Trang chủ --> PHCN --> Từ điển dành cho người khiếm thính
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Từ điển dành cho người khiếm thính

Khi bạn muốn bày tỏ tình cảm với một người khiếm thính bằng từ “yêu” thì bạn hãy diễn tả bằng cách dùng tay phải đánh chữ cái “y” (bằng ngón tay cái và ngón tay út) úp vào bên ngực trái.

Người khiếm thính đó sẽ hiểu bạn đang muốn nói điều gì. Bởi vì đó là cách diễn giải từ “yêu” trong ký hiệu giao tiếp cho người khiếm thính.

Đây là từ được trích ra từ dự án “Xây dựng từ điển ký hiệu giao tiếp cho người khiếm thính”, một dự án khởi nguồn từ một công trình nghiên cứu khoa học do Bộ môn Giáo dục Đặc biệt, Đại học Sư phạm TP.HCM thực hiện, với sự giúp đỡ về mặt chuyên môn và dịch thuật của ông Les Robert, chuyên gia giáo dục trẻ khuyết tật của VSO và sự tài trợ của Công ty điện tử Samsung (thông qua chương trình Samsung DigitAll Hope 2004).

Trong buổi lễ tổng kết sáng 14-9-2005, dự án đã cho ra mắt phiên bản chạy trên máy tính cá nhân. Bên cạnh đó những người quan tâm đến từ điển dành cho người khiếm thính có thể thông qua địa chỉ http://vsdic.net để tìm hiểu về dự án. Ngoài ra, dự án còn cho phép người sử dụng tra từ điển ký hiệu giao tiếp với người khiếm thính trực tiếp tại địa chỉ http://vsdic.net/td hoặc tham gia thảo luận tại địa chỉ http://vsdic.net/forum

Từ điển được thiết kế với một giao diện đẹp, thuận tiện cho việc sử dụng trên máy vi tính. Chỉ cần nhấp đôi chuột vào danh mục từ, bạn sẽ được xem một đoạn video minh họa do chính những người khiếm thính tại Trung tâm Giáo dục Trẻ khuyết tật Thuận An - tỉnh Bình Dương thực hiện đồng thời được xem phần diễn giải cách sử dụng từ như thế nào.

Phần mềm giáo dục này là sản phẩm của dự án “xây dựng từ điển ký hiệu giao tiếp cho người khiếm thính”. Dự án đã thu hình được 3.900 mẫu ký tự hoàn chỉnh tương ứng với hơn 2.000 từ. Thông qua dự án này, những học sinh khiếm thính, giáo viên, sinh viên chuyên ngành Giáo dục Đặc biệt, thân nhân, bè bạn, những người muốn tìm hiểu ký hiệu giao tiếp của người khiếm thính sẽ có được một phần mềm hỗ trợ học tập ký hiệu giao tiếp của người khiếm thính.

Tiến sĩ Cao Thị Xuân Mỹ, người chủ trì dự án, mong muốn sản phẩm từ điển của dự án “nhanh chóng được Bộ Giáo dục - đào tạo chính thức thừa nhận và nhanh chóng cho phép sử dụng chương trình từ điển này ở tất cả các trường khuyết tật trong cả nước”.

Ngoài ra những người thực hiện dự án còn mong muốn “tiến xa” hơn nữa trong việc đi đến một bộ ký hiệu giao tiếp thống nhất trong cộng đồng người khiếm thính. Bởi vì “việc thống nhất ký hiệu giao tiếp sẽ tạo thuận lợi cho người khiếm thính trong cả nước giao tiếp, học tập và tiếp nhận thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, báo điện tử)”, tiến sĩ Mỹ cho biết.

BẠCH HUỲNH DUY LINH

Việt Báo (Theo_TuoiTre)

 
Lượt xem : 15846 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo