Trang chủ --> Gương sáng --> Vượt qua những “con dốc” cuộc đời
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Vượt qua những “con dốc” cuộc đời

Ngày xưa, họ là những thanh niên tràn đầy sức sống, hoài bão và cả những ước mơ. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, họ giã biệt gia đình, những người thân yêu, tạm gác những công việc còn dang dở, vai vác ba lô lên đường nhập ngũ. Hòa bình lập lại, có người trở về với một thân thể không lành lặn, nhưng phẩm chất, bản lĩnh của người lính Cụ Hồ đã cho họ nghị lực, niềm tin để tiếp tục thực hiện ước mơ ngày nào...
 
Qua gần 20 năm làm công tác giảng dạy tại Trường Tiểu học Cẩm Sơn, người thương binh Đào Công Huyền (55 tuổi, ngụ ấp Bình Đông, xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam) đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”. Những kỷ niệm về quá khứ của anh đã truyền cho chúng tôi những xúc cảm rất lạ. Có gì vừa như xót xa trước những mất mát, nỗi đau thể xác của thầy, vừa rất đỗi tự hào trước bản lĩnh, nghị lực và tinh thần vượt khó của anh. Từ một người mù chữ, Đào Công Huyền đã phấn đấu để trở thành một thầy giáo.
 Năm 15 tuổi, Đào Công Huyền lên đường nhập ngũ, và trở thành trinh sát đơn vị C3 Mỏ Cày. Năm 1971, do bị thương nặng không còn khả năng chiến đấu, anh Huyền được đơn vị giải ngũ và cho trở về địa phương (xã Cẩm Sơn) công tác – đi gỡ trái. Năm 1979, anh Huyền xin được về nhà lo cho gia đình, vì lúc này cha anh bị bệnh, các em còn nhỏ. Cũng chính thời gian này, anh bắt đầu làm quen với cái chữ – ngày làm ruộng, đêm đến học bổ túc tại Trường Bổ túc công nông huyện Mỏ Cày và anh tốt nghiệp cấp III năm 1981. Sau đó, anh tốt nghiệp Trường Trung học Sư phạm Bến Tre và về phục vụ cho địa phương… Đến năm 1982, anh Huyền xây dựng gia đình với chị Huỳnh Thị Thao. Hoàn cảnh gia đình anh lúc này vô cùng khó khăn; trợ cấp thương binh thấp, chỉ có 2 công ruộng của ông cụ thân sinh để lại làm kế sinh nhai. Hai vợ chồng cùng nhau tần tảo làm nhưng vẫn không đủ ăn. Anh rưng rưng nước mắt: “Khi đó, hai vợ chồng nghèo khổ lắm, phải dựng tạm cái chòi bên đê sông Cổ Chiên làm nhà ở. Tôi đi dạy, có khi phải đèo con theo vì ở nhà không ai trông coi, vợ thì cũng tranh thủ đi làm thuê, gặt lúa mướn… Thời gian khổ cực ấy chúng tôi không thể nào quên được”. Khó khăn là thế nhưng anh luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ dù cơ sở vật chất cũng như điều kiện dạy và học nơi đây còn nhiều thiếu thốn. Anh nói: “Tôi thấy rất vui vì mình đã không “tàn”, còn làm được những điều Bác dạy, vẫn đóng góp một phần công sức bé nhỏ của mình cho xã hội. Ấy là khi nhìn thấy các em học sinh được đến lớp, được tiếp cận với con chữ và được trưởng thành… thì niềm hạnh phúc trong tôi lại được nhân lên gấp bội” – anh Huyền bày tỏ. Sau gần 20 năm gắn bó với nghề “đưa đò”, người thương binh 2/4 Đào Công Huyền không chỉ làm việc bằng trách nhiệm mà còn bằng cả cái tâm của một người thầy. Hiệu trưởng Trường TH Cẩm Sơn 1 Lê Văn Hiệp cho biết: “Thầy Huyền là người sống có hoài bão, luôn phấn đấu vươn lên trong cuộc sống và nghiệp vụ. Thầy tình nguyện về công tác nơi vùng sâu, vùng xa… và được nhiều học sinh cũng như phụ huynh yêu mến. Là người đảng viên gương mẫu. Trong Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thầy Huyền có nhiều việc làm thiết thực cho nhà trường, địa phương và xã hội như thế đấy! . Mặc dù hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, nhưng thầy đã trích một phần tiền lương của mình đóng góp xây dựng đền thờ liệt sĩ, giúp đỡ học sinh nghèo, hiếu học…”.
Đào Công Huyền không những là người thầy gương mẫu mà với vai trò là người chồng, anh vẹn tròn cái tình cái nghĩa và với vai trò người cha, anh đã hoàn thành trách nhiệm. Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng anh vẫn lo chu toàn cho ba người con ăn học thành tài, hai người con tốt nghiệp đại học và đi dạy, đứa út thì đang học năm cuối ngành kế toán ở TP.HCM. Anh tâm sự: “Để có được kết quả như ngày hôm nay, trong tôi luôn ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ “thương binh tàn nhưng không phế”, để vượt lên mọi khó khăn, thử thách. Trong tôi, tinh thần “quyết chiến quyết thắng” của người lính phải được vẹn nguyên ngay cả ở trong thời bình”.
Sự vất vả của công việc, sự hành hạ của vết thương do chiến tranh để lại và sự vô tình của thời gian đã khiến cho mái đầu người thầy thêm bạc… Những cống hiến, tâm huyết và lòng yêu nghề của người thầy giáo thương binh Đào Công Huyền thật đáng trân trọng.
Quốc Hùng
Nguồn: Hội Nhà báo Bến Tre
 
Lượt xem : 42489 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo