Trang chủ --> Gương sáng --> Chàng trai khiếm thị làm báo cho người mù
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Chàng trai khiếm thị làm báo cho người mù

“Niềm tin ánh sáng” là một chương trình phát thanh dành riêng cho người khiếm thị. Hai lần/tuần, thời lượng 30 phút, mấy ai biết được cộng tác viên đắc lực lại là một chàng trai khiếm thị có tên Hoàng Văn Lý.

583021

Hoàng Văn Lý đang tác nghiệp (Ảnh: Tuổi trẻ)

Tuổi thơ trong bóng tối

Bố bị mù bẩm sinh, Hoàng Văn Lý (sinh năm 1984, ở Phúc Thọ, Hà Nội) và em trai cũng bị mù như bố. Từ nhỏ, hai anh em đã phải lê la suốt ở viện mắt Trung ương để chữa trị. Lý đã mổ mắt hai lần, nhưng do đi lại nhiều, thành ra suy dinh dưỡng nặng. Phải mổ lần nữa nhưng bị hoãn, vì sức yếu quá sợ khó vượt qua.

Kí ức về bố mẹ chẳng có là bao, Lý chủ yếu ở nhà dưới bàn tay chăm nom của bà nội. Mẹ lam lũ thức khuya dậy sớm, bố mắt kém quanh quẩn ở nhà trông em. Bà nội đã 70 nhưng vẫn phải làm đồng để phụ con chăm lo cho các cháu. Mỗi chiều tới, Lý lần mò ra cổng ngóng bà về để đợi được bà ôm

Lý nhớ mãi không quên những kí ức xưa về bà nội. Những lần bà bồng cháu sang quê ngoại mượn nồi về luộc bánh chưng. Bà cõng cháu, tay lại vác nồi. Thế rồi ngã chỏng queo, nhưng mà vui và thật đầm ấm biết mấy.

Rồi bà mất, năm Lý 8 tuổi. Lúc ấy, Lý chuẩn bị xa nhà đi nhập học ở trường Nguyễn Đình Chiểu. Lý đâm ra khủng hoảng. Người thân yêu gắn bó nhất với mình đã đi xa, Lý ốm mất bao lâu. Lý nhập học muộn hơn bạn bè một tháng. Chẳng nói chẳng rằng, Lý cứ đắm chìm trong thế giới riêng, không mấy khi giao tiếp với bạn bè. Hết tháng đầu tiên mẹ xuống thăm, đi khắp phòng nhận không ra con trai. Đến lúc ngỡ ra, hai mẹ con ôm nhau ngồi khóc.

Phải mất một thời gian, Lý mới quen với môi trường mới và bạn bè cùng học. Lý mở lòng hơn, và tham gia vào các hoạt động trong trường, lớp. Lý cũng tham gia học nhạc, chơi đàn bầu và ghi ta, trở thành thành viên  trong ban nhạc ở trường, đi biểu diễn khắp Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế…Tốt nghiệp cấp 2, Lý chuyển sang học ở một trường cấp 3 dân lập khác.

Cơ duyên nghề báo

Lý bảo: “Ngay từ hồi còn học trong trường Nguyễn Đình Chiểu, tôi đã tham gia viết nội san của trường và nuôi ước mơ được trở thành nhà báo”. Ban đầu Lý tập tọe làm thơ, hay thức đêm để tìm cảm xúc. Thầy Thìn, là người phụ trách khu Ký túc xá, đọc và động viên Lý: “Cứ viết đi”.

Năm lớp 4, lớp 5, 20/11 các chi đội làm báo tường mừng thầy cô. Riêng Lý viết thơ đem nộp. Bài thơ đó đã giành được giải cho chi đội, riêng Lý được thêm một giải cá nhân. Từ đó, mọi người biết Lý có năng khiếu làm thơ. Sang lớp 9, trường ra bản tin nội bộ, Lý tham gia viết, rồi được gặp khá nhiều người nổi tiếng trong làng báo bấy giờ.  Số đầu tiên, thầy cô trong trường phải bỏ tiền túi ra ủng hộ. Sang số sau mọi người lo lắng, không biết lấy kinh phí đâu để có thể duy trì. May mắn thay, nhiều cơ quan, đoàn thể biết tới đã đến ủng hộ. Báo Nhi đồng còn thiết kế bìa, in hàng vạn bản ra cho trường dùng dần để ra bản tin nữa.

Những năm học cấp 3, Lý thường gửi bài cho Hà Nội mới. “Khi tốt nghiệp trung học phổ thông, quyết định nộp hồ sơ vào Đại học KHXH & NV cũng khiến tôi đắn đo suy nghĩ mãi” – Lý bảo. Bởi làm báo là một công việc yêu cầu xê dịch khá nhiều, lại phải phản ứng nhanh nhạy với mọi tình huống. Xét cho cùng mà nói, với một người khiếm thị là rất khó khăn.

“Hai năm đầu học Đại học tôi không viết được gì”, năm thứ 3, Lý mới xác định con đường làm báo phát thanh vì phù hợp. Một lần, thầy dạy ngôn ngữ báo chí dạy về viết báo cho phát thanh. Thầy đưa ra một đoạn băng nhạc hiệu các chương trình để mọi người cùng đoán. Tất cả đều không ai trả lời được hết, chỉ mình Lý nhớ được tên chương trình khó nhất thầy đưa ra. Thầy rất ngạc nhiên: “Tôi không ngờ một chương trình rất ít người quan tâm vậy mà em lại nhớ”.

Bài báo đầu tiên Lý viết, là bài về tấm gương vượt khó để học tập của anh Đức, cũng là một người mù hỏng hay tay đọc chữ nổi bằng môi. Bài viết ban đầu được đăng trên tạp chí chuyên ngành của hội, sau được một người bạn cùng lớp viết lại, đăng ở một tờ báo khác lớn hơn.

Làm báo  cho người mù

Tốt nghiệp Đại học, Lý vào làm ở Hội người mù quận Hoàn Kiếm nhưng vẫn không nguôi ước mơ làm báo. Tại đây, Lý đã quen và kết hôn với người vợ cũng bị kém mắt như mình.

Năm 2008, kênh VOV mở ra chuyên mục “Niềm tin ánh sáng” dành riêng cho người khiếm thị. “Tôi trở thành cộng tác viên thường xuyên, mỗi tuần đều đặn có 1-2 bài phóng sự và chân dung nhân vật” – Lý chia sẻ. Nhận thấy mình chỉ phù hợp với việc làm báo phát thanh, bởi nếu làm báo giấy hay truyền hình cần phải quay phim, chụp ảnh. Lý tự sắm micro ghi âm, lại cài cả phần mềm máy tính dành cho người khiếm thị để tự mình viết lời bình cho tác phẩm. Tất cả các khâu Lý đều làm được hết, chỉ có mỗi lời bình là không.

Công việc bận rộn, phải di chuyển nhiều nơi. Chỗ nào đi quen thì Lý nhớ, xa một chút là phải đi bằng xe bus, lên xuống chỗ nào phải hỏi người xung quanh.  Nhiều khi đôi mắt không nhìn thấy gì, cũng là điều làm khó Lý khi tác nghiệp. Không ít lần Lý phải phỏng vấn một vài nhân vật có tiếng và hơi khó tính, nhiều phóng viên báo khác cũng tới viết bài. Bởi khó lấy được thông tin, Lý về nhà và tiến hành phỏng vấn qua điện thoại.

Đeo chiếc cặp to trên vai, Lý xuống xe bus dò dẫm tìm đường đi tác nghiệp, mong muốn đem lại niềm tin ánh sáng cho người mù.

Lương Lý

Lượt xem : 31618 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo