Trang chủ --> Gương sáng --> Xót xa thân tật nguyền nuôi mẹ già và con học Đại học
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Xót xa thân tật nguyền nuôi mẹ già và con học Đại học

Về thôn Quất Động huyện Thường Tín (Hà Nội) hỏi thăm chị Nguyễn Thị Phương là người làng trên xóm dưới không một ai không biết.

Người ta biết đến chị là người phụ nữ tàn tật nuôi mẹ già và con học đại học, nhưng cứ đều đặn tuần 3 buổi chị vượt quãng đường gần 20 cây số lên làng trẻ Hòa Bình (Thanh Xuân - Hà Nội) để dạy nghề cho các em khuyết tật có hoàn cảnh giống mình.

Xót xa thân tật nguyền nuôi mẹ già và con học Đại học 1

Ngôi nhà nhỏ không có tài sản gì giá trị của chị Phương.

Nỗi lo còn đó…

Đi bộ hơn hai cây số từ điểm xe bus chúng tôi tìm đến nhà của chị Phương. Đó là một căn nhà cấp bốn cũ kĩ, lụp xụp nằm lọt thỏm giữa những ngôi nhà ba, bốn tầng khang trang. Khi nghe tiếng gọi của chúng tôi, một bà cụ mò mẫm ra mở cổng cất giọng khàn khàn: “Ai tìm cái Phương hả? Đúng nhà rồi đấy”.
Nhìn vào trong, đó là căn nhà mái ngói cũ kĩ, tuềnh toàng chẳng có vật dụng gì đáng giá ngoài chiếc ti vi đã tróc gần hết sơn và chiếc xe đạp cũ là phương tiện để chị Phương đi làm đồng và ra đến trạm xe buýt. Rót nước mời chúng tôi chị Phương trải lòng mình một cách hết sức chân tình. Từ lúc sinh ra, một chân của chị đã teo đi không thể phát triển bình thường được, chạy chữa ở nhiều nơi, nhiều thầy giỏi mà cũng đều bó tay. Đến tuổi cắp sách tới trường thấy bạn bè cùng tuổi tung tăng chạy nhảy, đạp xe đi học chị cũng muốn lắm. Thế là chị nhờ bạn tập xe cho mình, với một cái chân không lành lặn chị phải vất vả hàng mấy tháng trời. Biết bao nhiêu lần ngã đến tím chân đau không khóc nổi nhưng chị vẫn quyết tâm tập đi cho bằng được để sau không làm phiền tới người khác.

Thời gian năm tháng đi qua, bạn bè cùng tuổi lần lượt đều có gia đình, chị cũng thấy lo lắng cho mình. Bản thân thì tàn tật, sức khỏe không có nên chị không dám mơ tới hạnh phúc gia đình.  Nghĩ tới khi lúc tuổi già ốm đau côi cút một mình nên chị cũng muốn có một chỗ dựa lúc về già. Đắn đo suy nghĩ rất nhiều, chị quyết định xin một đứa con để chăm sóc mặc cho mọi lời đàm tiếu, dị nghị của thiên hạ. Nuôi thân mình đã khó, bây giờ lại có cả con nhỏ và mẹ già chị phải gồng mình lên hết sức. Gia đình không có tài sản gì đáng giá chỉ trông vào hai sào ruộng nên chị nhận thêm hàng thêu về để làm nhưng cũng chẳng thấm tháp vào đâu.

Những ánh nắng xuyên qua kẽ ngói hở trên trần nhà lọt xuống khiến chúng tôi không khỏi thắc mắc. Chị chép miệng: “ngôi nhà này cũng gần 20 năm rồi, như hôm nay khô ráo còn đỡ đấy, chứ những ngày trời mưa là dột ướt hết, ba bà con phải xuống đất ngủ còn giường phải trải bao li-nông lên không thì ướt hết. Nhiều hôm lạnh quá chẳng thể chợp mắt được”. Tôi hỏi sao chị không đảo lại ngói để mưa gió đỡ khổ, chị thở dài: “cũng muốn lắm chứ, nhưng mình làm còn không đủ ăn thì làm gì nổi nữa”.

Ngày con trai nhận được giấy báo đại học bà con hàng xóm vui thay, còn chị lại vừa mừng lại vừa lo. Thu nhập chỉ trông vào mấy đồng trợ cấp ít ỏi của chị Phương và của mẹ già thì nuôi con học đại học 5 năm quả là một giấc mơ quá lớn. Chị đăm chiêu, đôi mắt như chất chứa nhiều điều lắm. Chị chia sẻ:
“Khó lắm cô ạ, con học được cũng lo. Học phí mỗi kì cũng hơn 3 triệu rồi, lại còn các khoản khác nữa. Mình thì không có thu nhập chỉ trông vào mấy đồng phụ cấp, làm thêm được những gì cũng dồn cả vào con. Điều kiện hoàn cảnh khó khăn, mình lại tàn tật thế này. Bản thân càng ngày càng yếu, mẹ già cũng ốm đau luôn, chẳng biết là có lo nổi không nữa”. 
Bất chợt bà cụ ngồi ở ngoài cửa nhắc vọng vào: “nghe các bà sang chơi nói thì hôm nay có lương cao tuổi rồi đấy Phương ạ, mà sao chưa thấy loa thông báo nhỉ?”. Nói xong bà cụ lại nhìn ra cửa như nghe ngóng, đôi mắt trắng mờ lèm nhèm mờ đục hướng về phía loa phát thanh của thôn. Thấy mà mủi lòng, xót xa!

 

 

Xót xa thân tật nguyền nuôi mẹ già và con học Đại học 2

Chị Phương chia sẻ về những khó khăn của cuộc sống gia đình.

 

Làm từ thiện

Tuy hoàn cảnh khó khăn, tật nguyền nhưng chị luôn có ý thức vươn lên. Lớn lên trong làng nghề nổi tiếng nên từ nhỏ chị đã học thêu và thêu rất đẹp. Năm 2005, chị được giám đốc bệnh viện làng trẻ khuyết tật Hòa Bình mời về dạy cho các em nhỏ học thêu tranh. Tám năm nay chị Phương đã gắn bó với các em nhỏ tật nguyền bằng cả tình thương và trách nhiệm.
Đối với chị Phương các em nhỏ tật nguyền nơi đây cũng như ngôi nhà thứ hai của chị vậy. Đã thành thông lệ, tuần ba buổi, cứ khoảng sáu giờ sáng chị Phương đã có mặt ở bến xe buýt Thường Tín đợi xe lên làng trẻ Thanh Xuân cho kịp giờ. Các em nhỏ ở làng trẻ Hòa Bình hầu hết đều bị khiếm khuyết về cơ thể và trí tuệ nên việc dạy gặp rất nhiều khó khăn. Tám năm trôi qua, chị đã dạy cho rất nhiều em ở làng trẻ Hòa Bình trở thành thợ thêu giỏi. Cùng với nghề, các em được trở về cùng với gia đình và cộng đồng trở thành một người có ích. Công việc của chị suốt tám năm qua gần như là tình nguyện.
Chia sẻ với chúng tôi chị nói: “Bản thân mình cũng là người tàn tật, nhưng mình may mắn hơn họ là mình có cái nghề. Vậy nên mình muốn làm một việc gì đó để giúp đỡ các trẻ em tàn tật giống mình hòa nhập với cộng đồng”.                                                  

                                                            Trần Hải Yến-Trương Minh Ngọc 

 

Theo Xã Hội
 

Lượt xem : 16778 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo