Trang chủ --> Gương sáng --> Thương Thương nghị lực
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Thương Thương nghị lực

Nguyễn Thị Thu Thương bị mắc bệnh xương thủy tinh. Cô nặng chưa đầy 18 kg, với chiều cao áng chừng 80 cm. Nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, Thương đã vượt qua bệnh tật, trở thành tấm gương sáng khiến nhiều người phải ngợi ca.

Nghị lực thép của cô gái xương thủy tinh

Thương sinh năm 1983, là con thứ hai trong một gia đình bốn anh chị em ở xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Ngay từ khi mới lọt lòng, cô đã mắc phải căn bệnh xương thủy tinh. Không thể đi lại được, Thương chỉ nằm yên một chỗ. Quanh năm nằm trên chiếu, Thương lăn mình để di chuyển đến các nơi.

DSCF9015

 

Thu Thương nằm trên chiếu cuốn giấy làm tranh

Năm 11 tuổi, gia đình rời quê lên Hà Nội. Mẹ Thương mở một cửa hàng sửa chữa quần áo tại nhà kiếm thêm thu nhập và tiện bề chăm sóc mỗi lúc Thương ốm đau. Không được tới trường như bạn bè cũng trang lứa, nhiều lần khóc Thương hỏi mẹ: “bao giờ con được đi học mẹ ơi?”. Mẹ ngậm ngùi xót xa cho con, tranh thủ lúc thời gian rảnh để dạy Thương học chữ. Thông minh sáng dạ, Thương hiểu rất nhanh. Cô lại còn được mẹ dạy đan len. “Nhìn đôi bàn tay yếu ớt khổ sở với từng mũi mà tôi không cầm được nước mắt” – mẹ Thương bồi hồi nhớ lại. Lắm hôn tay phồng rộp, Thương vẫn cố gắng chịu đau.

Nhiều lần có khách hàng ghé qua, tỏ ý ngại ngần mẹ Thương sao khổ thế, có đứa con tàn tật, phải chăm sóc đến tận bao giờ? Thương òa khóc và thấy tủi thân. Cũng từ đó, lại càng quyết tâm phải làm gì đó để nhẹ đi gánh lo cho ba mẹ.

Tình cờ một lần xem tivi, Thương bắt gắp chương trình “Người tốt việc tốt”. Số đó đài truyền hình giới thiệu câu lạc bộ cho người khuyết tật “Vì ngày mai”. Thương đòi bố mẹ cho tham gia. Sợ sức con ốm đau, cả gia đình không ai đồng ý. Nhưng vì Thương quả quyết quá, bố mẹ cũng đồng ý gác lại mấy việc để đưa con gái đi học nghề.

Ngày ngày mẹ bồng con gái ngồi yên trong lớp học. Bố thì kiên nhẫn ở ngoài ngồi đợi hai mẹ con. Chỗ học nghề cũng khá là xa, cả gia đình đi lại cũng vất vả. Ấy thế mà Thương luôn chăm chỉ, học hành đều đặn không bỏ phí thời giờ. 3 tháng sau, Thương đã có thể tự làm những sản phẩm đầu tiên, là những chiếc giỏ kết bằng khuy áo.

“Có lẽ Thương sẽ không bao giờ quên được, những đêm mẹ ngồi máy tận khuya, cặm cụi làm để nhận thêm 2000-3000 đồng cho mỗi lần sửa quần hay áo. Trong khi đó bố mẹ đều chăm lo cho Thương đầy đủ, thứ đắt tiền nào mà cần thiết, cũng mua” – Thương tâm sự.

Cô mày mò sáng tạo, các sản phẩm khăn len, mũ len, tất, túi đeo điện thoại, đèn bàn bằng cúc áo lần lượt ra đời. Một nhãn hiệu Thương Thương đã được mở ra. Tất cả sản phẩm được bày bán trong chiếc tủ nhỏ tại nhà, sau càng được quảng bá rộng ra và nhiều người biết đến. Cô còn mở cả website bán hàng qua mạng.

2013-05-03_190838

 

Mẫu sản phẩm bày bán trên website thuongthuong.net

Năm 2008 Thương được hàng Microsoft vinh danh là “Anh hùng thầm lặng”. Cô còn được UBND TP Hà Nội hiến tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt”, được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tặng bằng khen “Phấn đấu vươn lên đạt thành tích xuất sắc trong lao động, công tác và học tập”.

Thương Thương tình nguyện

Thương bảo, những người làm đồ thủ công thường nghèo khó, mất nhiều thời gian để làm sản phẩm mà thu nhập lại chẳng là bao. Người bình thường làm đã lâu, người khuyết tật như Thương lại càng gặp khó. Ấy vậy mà Thương không hề đắn đo suy nghĩ, cô sẵn sang tình nguyện trích 5% số tiền thu được từ việc bán mỗi sản phẩm để lập ra quỹ “Thắp sáng ước mơ” dành cho những người khuyết tật khác có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

“Mình rất hiểu sự thiệt thòi của các bạn khuyết tật ở quê, mình cũng chỉ hi vọng món quà nhỏ sẽ giúp đỡ phần nào cho những ai đang khốn khó” – Thương chia sẻ.

Website thuongthuong.net không chỉ là nơi để giới thiệu và quảng bá các sản phẩm. Nó còn là địa chỉ tin cậy, nối nhịp cầu nhân ái giữa những nhà hảo tâm với các mảnh đời bất hạnh, giữa các cá nhân người khuyết tật với các doanh nghiệp tuyển dụng người làm. Cái tên thương thương là của bạn bè đặt cho, vì có lẽ, họ thấy ở cô sự bao dung và dạt dào tình thuong hiếm có.

Thương còn mở lớp dạy nghề miễn phí cho những người khuyết tật. Cô tâm niệm: “Nếu cho người ta con cá, sớm hay muộn họ cũng sẽ ăn hết thôi. Cho cần câu thì sẽ suốt đời nuôi sống họ”.

Thương cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động tình nguyện giúp đỡ người nghèo, trẻ em cơ nhỡ. Vì điều kiện sức khỏe, cô chỉ ở nhà, nhưng các tình nguyện viên đã thay cô đem món quà nhỏ ấm áp đến với những mảnh đời khốn khó.

Căn phòng nhỏ tại số nhà 13, ngõ 11 Lương Đình Của (Kim Liên-Hà Nội) lúc nào cũng tấp nập người vào ra. Cô gái xương thủy tinh nằm một góc trên manh chiếu, tay thoăn thoắt cuốn giấy làm sản phẩm cho khách đặt hàng. Những bức tranh đều đặn được làm ra, đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng. Nhiều em nhỏ thích làm đồ handmade, cũng mày mò tới lớp học chị Thương.

Đúng với cái tên, trong trái tim cô gái xương thủy tinh luôn tràn đầy yêu thương với những mảnh đời bất hạnh.

Lương Lý 

Lượt xem : 17272 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo