấy mình đang gánh “trọng trách”. Một việc làm hoàn chỉnh.

Một trong những phương pháp là để tất cả mọi người biết được trách nhiệm và quyền hạn được giao, một điểm quan trọng khác là: hễ đã trao quyền thì đừng có can thiệp nữa.

  1. Cần đánh giá tốt đối với họ

Có một số nhân viên luôn luôn uất ức nói rằng: chỉ khi nhân viên mắc sai lầm lãnh đạo mới chú ý đến sự tồn tại của họ. Anh là người lãnh đạo, tốt nhất là tạo cho họ con đường trở về cái đúng, có cơ hội sửa chữa sai lầm.

  1. Phải nghe họ kêu khổ

Không nên ngắt lời cấp dưới báo cáo, không kết luận vội vã, không nên phán đoán tùy tiện, trừ phi đối phương yêu cầu, không nên kiến nghị tùy tiện để tránh sa vào “chỉ huy lung tung, chỉ đạo sai”. Nếu quả thực nhân viên cấp dưới tìm anh để bàn bạc công việc, chức trách của anh là hỗ trợ nhân viên tìm ra vấn đề của họ. Cho nên, chỉ cần anh cung cấp tin tức, ủng hộ về tinh thần và cần tránh nói những điều như “Cậu làm tốt đấy!”, “Đừng có làm hỏng nhé!”…

  1. Cổ vũ thành tích của nhân viên

Thừa nhận những cố gắng và thành tích của nhân viên, không những có thể nâng cao hiệu suất công tác và sĩ khí tinh thần, xây dựng được lòng tin, tăng thêm lòng trung thành mà còn khích lệ nhân viên dám chấp nhận những thách thức lớn hơn.

  1. Phải có huấn luyện cần thiết

Động viên nhân viên tích cực tham gia bồi dưỡng, nâng cao trình độ, như các lớp bồi dưỡng, hội thảo, không những nâng cao sĩ khí nhân viên mà còn cung cấp cho họ những bài học, kiến thức cần thiết. Bồi dưỡng, huấn luyện nhằm giảm bớt trạng thái vô công rồi nghề, giảm sức ép công việc nâng cao sức sáng tạo cho nhân viên của mình.

Cùng nhân viên đồng cam cộng khổ

Một ông chủ, hai nhân viên, cộng với một gian phòng nhỏ, mấy người đồng tâm hiệp lực, tay trắng dựng nên cơ đồ. Cuối cùng vượt lên, thành công, làm nên cơ nghiệp lớn. Ví dụ này trong lịch sử có không ít.

Thành công của họ chính là ở chỗ lãnh đạo biết đồng cam cộng khổ với nhân viên, hoạn nạn, khó khăn cùng có nhau. Trên dưới đồng lòng, cùng hướng về một đích, vậy còn khó khăn nào mà không khắc phục được? Còn có nguyên nhân nào khiến họ thành công? Thực ra, hoạn nạn cùng có nhau không phải là một việc khó khăn, vì trong tình huống nguy hiểm, cùng nhau vượt khó khăn, cùng chung một sự lựa chọn duy nhất, nhưng khó khăn là sau sự nguy nan ấy, khổ tận cam lai, lãnh đạo vẫn cùng chia vui, cùng chịu khổ với nhân viên.

Trong lịch sử Trung Hoa, trước khi Công tử Trùng Nhĩ lên ngôi, đã được Giới Tử Thôi phò giúp. Sauk hi lên ngôi, luận công ban thưởng, công lớn thì phong cấp, công nhỏ thì ban tước, ai cũng có phần. Giới Tử Thôi không muốn nhận phong, Trùng Nhĩ vẫn đem Miên thượng phong làm ruộng tế của Giới Tử Thôi. Chúng thần sau đó càng thêm phần khâm phục, cuối cũng đã giúp ông ta đánh bại nước Sở.

Từ tấm gương lịch sử đó, chúng ta cũng học được ít nhiều. Làm một người chủ quản, khi ở vào hoàn cảnh khó khăn, phải cùng thuộc hạ vượt khó. Khi thành công, tuyệt đối không thể coi đó chỉ là công mình, một mình hưởng thành quả. Chỉ có như thế mới được cấp dưới yêu quý, kính trọng.

  1. Trong khó khăn, cùng nhân viên đồng tâm hiệp lực

Công ty nào cũng có lúc vận hạn không tốt, lãnh đạo nào cũng có lúc gặp phải khó khăn, nghịch cảnh. Lúc đó, một lãnh đạo xuất sắc chính là một người cầm lái giỏi, xác định được chính xác phương hướng, động viên tất cả nhân viên đồng tâm hiệp lực, tràn đầy lòng tin đối chọi với khó khăn. Lúc này tuyệt đối không được gác sào, buông tay, để người khác gặp nguy hiểm trên thuyền. Anh cũng phải cố gắng hết sức, nếu không thuyền lật, anh cũng rơi xuống biển.

  1. Lúc thành công, vận đến, không quên huynh đệ

Khi vận đến, thành công đạt được tuyệt đối không được trở mặt, hay còn gọi là “qua cầu rút ván”, “vong ơn bội nghĩa”. Người lãnh đạo như vậy sẽ bị coi là đồ tiểu nhân, vô liêm sỉ, ai còn muốn hết lòng với loại người ấy nữa. Người cũ thì sẽ không làm hết sức, người mới đến thì đều bỏ đi…

Lúc này, không được ngại ngần mà phải bạo dạn mở hầu bao, tăng thưởng, tăng lương, đề bạt, để họ cùng hưởng thành quả, khiến họ tự cảm thấy thỏa mãn. Tuyệt đối không được bài xích những nhân viên có công.

Một công ty phát triển lớn mạnh dựa vào sự cố gắng của cả lãnh đạo và nhân viên, cùng chèo thuyền lúc nguy nan, hoạn nạn có nhau, quan hệ trên dưới chặt chẽ. Là lãnh đạo, nhất thiết phải đồng cảm cộng khổ với nhân viên, lúc vui vẻ, lúc gian nguy luôn ở bên nhau. Có như vậy đơn vị, công ty mới phát triển được.

 

Nguồn: Hoàng Kim 

Lượt xem : 17021 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo