Trang chủ --> Gương sáng --> Nguyễn Thị Mến: Cô sinh viên mù đầy nghị lực
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Nguyễn Thị Mến: Cô sinh viên mù đầy nghị lực

          Ở tuổi 35, chị Nguyễn Thị Mến là một sinh viên đầy vượt khó của khoa ngữ văn Anh của trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn . Hiện tại, chị vẫn đang nổ lực hết mình để trở thành một nhà phiên dịch trong tương lai gần.

Người khuyết tật vẫn có ích

Chào chị, chị có thể chia sẻ đôi chút về cuộc sống của chị ở hội người mù TP như thế nào không?
- Mến ở đây đã 22 năm gắn bó, nhiều kỷ niệm khó quên. Mọi người cùng cảnh ngộ nên thường xuyên giúp đỡ nhau. Ở đây, Mến gặp nhiều người tốt lắm như chú Hùng(chạy xe ôm), cô Nguyệt, những người bạn như Nhiên, Xuyến…

Một ngày mới của chị bắt đầu từ khi nào?
- Thường buổi sáng Mến đi bán vé số từ lúc 6h30 quanh các quận 1, quận 3, lúc nào ế thì đi tuốt qua quận 5 để bán. Nếu bán hết sớm thì khoảng 1h chiều về đến nhà, hôm nào bán ế thì phải 3h chiều mới về được. Buổi tối, Mến đi học.

Chị có đi bán chung với ai trong hội người mù không?
- Hồi xưa, Mến thường đi một mình nhưng giờ rủ thêm một người nữa đi cùng. Không phải vì không bán được mà có thêm bạn đi cùng để khi nào buồn buồn thì tám (nói chuyện) cho vui.(Cười)

Hiện tại, ngoài việc học chị làm những công việc gì?
- Ngoài thời gian đi học, Mến đi bán vé số và làm thêm móc chìa khóa để có thêm thu nhập, tự trang trải các chi phí cho bản thân và việc học. Có người nhận giúp đỡ, bảo Mến đừng đi bán vé số nữa nhưng Mến từ chối.

Ngoài thời gian học chị còn làm móc khóa bán để kiếm thêm thu nhập.

Ngoài thời gian học chị còn làm móc khóa bán để kiếm thêm thu nhập.

Vậy tại sao chị vẫn đi bán vé số mà không nhận sự giúp đỡ từ người khác?
- Lý do Mến vẫn tiếp tục đi bán vé số là vì vừa muốn có kinh nghiệm sống cho bản thân, vừa học hỏi kinh nghiệm từ người khác, đồng thời mình muốn trải lòng mình ra để giúp đỡ người khác bằng chính sức lao động của mình. Sau những lần đi thiện nguyện, thăm hỏi những người có hoàn cảnh đặc biệt, Mến thấy còn may mắn hơn nhiều người, ra đời mình cảm nhận nhiều người còn khó khăn hơn mình nữa. Đi bán còn giúp mình có trải nghiệm về việc bị giật vé số nữa(cười).

Có phải chị bị mù từ lúc mới sinh không?
- Lúc lên 3 tuổi, chị bị ban sởi đi vào mắt bị mù bên trái, sau này bị kéo mây qua nên đến năm 12 tuổi c bị mù cả hai mắt luôn. Hồi đó còn quá nhỏ, lại ở quê gia đình lại không có điều kiện nên không chạy chữa được. Lúc đó, mẹ dắt Mến vào trung tâm bảo trợ người già, tàn tật và trẻ em Thị Nghè rồi đi về. Đến bây giờ, cũng chưa một lần quay lại.

• Bị bố mẹ bỏ rơi như thế, có khi nào chị oán trách họ không?
- Mến không oan trách bố mẹ , một ngày nào đó gặp lại Mến muốn chứng tỏ cho cha mẹ thấy một điều là: tuy khuyết tật nhưng cũng có ăn có học chứ không phải là người bỏ đi, cũng tạo ra được đồng tiền để nuôi sống bản thân mà không bị lệ thuộc vào bất cứ ai.

Động lực nào giúp chị vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống?
- Ngày xưa, khi còn trẻ mình có một cái gì đó gọi là háo thắng, mình cũng muốn có địa vị như bao người khác ngoài xã hội, cũng muốn có việc làm ổn định, cũng muốn có đủ thứ. Lúc nhỏ còn vô tư không suy nghĩ nhiều nhưng sau này mình thấy mình buồn. Chính vì cái buồn đó nên Mến muốn chứng tỏ mình không phải là một người bỏ đi, mình vẫn còn có cái gì đó sử dụng được cho cuộ sống này, ít nhất là cho bản thân mình.

Ước mơ là một phiên dịch viên trong tương lai

• Để bước vào môi trường đại học, những khó khăn mà chị gặp phải là gì?
- Nói ra thì ngại lắm, (cười) để tìm một người rớt tốt nghiệp nhiều như Mến chắc không phải dễ đâu. Sau sáu lần thi, Mến vẫn không đậu tốt nghiệp do thiếu điểm môn toán. May mắn là nhờ học lực trong lớp thuộc loại khá, cộng thêm sáu lần đi thi, cuối cùng Mến cũng được xét đặc cách tốt nghiệp. Giai đoạn ôn thi đại học còn khó khăn gấp bội lần.

Đối với môn tiếng anh, trong quá trình ôn luyện chị có vất vả không?
- Do không có khóa luyện thi đại học cho người khiếm thính nên Mến phải đăng ký học đại trà. Cô giáo luyện môn tiếng Anh mua giùm Mến một bộ sách. Về nhà, Vét hết tiền để dành, rồi đi mua một máy ghi âm. Trở về trung tâm Hội Người mù, Mến nhờ cô Nguyệt giúp. Cô Nguyệt là giáo viên dạy môn định hướng cho Mến tại trung tâm . Mến năn nỉ cô Nguyệt đọc từng bài trong sách để thu âm. Khổ nỗi cô Nguyệt lại không biết tiếng Anh. Vậy là cô đọc bằng cách đánh vần từng chữ, từng chữ một. Chẳng hạn như để đọc chữ “student”- sinh viên, cô phải đọc là “sờ, tờ, u, đờ, e, nờ, tờ”. Với kiểu đánh vần từng âm tiết một như vậy, tranh thủ thời gian rảnh, cô Nguyệt lại giở những quyển sách luyện thi dày cộm toàn tiếng nước ngoài ra để đọc vào máy ghi âm. Ngày cô Nguyệt đọc, đến đêm Mến lấy máy về, rã từng đoạn băng, từng từ để ghép thành câu rồi tỉ mẩn chép lại bằng chữ nổi. Nhiều đêm nghe ù cả tai, khắc chữ mỏi cả tay, buồn ngủ mà Mến không dám đi ngủ, phải ráng làm cho xong để còn kịp xóa băng đi, sáng mai lại đem lên cho cô Nguyệt đọc phần bài kế tiếp.

• Lý do gì khiến chị chọn học ngành ngữ văn anh?
- Mến cảm thấy tài liệu hầu như bằng tiếng anh hết, những người mù như Mến rất khó tìm tài liệu để đọc. Vậy nên, Mến học ngành này để có thể dịch tài liệu, dịch truyện cho những người mù đọc, bản thân có thêm tài liệu để tham khảo. Hơn nữa, đây cũng là một ngành đem lại thu nhập cao, cuộc sống của Mến sau này cũng đỡ vất vả hơn.

Dự tính tương lai chị sẽ làm gì?
- Mến sẽ cố gắng học để tốt nghiệp trong tháng 6 tới và trở thành một nhà phiên dịch giỏi, dịch các tài liệu để giúp đỡ những người trong hội người mù có sách, truyện để đọc. Mến sẽ vẫn tiếp tục làm móc chìa khóa để bán với nhiều mẫu mã đẹp hơn, coi đó như là nghề tay trái của mình.

Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện này và chúc chị luôn thành công trong cuộc sống!

Nguyễn Thị Phượng 

 

Hoàng Kim (theo Báo chí Truyền thông)

Lượt xem : 26865 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo