Trang chủ --> Gương sáng --> Gia đình cái bang của người đàn ông mù 2 vợ, 10 con
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Gia đình cái bang của người đàn ông mù 2 vợ, 10 con

Ông Tân năm nay 72 tuổi, có tới 2 vợ và 10 đứa con. Đêm xuống, vợ chồng ông cùng 5 đứa con kéo nhau ra tượng đài Lê Lợi (TP Thanh Hóa) ngửa mũ ăn xin. Gia đình cái bang của ông khá "nổi tiếng" ở đất này.  

 

Ông chồng mù loà, già nua, hom hem, bên cạnh bà vợ tóc bạc, thấp bé, đang cần mẫn vuốt, đếm lại những đồng tiền, sản phẩm của 5 đứa con, gầy gò, vừa đi ăn xin được từ những người ngồi hóng mát tại khu vực tượng đài.

Mỗi lần đếm xong, bà vợ lại đưa số tiền này cho ông chồng cất  vào chiếc bọc luôn mang trong người... Chiếm ngự trên một chiếc ghế đá nằm ẩn khuất  trong khuôn viên tượng đài Lê Lợi, trung tâm TP. Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hóa là điểm tập kết của gia đình “cái bang” này.

“Tầm gửi” tượng đài

19h, quây quần bên chiếc ghế đá nằm trong khuôn viên tượng đài Lê Lợi, TP. Thanh Hoá là gia đình “cái bang”, gồm vợ chồng ông già mù loà cùng 5 đứa con thấp nhỏ, vận những bộ quàn áo cũ nhàu nát, chuẩn bị cho “ngày làm việc mới” tại đây.

 

Cô con gái út Lê Thị Quế (6 tuổi) cùng anh mang tiền xin được về đưa cho vợ chồng ông Tân.
 Ảnh. Xuân Hải

Ông Tân, người chồng mù, già nua, thấp bé, tay chống gậy, được người vợ già tóc bạc cầm tay dắt đến từng chiếc ghế đá nơi có người đang ngồi chơi,  hóng mát trên khuôn viên tượng đài để xin tiền, sau đó lại trở về chiếc ghế đá nằm khuất dưới ánh điện tượng đài ngồi nghỉ.

Năm đứa con, 3 trai, 2 gái, khuôn mặt nhem nhuốc, đứa lớn nhất khoảng 16 tuổi, đứa nhỏ nhất 5 – 6 tuổi, trên tay cầm chiếc mũ vải cũ dùng để đội làm vật dụng xin tiền.

Dưới ánh sáng màu vàng mờ nhạt hắt ra từ những bóng đèn nê – ông của tượng đài, dáng năm đứa trẻ nhanh chóng lao vút đi, hoà vào từng tốp người đang ngồi chơi. Từng đứa, từng đứa tách riêng, đứa đến khu bán quán nước, đứa chạy đến khu vui chơi giải trí, có đứa lại ùa ra đường, ngã tư đèn đỏ đường Nguyễn Trãi – đại lộ Lê Lợi để xin.

Chốc chốc, 5 đứa trẻ lại lao về phía chiếc ghế, nơi có bố mẹ chúng đang ngồi để giao nộp những “sản phẩm” vừa xin được, đó là những đồng tiền mệnh giá khác nhau, từ 1 – 5 nghìn đồng. Đứa nào mang về được nhiều tiền, vợ chồng ông già mù cười hả hê và thưởng cho 1 nghìn để mua kem. Mỗi lần như vậy, bà vợ ông mù lại nhặt, đếm từng tờ tiền, vuốt phẳng phiu, rồi đưa cho ông chồng cất vào chiếc túi được giắt cẩn thận trong cạp quần.

Thi thoảng, một trong hai đứa con gái lại chạy về dắt tay ông bố mù đi xin, còn lại bà vợ ngồi một mình ngáp ngắn, ngáp dài trên ghế đá.

 

Cô con gái út Lê Thị Quế dắt bố đi ăn xin tại tượng đài Lê Lợi, TP Thanh Hóa. Ảnh. Xuân Hải.

Cách “tác nghiệp” của những đứa trẻ này khác với những đứa trẻ ăn xin thường gặp, chúng đến từng chỗ đông người, nơi có những đôi nam nữ đang tâm sự, không một câu xin, chỉ ngửa chiếc mũ vải đang đội và đứng đợi, khi xin được, chúng lại lao đến chỗ khác và cứ thế cho đến khi trở về điểm tập kết.

Theo quan sát của PV báo điện tử Infonet, thỉnh thoảng lại thấy, một trong hai đứa con gái cầm về que kem hay gói bim bim, mấy đứa trẻ nhốn nháo, tranh nhau ăn. Những lúc như vậy giọng ông già mù quát lên “đi làm đi!” như một mệnh lệnh, cả 5 đứa lại lao đi hoà cùng dòng người đang ngồi trên khuôn viên tượng đài.

Bà Nguyễn Thị Ba, bán hàng nước gần tượng đài Lê Lợi, cho biết, trước đây gia đình ông Tân “mù” thường xuyên ăn xin tại chợ Điện Biên hay chợ Vườn Hoa, TP. Thanh Hoá, đôi khi cả gia đình này lại  xuống  tận Sầm Sơn ăn xin ở đó. Hơn 4 năm nay, từ khi có tượng đài Lê Lợi, gia đình ông này chuyển hẳn về đây ăn xin, cứ xẩm tối cả nhà lại tập trung và đến khuya mới về.

Khi những người trong khu vực tượng đài về hết, cũng là lúc đồng hồ chỉ con số 12 giờ đêm, cả gia đình “cái bang” mới rục rịch ra về. 5 đứa trẻ tranh nhau kể về số tiền mình xin được trong ngày, đứa nhiều, đứa ít cãi nhau râm ran một góc tượng đài.

Bà vợ tay dắt ông chồng mù lật khật đi về, bên cạnh 5 đứa con lếch thếch, lẽo đẽo theo sau. Dưới ánh đèn đường, 7 bóng người trong gia đình “cái bang” bước đi xiêu vẹo, khuất dần, khuất dần về phía Tây thành phố Thanh Hoá.

Bởi đâu nên nỗi

Chúng tôi tìm đến gia đình “cái bang” không khó, bởi gia đình này nổi tiếng khắp vùng, cả nhà làm nghề ăn xin. Ngôi nhà “cái bang”, là căn nhà gạch, mái ngói, 3 gian thấp bé, nằm ẩn sâu trong một ngõ nhỏ, tuềnh toàng, thấp lè tè, bề bộn, thuộc đội 2, phường An Hoạch, TP Thanh Hóa ( trước thuộc huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá).

 

"Phòng khách" của gia đình ông Tân tại phường An Hoạch, TP Thanh Hóa. Ảnh. Xuân Hải.

Ngồi bên bộ bàn ghế gỗ cũ rích, vài thanh đã gẫy, trong chiếc lán nằm ngay cổng vào, được che tạm bợ bằng tấm liếp, phủ chiếc bạt rách, vợ chồng ông Tân tìm mãi mới thấy chiếc cốc sứt sẹo rót nước mời khách. Tại đây, chúng tôi thêm một lần bất ngờ...

Người đàn ông mù có tới 2 người vợ và 10 đứa con, tất cả sống quây quần trong gian nhà nhỏ này. Khi chúng tôi đến, đứa ngủ, đứa đi chơi, đứa đi học.

Sau vài câu xã giao, ông Tân, kể cho tôi về hoàn cảnh gia đình. Ông là Lê Hữu Tân (72 tuổi), người gốc làng Nhồi. Năm lên 4 tuổi, do ảnh hưởng từ việc uống vỏ cây quế, nên mắt ông mờ dần và bị mù hoàn toàn. Đến tuổi trưởng thành, ông Tân lấy được hai vợ và đẻ được 10 người con, bà vợ cả được 4 người con đều là gái, bà vợ hai được 6 đứa (3 trai, 3 gái). Cũng giống như chồng, hai bà vợ ông Tân đều thấp bé và không được nhanh nhẹn, minh mẫn.

Người con gái cả ông Tân năm nay đã 38 tuổi, vẫn chưa có người hỏi cưới, duy nhất có người con gái thứ 2 đã lấy chồng làng bên, cô con gái nhỏ nhất là con út 6 tuổi hiện đang học mẫu giáo.

Cả gia đình ông Tân, gồm hai bà vợ và 10 đứa con sống tá túc trong căn nhà ba gian lụp xụp được xây cách đây gần 20 năm.

Ông Tân bảo, trong 10 người con, trừ một đứa bị câm năm nay 23 tuổi và một đứa lác mắt, khèo tay, tất cả đều không có nghề nghiệp gì ngoài việc theo bố mẹ làm “cái bang”. Những đứa lớn mặc dù đã đến tuổi trưởng thành nhưng đều thấp bé, chỉ bằng đứa trẻ bình thường lên mười.

“Biết là đẻ nhiều con sẽ khổ, nhưng tôi cứ tặc lưỡi cho xong, rồi cũng qua ngày, đứa nào ốm chỉ một, hai ngày lại khỏi, lại đi xin”, ông Tân thở dài nói.

Ông Tân khoe, trong 10 người con của ông, đứa có học, trình độ cao nhất của gia đình đang học lớp 8 là Lê Thị Thuý (18 tuổi), hai đứa Lê Hữu Lương (13 tuổi) và Lê Thị Lan (11 tuổi) cùng học lớp 3, đứa bé nhất Lê Thị Quế (6 tuổi) đang học mẫu giáo.

Hàng ngày, sau mỗi buổi học trở về, quẳng sách vở vào một góc nhà, cơm nước xong, 6 giờ chiều, 5 đứa trẻ lại cùng anh chị, bố mẹ dắt díu, “bách bộ” hơn 5 km xuống tượng đài Lê Lợi để “đi làm”.

Đồ nghề của gia đình “cái bang” này thật đơn giản, mỗi người đội chiếc mũ  vải cũ mèn, khi gặp khách tức khắc mũ trên đầu biến thành vật dụng để xin.

Ông Tân bảo, vào ngày lễ, tết cả gia đình kiếm được vài trăm nghìn đồng như chơi, khi ít thì 60 - 70 nghìn đồng/đêm, không đi ăn xin, cũng không biết làm gì khác.

“Trước đây chỉ có hai vợ chồng đi xin, mỗi lần đi bọn nhỏ lại đòi theo, bây giờ thì quen rồi, hơn nữa không đi xin thì không có tiền để ăn. Đành vậy” - ông Tân nói.

Tạm biệt gia đình “cái bang” trong chiều muộn, khi mấy đứa trẻ đang hối hả chuẩn bị đồ nghề cho ngày “làm việc” mới và khu tượng đài Lê Lợi, TP Thanh Hóa vẫn là điểm đến của chúng. 

 
Lượt xem : 11259 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo